Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Vaccine, tất cả các biến thể của COVID-19, bao gồm cả Omicron, đều có khả năng kháng lại các kháng thể do vaccine tạo ra, nghĩa là chúng ít phản ứng hơn với vaccine. Tuy nhiên, khả năng kháng cự này có thể khắc phục tạm thời bằng cách tiêm thêm các mũi ngừa COVID-19. (Getty Images)
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Vaccine, tất cả các biến thể của COVID-19, bao gồm cả Omicron, đều có khả năng kháng lại các kháng thể do vaccine tạo ra, nghĩa là chúng ít phản ứng hơn với vaccine. Tuy nhiên, khả năng kháng cự này có thể khắc phục tạm thời bằng cách tiêm thêm các mũi ngừa COVID-19.
Các tác giả nghiên cứu viết: “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy phản ứng nAb (kháng thể trung hòa) do vaccine gây ra có độ bền tương đối kém”.
Kháng thể trung hòa là kháng thể mà cơ thể tạo ra để ngăn chặn virus – trong trường hợp này là SARS-CoV-2 – xâm nhập và lây nhiễm vào tế bào.
Trong nghiên cứu, kháng thể được thu thập từ những người đã tiêm ba liều vaccine mRNA COVID-19, bao gồm hai mũi tiêm chính và một mũi tiêm nhắc lại.
Sau đó, người ta quan sát các kháng thể được thu thập sau liều thứ hai và thứ ba để xem chúng hoạt động như thế nào trước các biến thể COVID-19. Sau liều thứ ba, khả năng đề kháng do vaccine tạo ra với các kháng thể có dấu hiệu giảm nhẹ.
Tác dụng trung hòa tạm thời
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Louisiana đã theo dõi 16 người không bị nhiễm bệnh trong hơn 420 ngày và so sánh kháng thể của họ với virus COVID-19, cả trước và sau tiêm chủng, theo chu kỳ hàng tuần và hàng tháng.
Những người tham gia đã được tiêm ba liều vaccine mRNA COVID-19 đơn trị, chứa biến thể Vũ Hán ban đầu.
Các kháng thể được thu thập ba tuần sau liều thứ hai và thứ ba có tác dụng vô hiệu hóa mạnh mẽ đối với biến thể COVID-19 ban đầu ở Vũ Hán.
Tuy nhiên, những kháng thể trung hòa này nhanh chóng suy giảm. Sau bốn tháng kể từ liều thứ hai và sáu tháng sau liều thứ ba, nồng độ kháng thể trung hòa đã giảm trở lại mức như trước khi tiêm chủng.
Hơn nữa, các biến thể khác có khả năng đề kháng đáng kể với các kháng thể được hình thành sau mũi tiêm thứ hai và thứ ba, kể cả tại thời điểm ba tuần sau tiêm chủng, khi tác dụng của kháng thể được coi là mạnh nhất. Điều này có nghĩa là, so với biến thể ban đầu, vaccine sẽ có ít tác dụng hơn trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh đối với những biến thể tiếp theo.
Liều thứ ba, hay còn gọi là liều tăng cường, được tiêm sau liều vaccine mRNA thứ hai từ 3 đến 4 tháng và việc sử dụng liều này làm giảm nhẹ khả năng kháng thuốc của virus đối với vaccine.
Điều này thật đáng ngạc nhiên vì chất tăng cường, cùng với hai mũi tiêm mRNA được tiêm trước đó, đều giống nhau. Mặc dù vậy, có một chút thay đổi về khả năng kháng thuốc của virus sau liều thứ ba.
Tác giả nghiên cứu chính, Alistair Ramsay, Tiến sĩ ngành vi sinh vật học và hiện là giáo sư chuyên ngành vi sinh, miễn dịch và ký sinh trùng tại Đại học bang Louisiana, chia sẻ qua email với tờ The Epoch Times rằng liều thứ ba có thể đã cải thiện khả năng kháng thể bằng cách tăng cường “phản ứng miễn dịch do vaccine tạo ra” chống lại các phần của protein virus được chia sẻ giữa chủng ban đầu và các chủng khác.
Biến thể Omicron có mức kháng cự cao nhất.
“Chúng tôi cũng dự kiến rằng tại một thời điểm nào đó, các biến thể sau này (ví dụ: Omicron) sẽ khác biệt đáng kể so với chủng đã gây ra đại dịch đến mức hoạt động kháng thể trung hòa được tạo ra bởi các mũi tiêm ban đầu và liều tăng cường sẽ giảm đi. Đó là những gì chúng tôi đã thấy”, ông Ramsay viết.
Chuyển đổi lớp IgG sau liều thứ 3
Sau liều thứ ba, kháng thể IgG4 và IgG2 tăng lên đáng kể.
Sự gia tăng nồng độ IgG4 cũng đã được báo cáo trong các nghiên cứu khác, cảnh báo về khả năng dung nạp miễn dịch tiềm ẩn.
Dung nạp miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch trở nên không phản ứng với một kháng nguyên cụ thể hoặc một hạt gây bệnh. Trong trường hợp của nghiên cứu, hạt này là protein tăng đột biến mà cơ thể tạo ra khi tiếp xúc với vaccine mRNA.
Các tác giả cũng viết rằng việc tạo ra sự chuyển đổi lớp IgG4 “có thể cho phép virus tồn tại kéo dài” do tác dụng điều hòa của nó.
Mối liên hệ giữa tiêm vaccine mũi tăng cường và tăng nguy cơ nhiễm trùng
Các nghiên cứu do Phòng khám Cleveland và các công trình của Đại học Harvard công bố đã chỉ ra rằng việc tăng cường các mũi tiêm có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ nhiễm trùng COVID-19.
Các nhà nghiên cứu khác cho rằng việc chuyển đổi lớp IgG4 tăng lên khi tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ nhiễm các bệnh khác.
Trong một nghiên cứu do nhà sinh học Alberto Rubillo-Casillas tại Bệnh viện Khu vực Autlán ở Mexico dẫn đầu, ông Rubillo-Casillas lập luận rằng vaccine COVID-19 có khả năng gây ra “tác dụng không đặc hiệu” tiêu cực.
Tất cả các loại vaccine đều gây ra “tác dụng không đặc hiệu” bên cạnh tác dụng chính là phòng ngừa bệnh tật. Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Đan Mạch, Tiến sĩ Christine Stabell Benn và Tiến sĩ Peter Aaby, cũng xác nhận điều này.
Ví dụ: vaccine ngừa COVID-19 giúp ngăn ngừa nhiễm trùng có triệu chứng do nhiễm COVID-19; đây là tác dụng cụ thể của nó. Tác dụng không đặc hiệu của nó là các tác động liên quan, chẳng hạn như tăng hoặc giảm tỷ lệ tử vong đối với các bệnh khác.
Thông thường, một số vaccine sống, chẳng hạn như vaccine Bacille Calmette-Guérin (BCG), cho thấy “tác dụng không đặc hiệu” có lợi. Điều này có nghĩa là ngoài việc bảo vệ một người khỏi bệnh lao, việc tiêm vaccine BCG còn liên quan đến việc cải thiện tỷ lệ sống sót của người được tiêm.
Ngược lại, các vaccine không sống, chiếm phần lớn trên thị trường hiện nay, bao gồm cả vaccine COVID-19, thường được liên kết với các “tác dụng không đặc hiệu” tiêu cực.
Tiến sĩ Stabell Benn nói với The Epoch Times rằng tất cả các loại vaccine đều tạo ra khả năng miễn dịch. Trong khi vaccine sống huấn luyện cơ thể chống lại nhiễm trùng tốt hơn, thì vaccine không sống có xu hướng làm cho hệ thống miễn dịch trở nên lười biếng.
Theo Marina Zhang – The Epoch Times
Chấn Hưng biên dịch
NTD Việt Nam