Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Bà cháu

Bà cháu

khaimokhaimo31/05/202400
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Bà cháu. (Ảnh minh họa: pexels)

1. Khi ba Ly mất, bà nội ôm lấy Ly, nước mắt trào ra từ hai hố mắt sâu thẳm, mờ đục. Vai Ly đẫm nước. Lạnh toát. Thế là hết! Hỡi lá xanh rụng trước lá vàng!
Má Ly mất lúc Ly tròn ba tuổi. Ba Ly ở vậy nuôi con và mẹ già.
Xích lô, rượu, xì ke… đã giết chết ba Ly. Bà nội và Ly sống sao đây?
“Con dắt nội đi bán vé số”.
Một mù lòa, một bé tong teo vừa bán, vừa xin.
Đói.
Rách.
“Nhưng lúc nội chết, bán ai mua?”
“Thôi con ạ, phải đi học lấy cái chữ, cái khôn để độ lấy thân”- bà bảo Ly.
Thế là Ly đến trường. Ly đã học tới lớp ba. Ly vẫn bé tí như cái kẹo.

2. Có một dạo, tự nhiên Ly giở chứng. Nó không dắt bà đi bán buổi tối nữa. Đi học chiều về, Ly ăn vội ăn vàng, bỏ cả rửa đĩa chén, tót đi đâu mất.
Bà nội Ly sờ soạng đến cầu rửa, vừa rửa chén vừa lẩm bẩm một mình.
Khuya. Ly về. Bà hỏi. Ly ôm lấy bà, hôn lên khuôn mặt nhăn nheo cười khanh khách.

3. Bỗng một hôm, bà nắn túi áo cháu. Bàn tay người mù không đánh lừa bà: trong túi áo Ly có hai tờ năm mươi ngàn còn nguyên nếp.
Nỗi lo sợ khiến bà té ngã.
Bé Ly giật mình tỉnh dậy, chạy lại đỡ lấy bà nội.
– Nội ơi! Nội có làm sao không?
– Không, không hề chi…
– Nội ơi, nội có đau chỗ nào không?
– Có, chỗ này…
Bà xoè bàn tay. Hai tờ giấy bạc hắt ánh xanh lên khuôn mặt Ly.
Ly “á” lên một tiếng “Của con. Của con phải không nội?”
Bàn tay bà nội từ từ nắm lại.
– Ly! Nói cho nội hay: Con lấy tiền này ở đâu? Con lấy của ai?
Ly im lặng.
– Sao con không nói? Con lấy của ai? Trời ơi! Trời bắt tội con…
Bà oà khóc.
Ly mếu máo:
– Nội ơi, con không lấy của ai.
– Vậy con nhặt được? Vậy ai cho con?
– Con được thưởng.
– Được thưởng! Nhưng ai thưởng? Bà nuốt nước mắt, thở dài.
– Các thầy ở lớp học tình thương thưởng cho con mà.
– Nội không hiểu. Con kể nội nghe đi… Bà dỗ dành.
Ly kể thì thầm. Nó sợ người khác nghe thấy bí mật của hai bà cháu.
Đúng nhưng thế, buổi tối Ly tới lớp học tình thương do quận đoàn mở, nhằm giúp đỡ những trẻ nghèo. Trò được học miễn phí, được phát tập vở. Trò nào học giỏi lại còn được cấp học bổng nữa.
Sự tính toán trẻ thơ của Ly đã đúng. Nó ghi danh học lớp một. Nó đã là học sinh giỏi, được lãnh học bổng. Nó tin bằng cách này, cộng với tiền lời vé số mỗi buổi sáng, hai bà cháu sẽ sống qua ngày và nó sẽ học tới đại học.
Bà nội ôm Ly vào lòng, thì thầm với cháu.
Ly ngước mắt nhìn khuôn mặt bà.
Mắt bà ngấn nước, ngời lên như hai giọt sao xa…

4. Vâng lời bà nội, Ly đem số tiền học bổng trả lại cho lớp học tình thương.
Bây giờ, vào các buổi sáng hay buổi tối, trên các nẻo đường Tôn Đản, Xóm Chiếu, Bến Nhà Rồng hay những con hẻm tối tăm lầy lội như giăng mắc cửi của Quận 4, khi nào gặp một bé gái chừng mười tuổi dắt một bà lão mù bán vé số, bạn nhớ mua giúp một tấm nhé. Có thể, đó là hai bà cháu Ly đấy.

Nguyễn Quốc Văn

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Cô gái với căn bệnh tưởng chừng không thể chữa khỏi và chuyến đi thay đổi cuộc đời

24/11/2017

Sự tái sinh kỳ diệu của vị Bác sĩ, Tiến sĩ Trưởng Khoa tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy

05/06/2016
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?