Daisen là lăng mộ lớn nhất ở Nhật Bản và là một trong ba lăng mộ lớn trên thế giới, nhưng ai là chủ nhân của lăng mộ này vẫn luôn là một bí ẩn. Năm 2018, Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản đã phê duyệt cấp phép việc khai quật khảo cổ lăng Daisen. Vậy các nhà khảo cổ đã tìm thấy gì, và họ có thể giải mã được thân phận chủ nhân của ngôi mộ không?
Daisen Kofun- ngôi mộ cổ Nhật Bản
Có thể nói lăng mộ hoàng đế của các dân tộc và các quốc gia trong lịch sử mang những hình dạng phong phú khác nhau: cái to, cái nhỏ, cái thì hình dạng kim tự tháp, cái thì nguy nga, đồ sộ. Lăng mộ của hoàng gia Nhật vô cùng ấn tượng, khiến ai nhìn một lần cũng không thể quên được, bởi vì tạo hình của nó rất độc đáo. Nó giống như một chiếc ổ khóa khổng lồ với nước bao quanh, trong đó lỗ khóa lớn nhất ở gần Osaka, vốn nguyên là lăng mộ Mozu no Mimihara no naka no misasagi, hay còn gọi là lăng Thiên hoàng Nhân Đức (Thiên hoàng Nintoku). Dân gian thường gọi đây là Daisenryo Kofun, hay Daisen Kofun.
Kofun là một loại mộ phần cổ xưa nằm rải rác ở các quần đảo Nhật Bản. Ước tính chung chúng được xây dựng với số lượng hàng trăm ngàn từ thế kỷ thứ 3-6. Lăng mộ Daisen nằm ở thành phố Sakai, tỉnh Osaka của Nhật, là lăng mộ lớn nhất Nhật Bản và được xây vào thế kỷ thứ 5. Daisen, kim tự tháp Kufu và lăng Tần Thuỷ Hoàng được xem là ba lăng tẩm lớn trên thế giới. Vậy rốt cuộc chủ nhân của lăng mộ vĩ đại như Daisen này là ai? Sau bao năm ồn ào người ta vẫn chưa tìm ra câu trả lời, bởi vì khi ngôi mộ này được xây lên, Nhật Bản không có ghi chép lịch sử bằng văn tự để lại. Lịch sử sửa đổi chính thức sớm nhất còn được lưu tồn của Nhật Bản là cuốn “Nhật Bản thư ký”, được viết từ năm 681 đến 720, tức là phải 300 năm sau khi lăng mộ Daisen được xây dựng. Hơn nữa, lăng mộ này cũng không có văn mộ chí, bia mộ nên mọi người không biết rõ được đây là lăng mộ chôn cất ai.
Có người sẽ hỏi chẳng phải đi khai quật khảo cổ thực địa là sẽ biết sao? Tuy nhiên để thực hiện được điều này ở Nhật khá là khó khăn. Khi đó hoàng gia Nhật Bản là vương triều Hoa Cúc. Có thể nói đây là hoàng gia nắm quyền lực trong thời gian dài nhất thế giới và cũng là hoàng gia duy nhất tồn tại trong lịch sử Nhật. Lăng mộ Thiên Hoàng là tài sản của hoàng gia, và hiện cũng là tài sản quốc gia.
Ai là chủ nhân ngôi mộ Daisen?
Hiện có một số giả thiết liên quan tới chủ nhân của lăng mộ Daisen. Một là tuyên bố chính thức của Cơ quan Nội chính Hoàng gia của Chính phủ Nhật Bản, nói rằng Daisen là lăng mộ của Thiên Hoàng Nhân Đức (Thiên hoàng Nintoku) – vị Thiên Hoàng đời thứ 16 của Nhật.
Cơ quan nội chính Hoàng gia là cơ quan trong chính phủ Nhật Bản chịu trách nhiệm về các công việc của Thiên hoàng, Hoàng gia và Hoàng cung. Tuy nhiên, tuyên bố của cơ quan này có một thiếu sót lớn, đó là Thiên hoàng Nhân Đức là Thiên Hoàng thứ 16 trong truyền thuyết của Nhật Bản. Theo “Nhật Bản thư ký”, Thiên hoàng Nhân Đức thống trị Nhật Bản từ năm 313 – 399. Tuy nhiên thời gian cuốn sách lịch sử này được hoàn thành từ cuối thế kỷ thứ 7 tới đầu thế kỷ thứ 8. Còn thời gian Thiên Hoàng Nhân Đức thống trị lại từ trước khi có cuốn sách sử này 300 – 400 năm, nên có thể coi đó là thời đại truyền thuyết, chưa có sử sách.
Vì vậy, việc nói chủ nhân của lăng mộ Daisen là Thiên Hoàng Nhân Đức là dựa trên sự suy đoán từ những điều lịch sử qua truyền miệng và các câu chuyện, chứ không có chứng cứ khảo cổ chắc chắn.
Giả thuyết thứ hai cho rằng Daisen là lăng mộ của Từ Phúc. Ông là một phương sĩ, từng làm ngự y cho Tần Thủy Hoàng. Tương truyền rằng Tần Thuỷ Hoàng để Từ Phúc mang theo 3 ngàn đồng nam, đồng nữ đi ra biển Đông, tìm kiếm thuốc trường sinh. Kết quả ông đã đặt chân lên đất Nhật Bản. Nhờ vốn tri thức xuất chúng và kiến thức của mình, ông đã thu phuc được sự tín nhiệm và sùng bái của người dân nơi này, trở thành Thiên hoàng đầu tiên của Nhật, tức là Thiên hoàng Thần Vũ. Sau đó ông cũng không quay trở về triều Tần. Thế nhưng dòng thời gian của giả thuyết này không phù hợp. Bởi vì Thiên Hoàng Thần Vũ sống vào thời đại Xuân Thu của Trung Quốc, và vào giữa thế kỷ thứ bảy trở thành Thiên Hoàng Nhật Bản, sớm hơn thời của Từ Phúc trên 400 năm.
Còn có giả thuyết nực cười hơn cho rằng bên trong lăng Daisan chôn cất người ngoài hành tinh, nên hoàng gia và Cơ quan Nội chính của Nhật mới phải bảo mật nghiêm ngặt.
Phân tích kết cấu lăng mộ cổ Daisen
Trước hết, nhìn vào đặc điểm kiến trúc của lăng Daisen, phong thổ (chỉ ngôi mộ của hoàng đế, sau khi cải táng, đất được đắp thành một gò cao hơn mặt đất, rất to lớn và tráng lệ) có hình dạng giống ổ khoá, phía trước vuông, phía sau tròn. Nó dài 486m, chỗ rộng nhất 307m, nơi cao nhất 36m. Vị trí tròn của ổ khoá có đường kính 249m. Phong thổ của lăng tẩm có hình ổ khoá, có tất cả 3 tầng kết cấu, 3 hướng che chở thành hào. Hiện phía trên toàn bộ phong thổ mọc um tùm thực vật nên không còn nhìn ra hình dạng ban đầu của nó. Nếu loại bỏ các cây thực vật đi, thì hình dạng nguyên ban đầu sẽ có ba tầng cấu tạo như hình ảnh dưới đây:
Dọc theo cạnh của mỗi lớp, khu vực trung tâm của hình dạng lỗ tròn của lỗ khóa có đặt bức tượng nhỏ bằng gốm có tên là Haniwa, tượng là các hình con động vật như bò, ngựa… và cả tạo hình nhân vật như võ sĩ, còn có hình dạng căn nhà, đao kiếm…
Tại vị trí phong thổ hình vuông tiếp xúc với phong thổ hình tròn, hai bên đều kéo dài ra một cái bục hình chữ nhật. Nó được gọi là “tạo xuất”. Cửa vào lăng mộ ở ngay gần chỗ này.
Thời kỳ xây dựng Daisen Kofun ở Nhật Bản, mọi người sẽ dùng thuyền đỏ để vận chuyển quan tài tới nơi này để tiến hành nghi thức an táng, rồi sau đó lại đưa quan tài vào huyệt mộ mai táng. Vì vậy việc tạo ra kết cấu này đóng vai trò giống như bến cảng thông nối ra thế giới khác. Điều kỳ lạ là lăng Daisen có hai ‘tạo xuất’, do đó mọi người không biết được chủ nhân của ngôi mộ được đưa vào huyệt mộ từ bên nào. Lẽ nào một trong hai ‘tạo xuất’ là dành cho một vị chủ nhân khác của ngôi mộ? Vì vậy lăng Daisen có thể là nơi chôn cất chung. Trong khai quật khảo cổ thực sự thường phát hiện ra một hiện tượng như: trường hợp vợ chồng được chôn cất chung nhưng cùng mộ mà không cùng huyệt mộ. Đương nhiên hiện điều này vẫn chỉ là một phỏng đoán, cần phải đợi khảo cổ có thêm tiến triển mới thì mới có thể chứng minh được.
Năm 1872, khi Thiên hoàng Minh Trị đang tại vị, lăng Daisen từng bị lũ lụt phá hoại. Vị trí bị phá của lăng mộ nằm ở phần đáy của cấu tạo hình vuông ổ khoá, một kết cấu đá của mộ thất bị lộ ra. Bên trong mộ thất có một quan tài bằng đá khá lớn, nó cao 1,88m, dài 3,5m. Trên đỉnh quan tài còn có những người hầu bằng đá hình ống tròn dạng cái khiên. Vì vậy, từ tình huống này có thể suy đoán khả năng bên trong lăng Daisen có nhiều mộ thất.
Nói về cấu tạo bên ngoài, kích thước của phong thổ lăng Daisen dài và rộng hơn so với Đại Kim tự tháp Ai Cập. Các học giả ước tính khối lượng đất đá của nó vào khoảng 1,4 triệu m3; còn của đại kim tự tháp là 2,6 triệu m3. Vì thế, thể tích của phong thổ lăng Daisen hơn một nửa so với Kim tự tháp Ai Cập. Nhưng Kim tự tháp Ai Cập được làm bằng đá, khiến việc vận chuyển và khai thác thêm khó khăn, tác nghiệp thêm gian nan và lượng công việc thêm nhiều. So sánh về kích thước ba lăng mộ lớn nhất thế giới, phong thổ của lăng Tần Thuỷ Hoàng là lớn nhất – khoảng 3,5 triệu m3.
Vậy 1,4 triệu m3 đất đá là khái niệm như thế nào? Có học giả ước lượng rằng nếu dùng xe tải trọng lượng 5 tấn chỉ để vận chuyển đất, phải cần tới 562.300 chuyến mới đắp được phong thổ của lăng Daisen. Nếu dùng sức người để vận chuyển, mỗi ngày huy động 2.000 người, mỗi tháng tháng làm 25 ngày, thì cần ít nhất 15 năm 8 tháng mới hoàn thành đổ đất cho phong thổ.
Thông thường huyệt mộ càng to thì phong thổ càng cao, càng to. Cũng có trường hợp chủ ngôi mộ rất khiêm tốn, mộ thất rất to nhưng phong thổ rất nhỏ hay thậm chí hoàn toàn không có, chỉ đổ đất đào lên để không làm lộ ngôi mộ. Cũng có chủ nhân ngôi mộ đặc biệt thích khoa trương, mộ thất thực sự thì rất nhỏ, nhưng nhất quyết làm cho phong thổ rất to.
Hiện người ta vẫn chưa biết rõ cấu tạo bên trong mộ thất Daisen, nhưng dựa trên cấu trúc của các lăng mộ Thiên hoàng Nhật Bản khác đã bị đào trộm, vật khổng lồ – gò đất đắp bên trên mộ này, có lẽ là một vật đặc trưng hoành tránh, còn ngôi mộ thật phía dưới chắc cũng không lớn như vậy.
Ví như ngôi mộ chung của nữ Thiên hoàng Suiko của Nhật Bản cùng con trai của bà vào giữa thế kỷ thứ sáu có gò phong thổ nhìn xem ra rất hoành tráng, với chiều dài 40m, rộng 27m, nhưng mộ thất bên dưới lại rất nhỏ. Chiều dài của hai ngôi mộ thất chỉ khoảng 7m cùng với lối đi trong mộ dài 17m, chiều rộng chỉ khoảng 3,5m. Bên trong mộ chỉ có quan tài và một ít đồ tuỳ táng. Loại mộ thất nhỏ này tương phản rõ nét với những lăng mộ xa hoa của các hoàng đế Trung Quốc thời Tần Hán.
Lăng hoàng đế Trung Quốc thời Tần Hán đều là những mộ to với hình chữ thập, có hai lối đi trong mộ rất dài. Ví dụ như lăng Tần Thuỷ Hoàng, hiện người ta đã phát hiện ra địa cung bên dưới phong thổ dài khoảng 80m, rộng 40m, cao 15m, ngoài ra còn có mái của cung điện lớn ở trên đỉnh của địa cung. Xung quanh địa cung còn có cả tường thành, các công trình phụ như tháp canh… Vì vậy, toàn bộ kết cấu phong thổ trên dưới, địa cung thêm lối đi trong mộ, có độ dài 260m, rộng 160m. Không gian to như vậy ở dưới lòng đất nên dĩ nhiên đặt được vô số vật phẩm tuỳ táng.
Trong khi mọi người đang phỏng đoán về thân phận của chủ nhân lăng mộ Daisen, thì vào tháng 10 năm 2018, Cơ quan Nội chính Hoàng gia của Nhật Bản đột nhiên phê chuẩn cho các chuyên gia khảo cổ được phép tiến hành khai quật khảo cổ lăng mộ này. Điều này quả là một tin vui bất ngờ với giới khảo cổ của Nhật Bản.
Khảo cổ lăng mộ Daisen
Thực ra, Cơ quan Nội chính Hoàng gia bất đắc dĩ cũng đành phải cấp giấy phép này, bởi vì họ muốn đăng ký cho lăng Daisen trở thành di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên tổ chức UNESCO yêu cầu cần phải cung cấp thông tin chính xác về lăng mộ này như: chôn cất ai, chi tiết những vật phẩm tuỳ táng ở bên trong mộ… Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật lại không đưa ra được bất kỳ chứng cứ xác đáng nào, nên đành phải đồng ý cho phép khai quật khảo cổ lăng mộ Daisen.
Cuộc khai quật này đã gây chấn động cả nước Nhật. Năm 2018, việc khai quật chính thức bắt đầu, những văn vật đầu tiên được tìm thấy khiến các chuyên gia không cất nên lời bởi vì chúng trông không giống như được làm ở Nhật. Một phân tích so sánh cho thấy, hóa ra chúng là các vật phẩm từ thời lưỡng Tấn ở Trung Quốc. Hơn nữa cấu tạo của lối đi lăng mộ khá tương đồng với phong cách lăng mộ thời kỳ lưỡng Tấn của Trung Quốc. Vì thế các nhà khảo cổ bối rối tự hỏi liệu đây có thực là mộ của Thiên Hoàng Nhân Đức của Nhật không. Dĩ nhiên không thể vì một chút phát hiện bất ngờ như vậy mà cho rằng ngôi mộ không phải là của Thiên Hoàng Nhật Bản. Bởi vì thời gian trị vì của Thiên Hoàng Nhật Bản từ năm 313 đến năm 399 thực sự nằm trong thời kỳ lưỡng Tấn từ năm 265 tới năm 420.
Nhưng một chút phát hiện đó xác thực đã đủ để loại bỏ suy đoán rằng Từ Phúc là chủ nhân của ngôi mộ. Bởi vì Từ Phúc phải thực sự tìm ra được tiên dược trường sinh bất lão, thì mới có khả năng đặt chân lên đất Nhật Bảo vào thời đại triều Tần, rồi mới được chôn cất vào thời đại lưỡng Tấn.
Vậy tại sao phần nhiều các văn vật khai quật được ở lăng mộ Daisen lại là đồ được chế tác của Trung Quốc, thiết kế trong mộ lại cũng là phong cách Trung Quốc. Dự đoán có khả năng nhất là Thiên hoàng rất thích đồ chế tác của Trung Quốc vì chúng rất cao cấp. Vào thời lưỡng Tấn, Trung Quốc tiêu thụ các vật phẩm xa xỉ mạnh hơn các khu vực xung quanh khác rất nhiều. Do đó Thiên hoàng nhập khẩu hàng xa xỉ của Trung Quốc, cho làm mô phỏng theo thiết kế của lăng hoàng đế Trung Quốc, hoặc thuê người thiết kế của Trung Quốc để thiết kế lăng mộ cho mình. Những giả thiết này đều có thể xảy ra. Do vậy, nói rằng lăng Daisen là lăng mộ của Thiên hoàng Nhân Đức, thì vẫn có khả năng là thực.
Ngoài ra, nhóm khảo cổ Nhật Bản còn cung cấp phát hiện mới, đó là lăng mộ hình ổ khoá này có thể là nơi mai táng ba nhân vật rất hiển hách. Thứ tự địa vị cao thấp của ba người này được xếp bắt đầu từ vị trí hình tròn ổ khoá và đi dần xuống dưới, vị trí phía trên là cao quý nhất, phía dưới là thấp nhất. Như đã nói tới ở trên, phần mộ thất phía dưới từng trải qua thiên tai vào thời Thiên hoàng Minh Trị, nên một kết cấu đá của mộ thất bị lộ ra. Hiện nay mộ thất ở giữa và trên đỉnh vẫn còn là bí ẩn. Phát hiện này đã giải thích nghi vấn tại sao lăng mộ này có hai ‘tạo xuất’, nó giống như căn hộ cao cấp, mỗi tầng được sở hữu độc quyền, thang máy độc quyền đi trực tiếp đến tầng riêng của họ. Nhưng phát hiện hiện tại vẫn chưa thể xác nhận danh tính của bất kỳ chủ ngôi mộ nào.
Có người thắc mắc tại sao lăng mộ phải làm hình ổ khó với phía trước vuông và phía sau tròn, nếu ở mặt đất sẽ hoàn toàn không nhìn ra hình dạng này, phải quan sát từ trên cao mới thấy được toàn bộ diện mạo của nó. Vậy hình dạng này có ý nghĩa đặc biệt gì?
Nhà nghiên cứu văn minh Jason Martell cho biết vào thời đó hình ổ khoá có thể mang ý nghĩa đại biểu cho điều gì đó rất thần thánh, nên phong thổ của lăng mộ được thiết kế hình dáng đó, giống như một đài kỷ niệm thần thánh, cộng thêm với thành hào bảo vệ. Nhìn từ trên cao xuống, nó chính là một tượng đài bia mộ lớn. Ngoài ra, người Nhật Bản tin rằng Thiên Hoàng được Amaterasu (nữ Thần mặt trời, được xem là thuỷ tổ của dòng dõi Hoàng gia Nhật Bản) phái tới, là con cháu của Thần. Vì vậy đài kỷ niệm được sắp đặt hướng lên bầu trời cũng khá hợp lý, nó là để cho Thần trên trời nhìn.
Martell còn phát hiện Thần mặt trăng Khonsu của Ai Cập cũng sử dụng pháp khí hình ổ khoá. Ngoài ra năm 2016, trong một bức ảnh HD chụp sao Hoả cũng xuất hiện địa hình dạng ổ khoá giống với hình dạng của lăng mộ Daisen. Do đó hình dạng này thực sự có tồn tại ở hành tinh bên ngoài trái đất. Nó có thể ẩn chứa tín tức nào đó nên mới được con người thu nạp, sử dụng tạo hình đặc biệt này để kiến tạo lăng mộ Thiên hoàng cao cấp nhất.
Việc khai quật lăng mộ Daisen hiện vẫn đang diễn ra, chúng ta hi vọng sẽ có thêm những phát hiện mới và tiết lộ rõ chân tướng thân phận của chủ nhân lăng mộ. Nhưng năm 2019, UNESCO đã phê chuyển đơn đăng ký của Nhật Bản, chấp nhận Daisen Kofun là di sản văn hoá nhận loại của thế giới. Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật cho phép khai quật khảo cổ cũng đã đạt được mục đích, nên rất khó nói liệu công cuộc khảo cổ này có thể đi được bao xa nữa.
Theo Wenzhao
Minh An biên dịch
Bạn bình luận gì về tin này?
NTD Việt Nam