Chúng ta đều biết rằng người bụng to dễ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não, gan nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường. Nhưng ít ai ngờ rằng bụng to cũng liên quan đến khả năng xử lý của não bộ. (Pexels)
Chúng ta đều biết rằng người bụng to dễ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não, gan nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường. Nhưng ít ai ngờ rằng bụng to cũng liên quan đến khả năng xử lý của não bộ.
Mối liên hệ giữa béo bụng và não
Vào tháng 1 năm 2022, các nhà nghiên cứu đã công bố một kết quả quan trọng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, chỉ ra rằng: sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu như yếu tố nguy cơ tim mạch, trình độ học vấn và tổn thương mạch máu não, hàm lượng mỡ trong cơ thể (đặc biệt là hàm lượng mỡ nội tạng) vẫn có mối tương quan tích cực đáng kể với suy giảm nhận thức.
Nghiên cứu kéo dài 8 năm với 9,189 đối tượng ở Canada. Trong đó, các nhà khoa học loại trừ những bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng về bệnh tim mạch và mạch máu não (bao gồm cả đột quỵ, bệnh động mạch vành, suy tim và các bệnh tim khác). Hàm lượng chất béo trong cơ thể của các đối tượng được phân tích và đánh giá thông qua chụp cộng hưởng từ (MRI). Về chức năng nhận thức, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá toàn diện thông qua bài kiểm tra thay thế ký hiệu chữ số và thang đánh giá nhận thức Montreal.
Nghiên cứu cho thấy cứ tăng 9,2% tỷ lệ mỡ trong cơ thể hoặc 36ml mỡ nội tạng, chức năng nhận thức sẽ lão hóa thêm một năm. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy việc giảm mỡ rất quan trọng để duy trì chức năng nhận thức.
Vào tháng 4 năm 2023, một nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet cũng cho ra kết quả tương tự: Bụng càng to thì não càng kém thông minh!
Nghiên cứu này tập trung vào gần 10.000 người châu Á, cho thấy lượng mỡ nội tạng và chỉ số BMI tăng lên có liên quan đến sự suy giảm nhận thức.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của 8,769 người và ghi lại các chỉ số trao đổi chất cũng như dữ liệu nhận thức của họ. Trong nghiên cứu này, BMI>27,5 được xác định là béo phì. Thống kê cho thấy khoảng 23,3% người bị béo phì và 12% có chỉ số BMI thậm chí vượt quá 30.
Sau khi loại trừ các tình trạng khác nhau, người ta đảm bảo rằng hàm lượng mỡ trong cơ thể là một trong những yếu tố dự báo độc lập về chức năng nhận thức. Phân tích cho thấy, có mối liên hệ nhân quả giữa việc tăng mỡ nội tạng và chỉ số BMI với tình trạng suy giảm hiệu suất nhận thức.
Cụ thể, cứ tăng 0,27kg mỡ nội tạng thì khả năng nhận thức sẽ giảm đi, tương đương với độ tuổi nhận thức bị suy giảm 0,7 năm.
Vì vậy, giảm cân có một lợi ích mới: Có thể trì hoãn quá trình lão hóa não và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ!
Tại sao chất béo nội tạng ảnh hưởng đến hiệu suất nhận thức?
Nghiên cứu cho thấy cơ chế có thể khiến mỡ nội tạng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức là: mô mỡ nội tạng, với tư cách là một cơ quan nội tiết, giải phóng nhiều chất trung gian gây viêm. Các chất trung gian gây viêm có thể vượt qua hàng rào máu não, can thiệp vào chức năng bình thường của tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến trí nhớ cũng như khả năng học tập.
Ngoài ra, béo phì còn liên quan mật thiết đến rối loạn chuyển hóa. Ví dụ, tình trạng kháng insulin và bất thường về hormone mỡ, tác động tổng hợp của những điều kiện bất thường này, tác động tiêu cực đến cấu trúc và chức năng của não, dẫn đến sự suy giảm nhận thức.
Mỡ nội tạng chủ yếu tồn tại ở khoang bụng, xung quanh và bên trong các cơ quan như gan, tuyến tụy, dạ dày, ruột… Biểu hiện rõ ràng của nó là béo bụng. Hầu như tất cả mọi người đều sẽ tích tụ một ít mỡ ở bụng khi ngồi, đây có phải là béo bụng không?
Theo đặc điểm phân bố mỡ trong cơ thể, béo phì có thể được chia thành béo phì ngoại vi và béo bụng.
Béo phì ngoại vi trực quan hơn. Bạn có thể nhìn thoáng qua và nhận biết người đó đang béo phì, trong khi béo bụng tương đối ít rõ ràng.
Một số người cho rằng mình không thừa cân, chân tay không mập nên chắc chắn không bị béo phì, nhưng rất có thể bạn đang bị béo bụng.
Tỷ lệ eo-hông (Tỷ lệ eo-hông, WHR = chu vi vòng eo (cm) / chu vi hông (cm)) có thể xác định liệu bạn có bị béo bụng hay không. Theo đó, WHR>1.0 là béo bụng. Vì vậy, ngay cả khi cân nặng của bạn ở mức bình thường, bạn vẫn có thể bị béo bụng do tỷ lệ eo/hông quá lớn.
Béo bụng nguy hiểm như thế nào?
Nghiên cứu cho thấy béo bụng với lượng mỡ nội tạng dư thừa ngoài ảnh hưởng đến khả năng nhận thức còn có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến cột sống thắt lưng, bệnh xơ vữa động mạch và cao huyết áp, làm tăng gánh nặng cho tim, có nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư, ngoài ra không thể bỏ qua vấn đề tâm lý do béo bụng gây ra.
Người béo phì thường tự ti, những lời chế giễu, phán xét thường khiến họ lo lắng và sợ hãi khi giao tiếp xã hội. Trường hợp nghiêm trọng, cá nhân sẽ bị trầm cảm, thậm chí mắc các bệnh tâm lý và tâm thần nghiêm trọng.
Nghiên cứu cho thấy cường độ tập luyện có thể tác động đến mỡ bụng. Các bài tập cường độ cao sẽ kích thích mỡ bụng hiệu quả hơn. Do đó, các bài tập cường độ cao (chẳng hạn như bơi lội, nhảy dây…) được khuyến khích hơn so với các bài tập cường độ trung bình đến thấp (như đi bộ nhanh, chạy bộ…).
Theo Wang He – Aboluowang
Bảo Vy biên dịch
NTD Việt Nam