Cách đây lâu lắm rồi, người ta xây dựng một ngôi chùa lớn trong thành phố. Những tín nam tín nữ sùng đạo đã mời một nhà điêu khắc nổi tiếng đến để khắc một bức tượng Phật lớn. Hai tảng đá đã được chuẩn bị sẵn. Nhà điêu khắc đã chọn tảng đá với chất lượng tốt hơn và bắt đầu khắc. Tuy nhiên, tảng đá này không thể chịu đựng sự đau đớn. Nó cầu khẩn nhà điêu khắc: “Tôi chết mất thôi! Xin hãy để cho tôi đi!” Nhà điêu khắc không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng tảng đá còn lại. Mặc dù chất lượng của tảng đá đó không được tốt như tảng đá trước, tảng đá đó vững tin rằng nó sẽ trở thành một bức tượng Phật huy hoàng. Bởi vậy, nó có ý chí không chùn bước để chịu đựng mọi đau đớn và gian khổ khi bị chạm khắc. Chẳng bao lâu sau, một bức tượng Phật vô cùng ấn tượng, uy nghiêm và tráng lệ đã xuất hiện trước mặt mọi người. Người ta đặt nó lên một bàn thờ với sự kính trọng rất lớn, và nó bắt đầu được hưởng sự thờ phượng của dân chúng.
Khi ngôi chùa thu hút càng ngày càng nhiều người đến thờ cúng, thì vì sự tiện lợi của những người đến cúng bái, tảng đá mà sợ sự đau đớn kia đã được dùng để lát con đường. Trong quá khứ, nó đã không thể chịu đựng sự đau khổ khi bị chạm khắc, và giờ đây, nó phải chịu đựng sự thống khổ của việc tiếp xúc với nắng mưa, và bị giẫm đạp lên bởi xe cộ và bàn chân.
Thiên thượng cung cấp những cơ hội bình đẳng cho cả hai tảng đá. Một tảng đá đã bỏ cuộc sau khi chịu đau đớn và thống khổ tạm thời trong khi bị chạm khắc, và đã bỏ lỡ cơ hội. Cuối cùng, nó đã không thoát khỏi số phận bị chà đạp dưới bàn chân và chịu thống khổ bất tận. Tảng đá kia, tuy nhiên, đã tin tưởng vào tương lai sáng của nó, và cam chịu nỗi đau của việc bị đục đẽo và chạm khắc với một ý chí không chùn bước. Sau khi những phần không cần thiết đã bị đẽo bỏ, tảng đá trở thành một bức tượng Phật vĩ đại.
Trên thực tế, chẳng phải là nó cũng giống như trong xã hội hay sao? Một số người không sẵn lòng từ bỏ những ảo tưởng của thế giới con người và đắm mình trong những ham muốn vật chất. Họ phải trải qua nỗi đau khổ của sinh – lão – bệnh – tử, nỗi đau của chia ly, và niềm hân hoan khi đoàn tụ. Một số người khác thì lại minh bạch được chân lý của kiếp nhân sinh. Họ chịu đựng đủ loại khó khăn gian khổ để đề cao tâm tính và tiêu trừ nghiệp lực, loại bỏ tất cả dục vọng và chấp trước, để cuối cùng đạt đến sự toàn thiện, trở thành bậc Giác Giả tỏa ánh quang diệm rực rỡ vĩnh hằng. Lấy ví dụ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từ bỏ ngai vàng của mình. Ngài đã chịu đựng vô số khổ nạn, để cuối cùng chứng ngộ quả vị Như Lai. Ngoài việc có thần thông vĩ đại trên thiên giới, tiêu dao như ý, những thứ mà chúng ta không thể nhìn thấy; chúng ta biết rằng xá lợi của Ngài đang được gìn giữ và thờ phượng tại nhiều ngôi chùa trên toàn thế giới. Cái nào tồn tại lâu hơn, xá lợi kim cương bất hoại hay là ngai vàng?
Ngày nay, Đại Pháp vĩ đại, Pháp Luân Đại Pháp đang hồng truyền nơi cõi người. Có thể một số học viên Pháp Luân Đại Pháp đang ở ngay gần bạn hoặc tôi. Họ đang nói cho chúng ta biết về chân tướng của sinh mệnh và ý nghĩa của nhân sinh với lòng từ bi vĩ đại. Dù họ có phải trải nghiệm đủ loại khổ nạn, khuất nhục và thống khổ trong thế giới con người, tất cả đều là cho sự thăng hoa vĩnh viễn của sinh mệnh!
So sánh hai sự lựa chọn của cùng một nỗi khổ trong thế giới con người: bạn muốn truy cầu những ham muốn bất tận của thế gian, hay là vứt bỏ các chấp trước và dục vọng với mong muốn sinh mệnh được thăng hoa? Kết cục sẽ là khác nhau một trời một vực. Các bạn của tôi, các bạn có hiểu không?
Tác giả: Pháp Trung Trần / theo Chanhkien.org