Thế giới mà bạn nhìn thấy thực ra là hình ảnh phản chiếu của trái tim bạn. Trình độ nhận thức của một người quyết định cảnh giới sống của họ.
Tác giả của cuốn sách có tên “Đi đến ranh giới của cuộc đời” đã nói rằng: “Khi một người xấu xí soi gương, sẽ không bao giờ thấy mình xấu xí như thế nào mà chỉ thấy vẻ đẹp mà người khác không nhìn thấy”. Thế giới mà bạn nhìn thấy thực ra là hình ảnh phản chiếu của trái tim bạn.
Trình độ nhận thức càng cao, nhìn sự vật càng khách quan; ngược lại, trình độ nhận thức càng thấp, nhìn sự vật càng chủ quan. Trình độ nhận thức của một người quyết định cảnh giới sống của chính họ.
1. Người không thích mọi thứ là người có nhận thức hạn hẹp
Trang Tử nói: “Người đời ai cũng thích người giống mình, ghét người khác mình”.
Một blogger đã chia sẻ một câu chuyện trên trang cá nhân của mình như sau: Một lần, blogger và một người bạn ra ngoài chơi, nhìn thấy bức ảnh bạn cùng phòng đang cấy lúa trên ruộng, cô ấy lập tức nói: “Đúng là tầm nhìn hạn hẹp, ngày nghỉ chỉ biết về quê cấy lúa”.
Quá đáng hơn là cô ấy còn để lại bình luận dưới bức ảnh của người bạn: “Cái việc này cũng đáng để khoe trên mạng xã hội? Đúng là chẳng ra làm sao, ra ngoài ngắm nhìn thế giới đi bạn à”.
Blogger hỏi cô bạn: “Cậu cho là mình biết rất nhiều đúng không, thế cậu phân biệt được lúa mì với lúa nước không”? Không trả lời lại được nhưng cô ấy nói: “Dù sao thì cô ấy cũng chỉ biết loanh quanh trong cái xóm nhỏ, cả đời chẳng thể đi đâu xa được cả”.
Khi một người cảm thấy không hài lòng với quá nhiều người và nhiều chuyện, điều đó thường có nghĩa là họ là người thiếu nhận thức. Luôn thích chỉ trích người khác là vô dụng để làm nổi bật sự ưu việt bên trong của mình, đó thực ra là một biểu hiện của sự thiếu tự tin. Điều tối kỵ nhất trong đối nhân xử thế chính là lấy thước đo của mình để đo sinh mệnh của người khác, đặt cuộc sống của người khác lên bàn cân của chính mình.
Một nhà văn đã nói rằng: “Mọi người đều nói về người khác, ngọn đèn cao tám trượng có thể chiếu vào người khác, nhưng không thể chiếu vào chính mình”.
Luôn cảm thấy không vừa mắt với người khác, nhất định sẽ bị người khác chán ghét. Không tùy tiện đánh giá người khác, là sự tử tế lớn nhất của một người.
2. Con người càng ở đẳng cấp cao càng biết tôn trọng sự khác biệt
Trong một cuộc phỏng vấn, doanh nhân công nghệ, Luo Yonghao đã chia sẻ một câu chuyện của mình như sau: Khi còn trẻ, anh vô cùng không thích những người có tư tưởng mê tín dị đoan, cho rằng những người này chỉ đang tự lừa dối mình và người khác. Vì vậy, khi thấy những người tin vào phong thủy, cầu trời khấn Phật, anh cảm thấy rất phản cảm. Và tất nhiên, không ai trong số những người bạn mà anh ấy kết bạn có liên quan đến những điều này. Nhưng phải đến khi bắt đầu kinh doanh, anh mới dần dần hiểu được những gì những người đó đã làm.
Doanh nghiệp càng lớn, rủi ro bạn chấp nhận càng lớn. Niềm tin vào phong thủy hay thờ thần linh chỉ là cách để họ giải tỏa áp lực. Trong quan niệm của họ, thuyết thần, phật có thể giải trừ tai họa, xua đuổi vận rủi. Dù vẫn chưa tin nhưng anh bắt đầu dần dần hiểu ra và chấp nhận rằng những người xung quanh khác với với mình.
Goethe đã từng nói: “Khó có thể tìm được hai chiếc lá giống nhau trên một cái cây; giữa ngàn người cũng khó mà tìm được hai người có cùng suy nghĩ và cảm xúc giống hệt nhau”.
Trên đời này, mỗi người đều có một thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị sống khác nhau. Tôn trọng quan điểm sống của nhau là điều kiện tiên quyết trong đối nhân xử thế. Vì vậy, sự khôn ngoan lớn nhất trong giao tiếp giữa các cá nhân là tôn trọng sự khác biệt của người khác. Cũng giống như việc chim bay trên trời cá bới dưới nước.
Những người đẳng cấp biết cách đối xử bình đẳng với người khác. Nhìn nhận một cách thiện chí với sự khác biệt của người khác, nghĩ cho người khác nhiều hơn, đối phương tự nhiên sẽ tôn trọng bạn.
Cuộc sống là một quá trình không ngừng rèn luyện. Gieo nhân nào gặt quả nấy, khi bạn gieo đi sự tôn trọng, thứ bạn nhận lại được cũng sẽ là sự tôn trọng.
Người càng ở đẳng cấp cao thì càng biết tôn trọng sự khác biệt.
3. Cách tốt nhất để loại bỏ thành kiến: Nâng cao nhận thức
Có một tình tiết như vậy trong tác phẩm “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn: AQ từng gọi ghế là ghế dài, nên rất coi thường người thành phố gọi ghế là ghế băng, người Vị Trang khi chiên đầu cá luôn cho thêm hành lá dài nửa inch, vì vậy anh cười nhạo người thành phố vì đã cho hành lá thái nhỏ vào cá. AQ vẫn dùng tiêu chuẩn của thời đại cũ để đánh giá mọi thứ mà mình nhìn thấy.
Con trai cả của chú Tiền từng đi học ở một trường nước ngoài trong thành phố và cắt đi bím tóc của mình, điều này khiến A Q. vô cùng ghét bỏ. AQ. cũng có thành kiến sâu xa đối với phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương. Vừa nhìn thấy sư cô, anh ta sẽ lập tức nói: “Không hiểu sao hôm nay tôi lại xui xẻo như vậy, thì ra là do tôi gặp cô”.
Cũng ở trong đầm lầy, nhưng anh ta vẫn coi thường những người cũng đang vùng vẫy dưới bùn. Anh ta coi thường cái mới, nhưng anh ta không biết rằng có vô số cơ hội ẩn giấu ở đó.
Hầu hết các vấn đề trong cuộc sống đều bắt nguồn từ định kiến, và định kiến bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết. Nâng cao trình độ nhận thức thực ra cũng là đang thay đổi cuộc đời. Một người có trình độ nhận thức cao hiếm khi mang cảm xúc chủ quan của mình khi nhìn nhận vấn đề, vì vậy anh ta có thể có cái nhìn thực tế hơn.
Luo Xiang, giáo sư tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, từng là một người khá lạnh lùng, mở miệng ra là sẽ nói “đó không phải việc của tôi”. Bất cứ khi nào một đồng nghiệp phạm sai lầm, ông sẽ chỉ ra một cách không thương tiếc.
Ông từng thẳng thắn nói trong cuốn sách của mình: “Tôi là người Hồ Nam, và tôi tự hào mình là người Hồ Nam. Tôi coi thường tất cả mọi người và mọi thứ từ các tỉnh khác, và tôi cũng coi thường những người từ các tỉnh khác”.
Sau đó, Luo Xiang dần dần buông bỏ sự ích kỷ và cố chấp của bản thân, tính cách và tam quan cũng dần có sự thay đổi.Ông buông bỏ những định kiến của mình và bắt đầu học cách bao dung với nhiều người và nhiều thứ xung quanh mình. Trình độ nhận thức của bạn ở tầng nào, trạng thái cuộc sống của bạn ở tầng đó. Những người mang đầy thành kiến trong lòng không bao giờ có thể nhìn thấy bản chất của sự vật, suy nghĩ của họ cứng nhắc và tầm nhìn của họ hạn hẹp.
Giống như cuốn sách “Xé đi bức tường trong tư duy” đã nói: “Tâm trí chúng ta chứa đựng rất nhiều mô hình tư duy sai lầm và kém hiệu quả, gây ra nhận thức méo mó. Chỉ khi phá bỏ được những mô hình tư duy đó, chúng ta mới có thể trở thành một phiên bản tốt hơn”.
Nhận thức của một người là kim chỉ nam trong cách anh ta làm việc và xác định phương hướng cuộc sống.
Khi bạn vượt ra khỏi giới hạn của bản thân, tập trung vào việc cải thiện bản thân và có một chiều sâu nhất định trong suy nghĩ, là khi đó, bạn đang đứng trên đỉnh kim tự tháp cuộc sống của chính mình.
Khi bạn cởi mở và thông hiểu, cái nhìn phiến diện với người khác sẽ tự nhiên biến mất.
Khi bạn đối xử với mọi người một cách chân thành và vô tư, sự phàn nàn với người khác sẽ tự nhiên biến mất.
Khi trước mắt là cả một bầu trời rộng lớn, định kiến sẽ biến mất. Mong bạn sẽ sống với tấm lòng bao dung và là một người độc lập, tự do, hạnh phúc.
Nguồn: cafebiz
Vạn Điều Hay