Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Bốn người phụ nữ nhìn xa trông rộng nhất trong Hồng Lâu Mộng

Bốn người phụ nữ nhìn xa trông rộng nhất trong Hồng Lâu Mộng

khaimokhaimo02/12/202300
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Nội dung
  1. Tần Khả Khanh: Có tầm nhìn xa trộng rộng 
  2. Giả Nguyên Xuân: Hiếu hiền tài đức
  3. Giả Thám Xuân: Cánh mày râu cũng khó so bì
  4. Kim Uyên Ương: Kiên cường khí khái 
Click Đọc
 
 

Trong “Hồng Lâu Mộng”, các nữ nhi khuê các không chỉ có vẻ ngoài xinh đẹp mà còn tài hoa uyên bác, có năng lực gánh vác, thậm chí đôi khi còn mạnh mẽ hơn cả đấng mày râu. Trong đó phải kể đến bốn cô gái có tầm nhìn xa trông rộng: Tần Khả Khanh, Giả Nguyên Xuân, Giả Thám Xuân, và Kim Uyên Ương.

Tần Khả Khanh: Có tầm nhìn xa trộng rộng 

Tần Khả Khanh là một trong 12 cô gái đứng đầu bảng Kim Lăng, nhưng cũng là người ra đi sớm nhất. Trong những năm thịnh vượng của gia tộc họ Giả, Tần Khả Khanh luôn giữ mình tỉnh táo trước cảnh phú quý vinh hoa, vẫn lo trước về lúc suy tàn, sau khi lâm chung đã báo mộng cho Vương Hy Phượng. Tần Khả Khanh nói: 

“Có đạo lý rằng: ‘Khổ tận cam lai’, vinh nhục từ trước đến nay đều vòng đi vòng lại, đó không phải là chuyện mà con người có thể chi phối. Vì thế, trong lúc vinh quang phải tính toán cho lúc bần hàn, như thế mới có thể bảo tồn được sự toàn vẹn lâu dài”.

Tần Khả Khanh không chỉ nhận ra quy luật tự nhiên: “Trăng tròn thì khuyết, nước đầy thì tràn”, mà còn đưa ra phương sách cụ thể. Đó chính là tận dụng sự giàu có của ngày hôm nay để thiết lập nhiều điền trang và nhà cửa gần phần mộ tổ tiên, đồng thời mời thầy về dạy cho con cháu. Bởi vì khi con người ta mất đi, mọi thứ đều không còn, chỉ có sản nghiệp tổ vẫn còn lưu truyền mãi mãi. Do đó, dù tương lai có suy tàn xuống dốc thì con cháu vẫn có thể về nhà đọc sách làm nông, dù có thụt lùi đến thế nào cũng phải bảo đảm việc thờ cúng tổ tiên được duy trì. 

Trong “Hồng Lâu Mộng”, dường như chỉ riêng Tần Khả Khanh là nhìn xa trông rộng như thế. Chỉ tiếc là nàng tài hoa đoản mệnh, nếu không thì trong Giả phủ, còn ai có thể suy nghĩ sâu xa hơn đây?

Giả Nguyên Xuân: Hiếu hiền tài đức

Giả Nguyên Xuân có khí chất của một bậc quý phi, mang đến vinh hoa phú quý cho gia tộc họ Giả. Sau khi Giả phủ xây dựng khu vườn Đại Quan tráng lệ, cô trở về thăm nhà giữa những ngày phồn hoa hưng thịnh. Nhưng cô không bị lóa mắt bởi vinh hoa phú quý, mà là một người vô cùng tỉnh táo rõ ràng.

Nguyên Xuân luôn nhắc nhở mọi người phải cần cù tiết kiệm, đừng quá xa xỉ phung phí, rồi lại cách mành rơi lệ mà nói với cha rằng: “Mặc dù ruộng đất và nhà cửa, muối gạo và vải vóc có thể mang đến niềm vui, nhưng phú quý của ngày hôm nay dù là cực đỉnh, thì bữa ăn đầy thịt cuối cùng lại không mang đến niềm vui”. Lúc chia tay, nàng lại càng khẩn thiết cảnh báo: Dẫu nhận được đặc ân của ông Trời thì cũng nên tiết kiệm, không thể phung phí xa hoa. 

Giả Nguyên Xuân vì sự hiền hiếu và tài đức của mình mà được nhập cung, lại được phong là Hiền Đức phi. Điều này chứng minh cô được Hoàng đế sủng ái không phải vì nhan sắc, mà là vì đức hạnh. Cô từ nhỏ đã đọc sách thánh hiền, hiểu biết các lễ nghi, cũng là người ân cần dạy dỗ và kèm cặp Bảo Ngọc, nên tự nhiên cũng có tầm nhìn xa trông rộng.  

Giả Thám Xuân: Cánh mày râu cũng khó so bì

Giả Thám Xuân là cô gái có khí phách nam nhi nhất trong Hồng Lâu Mộng, từng luôn cảm thấy hối tiếc về thân phận nhi nữ của mình. Cô nói: Nếu tôi là đàn ông thì tôi đã có thể ra ngoài lập nghiệp. Nhưng đáng tiếc tôi lại là phụ nữ, nên tài hoa cũng chẳng phát huy được. 

Khi kê biên tài sản của Đại Quan Viên, Giả Thám Xuân vô cùng căm phẫn tát Vương Thiện Bảo một cái rồi nói: “Chúng ta từ từ tìm hiểu, có thể thấy một gia tộc lớn như thế này nếu bị giết từ bên ngoài thì trong một khoảng thời gian không chết được. Người xưa có câu: ‘Bách túc chi trùng, tử nhi bất cương’ (hàng trăm con sâu ở chân, chết mà không ngã), tất phải là từ bên trong tự giết, tự diệt mới thất bại thảm hại”. Vừa nói cô vừa rơi nước mắt.

Giả Thám Xuân không khóc vì bản thân mình mà là vì lo cho vận mệnh của cả gia tộc. Cô dũng cảm kiên cường trước gian nan cực khổ, luôn luôn bảo vệ lợi ích và nhân phẩm cho cả nhà họ Giả, nên khi chứng kiến cảnh Giả phủ suy tàn cô không khỏi xót xa rơi lệ.

Kim Uyên Ương: Kiên cường khí khái 

Trong những gia nhân của Hồng Lâu Mộng có một vài nữ tỳ có kiến thức sâu rộng. Những người mang thân phận là kẻ hầu người hạ, rất nhiều trong số họ không được đi học, chưa từng đọc sách, cũng không biết chữ, nên cũng không tránh khỏi những hạn chế và kiến thức hạn hẹp. Nhưng Uyên Ương là một trong số ít những người có đầu óc minh mẫn.

Sự tỉnh táo của Uyên Ương nằm ở chỗ cô không chịu khuất phục trước việc Giả Xá lạm dụng quyền uy, nên cô đã từ chối yêu cầu của Giả Xá và Hình phu nhân, có chết cũng không làm tiểu thiếp. Uyên Ương không phải vì chê Giả Xá cao tuổi và muốn cưới một thiếu gia công tử, mà là cô thấu suốt cái kết quả bi ai của thân phận làm vợ bé.

Khi chị dâu của cô đến nói “có chuyện vui to bằng trời”, Uyên Ương đã nổi giận mắng: “Chuyện gì hay? Chuyện con khỉ ăn gừng! Chuyện gì mừng? Chuyện ông huyện về quê! Thảo nào ngày thường các người cứ thèm thuồng bọn a hoàn nhà khác được làm bà trẻ, để cả nhà cậy thế làm càn, cả nhà đều được làm bà trẻ! Thấy thế là các người nóng mắt lên, chực đẩy tôi vào lò lửa. Nếu tôi đắc thế, các người ở ngoài tha hồ ngang tàng làm bậy, tự phong cho mình là ông cậu. Nếu tôi không ra gì, gặp lúc thất thế, các người sẽ rụt cổ lại, sống chết bỏ mặc tôi”.

Uyên Ương cũng nói với Bình Nhi: “Những gì các người tự làm đều có kết quả, tương lai đều là Dì của người khác rồi. Theo như tôi thấy, những chuyện trong thiên hạ không phải lúc nào cũng hài lòng, vừa ý. Các cô nên thả mà thu, đừng thắt lại quá đáng”. Xem ra Uyên Ương rất hiểu đạo lý vui quá hóa buồn, phúc họa nương tựa vào nhau. Điều này thật khác biệt với những nữ gia nhân khác, hoặc là chịu đựng số phận, hoặc chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt.

Nhìn chung, số phận của những cô gái trong Hồng Lâu Mộng khá sầu bi, người phải ôm hận đến cuối đời, người thì qua đời vì bạo bệnh, người lại tha hương nơi đất khách… Tuy số phận của họ có éo le bi đát thế nào, thì cuối cùng vẫn để lại trong lòng chúng ta một hình tượng trong trẻo như ngọc, một tuổi xuân rực rỡ mộng lầu hồng.

Nguồn: DKN

Vạn Điều Hay

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Hành trình chữa bệnh sỏi thận của tôi

21/12/2022

Chia Sẻ khỏi bệnh Viêm Đa Khớp Cấp không mất đồng nào, tâm tính đề cao, cuộc sống Hạnh phúc

09/07/2018
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?