Cà rốt là một trong những loại rau củ chứa nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như chất β-caroten, có tác dụng cải thiện thị lực. (Unsplash)
Cà rốt là một trong những loại rau củ chứa nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như chất β-caroten, có tác dụng cải thiện thị lực. Tuy nhiên, cà rốt tương đối cứng và có thể mất nhiều dinh dưỡng nếu phương pháp nấu không phù hợp.
Thực tế, có một số biện pháp để giúp giữ tối đa chất dinh dưỡng trong loại củ này.
Cà rốt có nhiều lợi ích sức khỏe hơn là chỉ bảo vệ mắt
Ngoài beta-caroten, cà rốt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali và chất xơ, một số chất dinh dưỡng chính và chức năng của chúng như sau:
- Kali: Giúp loại bỏ natri (muối) trong cơ thể, ngăn ngừa co cơ và tăng huyết áp.
- Chất xơ: Ức chế hấp thu cholesterol và sự tăng nhanh đường huyết sau bữa ăn.
- β-caroten: Là dưỡng chất chuyển hóa vitamin A, giúp mắt, da và niêm mạc khỏe mạnh.
- Vitamin C: Có đặc tính chống oxy hóa và giúp cơ thể sản xuất collagen.
- Folic acid: Hoạt động cùng với vitamin B12 để thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu và sinh tổng hợp protein.
5 mẹo giúp cà rốt giàu dinh dưỡng hơn
Ăn cà rốt như thế nào để có đủ dinh dưỡng và giữ được hương vị thơm ngon, dưới đây là một số bí quyết:
Ăn cà rốt còn nguyên vỏ
Vì vỏ cà rốt chứa nhiều chất xơ giúp giảm táo bón và no lâu, cũng như beta-caroten, vitamin có tác dụng giúp da và mắt khỏe mạnh, nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên dùng cà rốt cả vỏ khi nấu ăn.
Không ít người có thói quen gọt vỏ cà rốt và chiên giòn, thêm dầu mè, hạt tiêu và các gia vị khác. Điều này cũng giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo.
Quan trọng: Khi xử lý cà rốt còn nguyên vỏ, nếu nhận thấy vỏ bị bẩn hoặc mọc mầm, bạn có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ lớp vỏ đó.
Cà rốt nấu chín sẽ ngon hơn
Nhiều người nghĩ rằng một số loại rau, bao gồm cả cà rốt, sẽ bổ dưỡng hơn khi ăn sống, nhưng theo một nghiên cứu được công bố trên Journal of Food Science and Technology, cà rốt nấu chín bổ dưỡng hơn cà rốt sống.
Nấu chín cà rốt giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ β-caroten hơn, đặc biệt ăn cà rốt đã nấu chín cả vỏ có thể tối đa hóa dinh dưỡng.
Ngoài ra, chất dinh dưỡng β-caroten trong cà rốt là chất béo hòa tan, khi nấu với dầu ăn cũng sẽ tăng tỷ lệ hấp thụ.
Nấu chín trước khi sử dụng
Cà rốt đặc và nhiều tinh bột hơn so với nhiều loại rau khác, nên nó có thể tiêu tốn nhiều thời gian để nấu hơn. Do đó khi kết hợp với các loại rau khác trong món ăn hàng ngày, bạn có thể nấu chín cà rốt trước.
Cách làm cụ thể tùy theo từng món ăn, thông thường có 3 cách là luộc, hấp hoặc hầm sẽ giúp món ăn ngon hơn và tiết kiệm thời gian nấu nướng.
Tăng cường hương vị cà rốt
Cà rốt đã sơ chế trộn với một ít dầu, muối và hạt tiêu, đảo đều trên lửa. Sau đó, bạn có thể cất cà rốt vào tủ lạnh và tái sử dụng trong tương lai. Bằng cách này, bạn dễ dàng thưởng thức một món ăn ngon chỉ trong vài phút.
Xử lý củ cà rốt trông kém sắc
Cà rốt bảo quản lâu ngày dễ bị mềm hoặc có một ít nấm mốc, nếu vấn đề không nghiêm trọng thì không nhất thiết phải vứt đi.
Đối với cà rốt hơi mềm, bạn có thể rửa lại bằng nước lạnh và để một thời gian cho cà rốt khôi phục lại độ căng mọng nhất định.
Nếu có một ít nấm mốc trên cà rốt, bạn có thể loại bỏ bằng cách cắt ít nhất một inch bên dưới và xung quanh nó, phần còn lại có thể nấu bình thường.
Những bí quyết khác:
- Lá cà rốt cũng rất bổ dưỡng, có thể sử dụng trong nấu ăn.
- Thêm cà rốt vào súp. Vì vitamin C trong cà rốt là vitamin tan trong nước, nên thêm cà rốt vào canh có thể giảm bớt sự thất thoát chất dinh dưỡng.
- Hấp cà rốt. Hấp cà rốt có thể ngăn ngừa mất dinh dưỡng và tăng lượng vitamin A, vitamin K và kali. Hấp cà rốt cũng là một phương pháp nấu ăn ít chất béo.
- Cho cà rốt vào lò vi sóng. Lò vi sóng rất tiện lợi, nhưng theo NPR, cà rốt chứa các khoáng chất vi lượng từ đất, có thể gây ra tia lửa điện trong lò vi sóng. Trường hợp nặng thậm chí có thể phát nổ.
Hai mẹo bảo quản cà rốt
Nếu bạn không thể ăn hết cà rốt đã mua, có hai cách để bảo quản chúng.
● Làm lạnh
Cà rốt có thể để được khoảng 2-3 tuần mà độ tươi ít thay đổi nếu làm đúng cách.
Cách làm: Trước tiên rửa thật sạch cà rốt, sau đó dùng giấy ăn lau sạch nước, sau đó dùng giấy ăn hoặc giấy báo bọc từng củ lại, cho vào túi ni lông buộc kín, sau đó xếp cà rốt thẳng đứng vào ngăn rau củ của tủ lạnh.
Lưu ý rằng cà rốt không ưa ẩm, khi bọc cà rốt bằng giấy ăn hoặc giấy báo, nhớ tách từng củ một. Nếu cà rốt để trong tủ lạnh bị ẩm, hãy lau sạch nước rồi bọc lại và cho vào tủ lạnh.
● Đông lạnh
Đông lạnh đúng cách sẽ giúp cà rốt có thời hạn sử dụng lâu hơn.
Cách làm: Rửa kỹ cà rốt, lau khô bằng giấy ăn, cắt thành các phần vừa ăn để dễ nấu, cho vào túi bảo quản có khóa kéo và đặt càng phẳng càng tốt. Cuối cùng cho vào ngăn đá tủ lạnh.
Theo The Epoch Times tiếng Trung
Hoàng Tuấn biên dịch
Bạn bình luận gì về tin này?
NTD Việt Nam