Tác giả: Minh Mâu
[ChanhKien.org]
Na Tra, tên này có hàm nghĩa là: “A! Phún giả (phún có nghĩa là phun ra ), Sất nộ giả (có nghĩa là người nóng giận)”, là một vị Cổ Chính Thần (vị Thần chính nghĩa ở Trung Quốc cổ đại), ông từ chữ「狠」“Ngận” (có nghĩa là hung dữ) trong Đạo gia hạ giới để trợ giúp Khương Tử Nha phạt Trụ. Trong Chính Pháp, có hình tượng của người nóng giận, do vậy Na Tra tới chính là để diễn dịch ra vai diễn này. Trên Thượng giới một [字] “tự (chữ)” viết thành chữ「狠」(Ngận), lại cũng là có vô số vai diễn ở trong cảnh giới đó, một trong số đó là Linh Châu Tử hạ giới chuyển sinh thành Na Tra vì những chúng sinh cần bị đào thải trong kiếp nạn.
「狠」(Ngận – hung dữ) không thuộc về 「惡」( ác), người ác cũng sẽ phát ra “Ngận – hung dữ”, nhưng đối tượng và cơ điểm tâm tính của hai loại người này là khác nhau. Vậy “Ngận – hung dữ” và “Thiện” có gì khác biệt? Kỳ thực nó cũng tương tự như “uy nghiêm” trong Phật giáo. “Phún giả” không mang ý nghĩa châm biếm do người hiện đại thêm vào, mà hàm nghĩa của nó là nói về mãnh sĩ uy vũ hùng tráng và dũng mãnh.
Chân của Na Tra đạp lên bánh xe Phong hoả, tay cầm Hỏa Tiêm Thương, ngọn lửa cháy hừng hực từ dưới chân dâng lên bay lượn khắp toàn thân thể, lại thêm ngọn lửa mãnh liệt ở trong tim (tâm hoả) – trở thành ngọn lửa cực lớn, vì vậy cần phải chiến đấu. Na Tra đã diễn ra một màn, từ “Ngận – hung dữ” không đủ “chính” cho đến nguyên hình “Ngận – hung dữ” của “chính”. Những người sử dụng vũ lực sẽ đối chiếu vào đó để tu “chính” lại sự “hung dữ” sai lệch của bản thân và từ đó điều chỉnh ngay chính lại tâm tính của mình.
Cha của Na Tra là Lý Tịnh, mẫu thân là Ân phu nhân. Ân phu nhân mang thai ba năm sáu tháng mà vẫn chưa sinh. Lý Tịnh trong lòng thường nghi ngờ lấy làm lạ, một hôm chỉ vào bụng vợ và nói: “Mang thai cả ba năm có thừa mà vẫn còn không sinh, không phải là yêu thì cũng là quái”.
Lý Tịnh là đồ đệ của “Độ Ách Chân nhân” ở Tây Côn Luân, nhận thức được tự nhiên có sự khác biệt với thông thường, biết được thai kỳ lần này không phải là thời không của phàm nhân, nhưng cũng không biết là Thần hay là quái ở động nào? Ba năm sáu tháng của gia đình Lý Tịnh ở chốn trần gian, so với thời gian ở động phủ của sư phụ Na Tra là “Thái Ất Chân nhân” có sự khác biệt lớn, ở động phủ bấy giờ mới chỉ trôi qua có 10 tháng. Những sự việc như vậy thì từ thượng cổ xa xưa cũng thường thấy, mẫu thân của Lão Tử cũng mang thai ông tới 72 năm mới sinh, khi sinh ra râu tóc đều bạc trắng, do vậy ông mới có tên gọi là Lão Tử. Tại Đâu Suất Thiên Cung của ông thì 10 tháng thực ra là 72 năm ở nhân gian.
Một đêm vào lúc canh ba, Ân phu nhân đang say giấc nồng, trong mộng thấy một đạo nhân đầu búi tóc đôi, thân mặc đạo phục tiến vào phòng, phu nhân quát hỏi: “Đạo nhân này không hiểu đạo lý, đây là nội thất sao ngươi lại dám vào đây, thật là xấu xa!” Đạo nhân nói: “Phu nhân hãy mau tiếp Lân nhi!”, nói rồi đem một vật đưa vào bụng phu nhân, phu nhân thất kinh giật mình bừng tỉnh, sợ hãi đến mức toàn thân lạnh toát mồ hôi. Sau đó liền thấy đau bụng và hạ sinh Na Tra.
Đến năm bảy tuổi, Na Tra muốn đến Cửu Loan Hà để tắm rửa. Mọi thứ trên thế gian trong mắt người thường hết thảy đều là ngẫu nhiên, tuy nhiên chân tướng đều là số kiếp đã định sẵn như vậy. Na Tra dùng dải Hỗn Thiên Lăng dài bảy thước nhúng xuống nước sông để tắm rửa làm chấn động đến Thủy Tinh Cung của Đông Hải Long Vương Ngao Quảng, Ngao Quảng phái tuần hải Dạ Xoa Lý Cấn tuần sát điều tra, thì nhìn thấy một đứa trẻ đang nhúng dải khăn lụa đỏ vào nước để tắm rửa, Lý Cấn rẽ nước trồi lên và quát lớn: “Đứa trẻ kia làm điều quái lạ gì khiến cả dòng sông chuyển sang ánh đỏ, còn làm dao động tới cả cung điện vậy?”
Đây chỉ là một câu hỏi thông thường, người bình thường sẽ không thấy cảm giác gì, có thể trả lời hoặc bỏ đi là xong. Tuy nhiên Na Tra bản tính là “hung dữ”, trong lúc bị uy hiếp liền muốn giết chúng sinh. Nghĩ xem, gia đình Lý Tịnh là hộ hào môn giàu có, thi thư lễ nghi gia giáo tất nhiên là không kém, vì sao Na Tra không học được những điều này? Cậu ta mở miệng liền mắng chửi: “Ngươi là đồ súc sinh, ngươi là cái thứ gì mà cũng dám lên tiếng?” Điều này khiến người ta nghẹn lời, trước mặt Long Vương đều là lính tôm, tướng cua và quan rùa, theo lý mà nói thì đều không mang hình dáng con người nhưng lại nói tiếng người, như vậy sẽ khiến con người sợ hãi, nếu như tâm tính tốt thì sẽ thản nhiên bất động, nhưng chúng đều là mang thú tính, vì vậy câu nói này đã chọc giận khiến cho Dạ Xoa dùng một búa nhằm đỉnh đầu Na Tra mà đánh xuống, Na Tra phản kích, Dạ Xoa bị Na Tra dùng một Càn Khôn Quyển đánh chết.
Long binh báo cáo với Ngao Quảng về cái chết của Dạ Xoa, Ngao Quảng kinh hãi: “Lý Cấn là sai dịch làm ngự bút điểm của điện Linh Tiêu, ai dám đánh chết?” Ngao Quảng muốn tự mình thân chinh kiểm tra sự việc, nhưng bị Tam Thái tử Ngao Bính ngăn lại, nói rằng: “Phụ vương xin hãy yên tâm, để hài nhi đi bắt nó mang về là được”, Ngao Bính tới nơi ai ngờ lại bị Na Tra xem thường, Na Tra cười và nói rằng: “Ngươi nguyên là con trai của Ngao Quảng, ngươi tự cao tự đại, nếu như làm ta bực mình thì ngay cả con chạch bùn già ngươi, ta cũng sẽ lấy và mang đi lột da”. Tam Thái tử quát lớn một tiếng rằng: “Ngươi muốn giết người cho hả giận, ngang ngược côn đồ! Thật là vô lễ!”
Những lời của Na Tra thực sự vừa ngang ngược lại vừa vô lễ, Tam Thái tử nói rất đúng. Nhưng định số của Tam Thái tử là phải bị Na Tra diệt trừ, Na Tra giết chết Tam Thái tử, lại còn rút cả gân rồng, sự hung dữ xác thực là hết sức ghê sợ, nhưng cậu ta vẫn còn không biết như vậy là phạm tội, như vậy sau này làm thế nào để phò Võ Vương đây? Loại hành động tàn khốc như thế này, nơi tương ứng chỉ có ở địa ngục. Người ta nói rằng người xấu tại địa ngục bị rút gân lột da và ném vào vạc dầu, thật đáng thương phải không? Nhưng trên thế gian họ cũng lột da những người vô tội, tội ác chồng chất đến mức không có thuốc chữa mới bị rơi vào địa ngục và bị lột da. Long Vương thề rằng phải báo thù. Sự việc ấy vẫn còn chưa kết thúc, khi Na Tra chơi bắn tên, chỉ một mũi tên đã bắn xuống phía dưới vách đá của Động Bạch Cốt trên Núi Sọ, tình cờ bắn chết Bích Vân đồng tử – đệ tử của Thạch Cơ Nương Nương, đúng lúc tiểu đồng này mang theo lẵng hoa hái thuốc, xem ra thật là vô tội.
Chính là: “Duyên giang sái hạ câu hòa tuyến, tòng thử điếu xuất thị phi lai” (diễn nghĩa: ven sông rải dây và lưỡi câu, từ đó dẫn đến điều thị phi). Câu tục ngữ này có nghĩa là sự việc xảy ra không có gì là ngẫu nhiên, đều do có bày xếp sắp đặt sẵn, mọi điều thị phi đều bắt nguồn từ những nguyên nhân trước đó. Khi khắp nơi đều là dây và lưỡi câu, các loại cá làm sao có thể trốn thoát, bất luận là hành động hay không hành động, vô luận làm gì cũng đều sẽ đụng vào lưỡi câu, hoặc là lưỡi câu thiện, hoặc là lưỡi câu ác, mà chức năng hành xử của ác câu là Thiên diệt. Độc long Trung Cộng hiện nay chính là như vậy, vô luận bạn có làm gì đi chăng nữa, bạn sẽ luôn mắc phải móc câu, vô luận ý thức của bản thân có cao minh đến đâu đều cũng sẽ mắc phải lưỡi câu.
Thạch Cơ Nương Nương vì để bảo vệ công lý cho đệ tử của mình nên đã bắt Lý Tịnh đến để thẩm vấn, Lý Tịnh giải thích với Nương nương rằng: “Người bắn chính là nghịch tử Na Tra do Lý Tịnh sinh ra, đệ tử không dám làm trái, đã cầm giữ nó tại trước động phủ và chờ sắc lệnh”. Thạch Cơ Nương Nương ra lệnh cho Thái Vân Đồng nhi: “Đem hắn tới đây!” Ai ngờ Đồng nhi vừa ra khỏi động, liền bị Na Tra dùng một Càn Khôn Quyển đánh chết, Thạch Cơ Nương Nương nghe thấy động tĩnh bên ngoài, vội vàng chạy ra ngoài sơn động, Na Tra càng không thèm đáp lời, dùng Càn Khôn Quyển đánh tới, nhưng đánh không lại, đành phải xoay người bỏ chạy. Nương Nương gọi: “Lý Tịnh, sự việc không liên quan đến ngươi, ngươi hãy trở về đi”.
Thạch Cơ Nương Nương xử trí xem ra là thỏa đáng. Ai phạm tội tìm người đó, Lý Tịnh vô tội, do vậy liền để cho ông ta trở về. Việc Na Tra giết người mà không nói một lời đó là điều vô lý, do vậy mà dẫn đến cái chết thương tâm bi thảm.
Tứ Hải Long Vương vì để báo thù cho Tam Thái tử Ngao Bính, tâu lên Ngọc Đế cho phép bắt cha mẹ Na Tra, Na Tra vì cứu cha mẹ, đã nói với Ngao Quảng: “Ai làm người ấy chịu trách nhiệm, ta đánh chết Lý Cấn, Ngao Bính, ta chịu trách nhiệm đền mạng, hôm nay ta sẽ mổ bụng, moi ruột, róc xương thịt, hoàn trả lại cha mẹ ta, không liên luỵ gì tới song thân, ý các ngài ra sao? Nếu như không chấp nhận, ta cùng ngài tới điện Lăng Tiêu gặp Thiên Vương, tự ta sẽ nói”. Ngao Quảng nghe thấy vậy liền nói: “Cũng được thôi, ngươi đã muốn như vậy, cứu cha mẹ ngươi xem ra cũng là có hiếu”. Thế là vợ chồng Lý Tịnh liền được thả ra, Na Tra tay phải rút kiếm, đầu tiên chặt đứt một cánh tay, sau đó tự mổ bụng, moi ruột róc xương, ba hồn bảy phách tiêu tán rồi vong mạng.
Đền mạng bi thảm nên phải có nhiều đau đớn phải không? Nỗi thống khổ của việc róc xương trả cha, cắt thịt trả mẹ, nó khiến cậu ta hiểu rằng không nên làm hại những người vô tội, hết thảy đều phải tuân theo Thiên lý mà hành xử, hành vi trái ngược với Thiên lý chính là làm điều ác, chỉ có những hành vi thuận theo Thiên lý mới được công nhận.
Nhục thân đã tiêu tan mất, cũng là an bài của Sư phụ cậu ta là Thái Ất Chân Nhân, vì muốn dùng hoa sen, lá sen tái tạo thân thể cho cậu ta, lấy tâm thanh tịnh của sen, sinh ra từ bùn nhơ mà bản tính không bị ô nhiễm, để làm chủ ngọn lửa mạnh mẽ đốt cháy từ dưới bàn chân. Sau khi hóa thân thành hoa sen, cậu ta đã hành sự tuân theo Pháp lý, nhưng do ở tầng thứ thấp nên dẫn đến bản tính giết người của cậu ta vẫn còn rất lệch lạc. Vì lúc trước Lý Tịnh đã quất vào tượng Kim Thân đất sét của cậu ta, khiến cho hồn phách cậu ta không nơi nương tựa, do vậy mà muốn giết Lý Tịnh. Thái Ất Chân nhân, Văn Thù Quảng Pháp Thiên Tôn, Nhiên Đăng Đạo nhân đã tốn rất nhiều công phu mới dạy được cho cậu ta “Nhẫn” và “Thiện”, mài mòn đi tâm sát nhân không phù hợp với Pháp lý ấy của cậu ta, do vậy sau này mới có được vị trí là vị Quan tiên phong (người dẫn đầu) trợ giúp Khương Tử Nha chiếu theo Thiên lý thi hành binh sự.
Thế giới này là gì? Các loại sự vật rực rỡ muôn màu ấy, con người là ai ở trong đó? Họ đều là một chủng Pháp lý, tuân theo Pháp lý của bản thân mà sinh tồn. Đây đều là những nhân tố trong Đại Pháp của vũ trụ. Có lẽ việc Na Tra chuyển thế sát phạt như vậy là vì con đường tu luyện của cậu ta là dùng võ công để Chính Pháp mà thành tựu một vị Thần vĩ đại.
Quá khứ đã bị xóa tan như mây khói, trải qua hàng nghìn năm thành trụ hoại diệt, các tôn giáo lớn trên thế giới đã bước vào thời kỳ mạt Pháp, không còn cứu người được nữa, thời kỳ họ có thể cứu người ấy chỉ là cứu độ các phó nguyên thần chứ không phải là bản thân mình thực sự. Chỉ có hôm nay Pháp Luân Đại Pháp mới độ nhân một cách chân chính, do vậy chúng ta phải trân quý cơ duyên này.
ChanhKien.org