Ấn tượng về việc “ngồi tiểu không phù hợp với đàn ông” đã ăn sâu vào trong tiềm thức của hầu hết chúng ta. Nhưng không phải đàn ông nào cũng thích hợp với tư thế tiểu đứng, có ba kiểu người nên chọn cách tiểu ngồi. (Tổng hợp)
Ấn tượng về việc “ngồi tiểu không phù hợp với đàn ông” đã ăn sâu vào trong tiềm thức của hầu hết chúng ta. Nhưng không phải đàn ông nào cũng thích hợp với tư thế tiểu đứng, có ba kiểu người nên chọn cách tiểu ngồi.
Đàn ông tiểu tiện với tư thế ngồi? Nghe thật lạ! Nhưng không chỉ ở Nhật Bản, mà nhiều đàn ông Đức cũng ngồi tiểu, đó là một điều hết sức bình thường.
Trên thực tế, nam giới có thể tiểu với tư thế ngồi, đối với nam giới dù ngồi tiểu hay đứng tiểu thì hầu như đều giống nhau. Hơn nữa, tư thế này cũng khá thuận tiện và không tạo ra bất kỳ sự cố nào đến cơ thể.
Mặc dù vậy, ấn tượng về việc “ngồi tiểu không phù hợp với đàn ông” đã ăn sâu vào trong tiềm thức của hầu hết chúng ta. Nhưng không phải đàn ông nào cũng thích hợp với tư thế tiểu đứng, có ba kiểu người nên chọn cách tiểu ngồi.
Đàn ông có nên ngồi tiểu hay không?
Trước hết, tư thế tiểu đứng đem lại một số bất tiện, chẳng hạn như tia nước đôi lúc “mất kiểm soát” và bắn nước xung quanh bồn cầu.
Nó cũng có thể bám lên quần gây ảnh hưởng đến sự tự tin của nam giới.
Mặt khác, nước tiểu bám lên bề mặt bồn cầu hay các vật dụng khác nếu không được làm sạch có thể sinh sôi nhiều vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn và người thân trong gia đình.
Nếu đứng ở góc độ này, đàn ông ở nhà có thể lựa chọn tư thế tiểu ngồi, vừa vệ sinh sạch sẽ, vừa giúp bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình.
Ba kiểu người nên ưu tiên tư thế ngồi tiểu
Nam giới trung niên và cao tuổi, các chức năng của cơ thể đều suy giảm nên khả năng co bóp của cơ cũng giảm theo.
Khi đứng tiểu, để đứng vững, các cơ vùng chậu sẽ bị co và căng quá mức làm cho cơ vòng của bàng quang không thư giãn được, dẫn đến hiện tượng tiểu tiện nhưng không tiểu hết.
Ngược lại, ngồi tiểu sẽ làm giãn cơ vòng bàng quang, từ đó giúp cơ thể loại bỏ hết nước tiểu còn sót lại ra ngoài.
Nhiều người trung niên và cao tuổi, đặc biệt là những người có bàng quang yếu, thường đứng tiểu, nhưng nước tiểu lại dễ rơi bám lên quần. Trong trường hợp này, bạn có thể thử ngồi tiểu, nó có thể làm giảm sự bất tiện.
Đối với nam giới bị gai cột sống, bất kể là cột sống lưng hay cột sống cổ, thực sự nên ngồi tiểu, bởi vì đứng tiểu sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, nhất là nam giới bị chấn thương cột sống, dễ tái phát chấn thương.
Ngồi tiểu có thể giảm áp lực lên cột sống, không những vậy, tư thế này còn giúp bạn tiểu kỹ hơn (thải hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài), vệ sinh hơn.
Có thể thấy rằng, ngoại trừ ba nhóm người nói trên, tư thế ngồi tiểu của nam giới nói chung có tác dụng chủ yếu là hợp vệ sinh hơn.
Thực ra, việc ngồi hay đứng tiểu không giới hạn ở nam hay nữ, miễn là bạn cảm thấy phù hợp với hoàn cảnh và tình huống của cá nhân, bạn có thể lựa chọn tư thế phù hợp. Chẳng hạn khi ở nhà, bạn có thể tiểu ngồi, nhưng khi ở ngoài, tại những nơi công cộng, nơi có nhà vệ sinh chung, bạn vẫn có thể tiểu đứng.
Theo Wang He từ Aboluowang
Bảo Vy biên dịch
NTD Việt Nam