Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»CDC đưa ra cảnh báo về vi khuẩn ăn thịt

CDC đưa ra cảnh báo về vi khuẩn ăn thịt

khaimokhaimo05/10/202320
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) gần đây đã đưa ra cảnh báo các bác sĩ và nhân viên y tế cần lưu ý về tình trạng nhiễm trùng từ vi khuẩn ăn thịt Vibrio vulnificus đã được tìm thấy ở nhiều tiểu bang trong năm nay. (alysha naples Flickr – CC BY-NC-ND 2.0)

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) gần đây đã đưa ra cảnh báo các bác sĩ và nhân viên y tế cần lưu ý về tình trạng nhiễm trùng từ vi khuẩn ăn thịt Vibrio vulnificus đã được tìm thấy ở nhiều tiểu bang trong năm nay.

Cơ quan này lưu ý rằng ước tính có khoảng 80.000 ca bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra mỗi năm ở Hoa Kỳ, bao gồm Vibrio parahaemolyticus và Vibrio alginolyticus. Tuy nhiên, loại nguy hiểm nhất dường như là Vibrio vulnificus, loại vi khuẩn mà các quan chức cho biết đôi khi có thể gây tử vong trong vòng một hoặc hai ngày, mặc dù CDC lưu ý rằng chỉ có khoảng 150 đến 200 ca nhiễm trùng như vậy được báo cáo cho cơ quan liên bang mỗi năm.

CDC tuyên bố vào ngày 1 tháng 9: “Những người có nguy cơ cao nhiễm V. vulnificus nên thận trọng khi tham gia các hoạt động ở vùng nước ven biển. Điều trị kịp thời là rất cần thiết để giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm V. vulnificus nghiêm trọng”.

Mặc dù những ca nhiễm trùng như vậy có xu hướng được báo cáo ở Bờ Vịnh, nhưng CDC lưu ý rằng số ca nhiễm trùng đã tăng khoảng 8 lần từ năm 1988 đến năm 2018 ở miền Đông Hoa Kỳ.

Vi khuẩn Vibrio thường sống ở vùng nước mặn hoặc nước lợ ven biển. Mọi người có thể bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với sinh vật này, chẳng hạn như do ăn động vật có vỏ chưa nấu chín hoặc sống hoặc qua vết thương hở, vết cắt hoặc vết cắn đã tiếp xúc với nước hoặc động vật có vỏ bị nhiễm bệnh.

CDC cũng cho biết: “Thời gian ủ bệnh do vi khuẩn V. vulnificus gây ra thường ngắn, có đặc điểm là da hoại tử và nhiễm trùng mô mềm”. Trong một số trường hợp, người ta cũng có thể bị mụn nước chảy máu. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan khắp cơ thể và gây nhiễm độc máu.

Nhiều người bị nhiễm trùng “cần được chăm sóc đặc biệt hoặc cắt cụt chi” và khả năng bị viêm cân hoại tử là lý do tại sao vi khuẩn này được gọi là “ăn thịt”.

CDC khuyến cáo mọi người nên tránh xa nước lợ hoặc nước mặn nếu có vết thương hở và nên rời khỏi nước ngay lập tức nếu bị đứt tay khi bơi. Cơ quan này lưu ý rằng vết thương nên được điều trị bằng băng không thấm nước và rửa bằng xà phòng cùng nước sạch.

“Điều trị kịp thời”

Cơ quan này thông báo những người nghi ngờ bị nhiễm trùng sau khi bơi nên được điều trị nhanh chóng vì cơ hội sống sót sẽ cao hơn. Các quan chức khác cho biết vi khuẩn cũng đã phát triển một số khả năng kháng thuốc kháng sinh, trong khi 50% số ca nhiễm trùng không đáp ứng với điều trị.

CDC cho biết: “Bắt đầu điều trị kịp thời. Liệu pháp kháng sinh sớm và can thiệp phẫu thuật sớm sẽ cải thiện khả năng sống sót. Đừng chờ đợi sự tư vấn của chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hoặc xét nghiệm xác nhận nhiễm V. vulnificus mới bắt đầu điều trị”.

CDC khuyên các bác sĩ và nhân viên y tế “coi V. vulnificus là nguyên nhân có thể gây nhiễm trùng ở những vết thương tiếp xúc với vùng nước ven biển, đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm Vibrio cao hơn, bao gồm cả những người có bệnh lý tiềm ẩn như bệnh gan (bao gồm xơ gan do rượu), tiểu đường và các tình trạng suy giảm miễn dịch”.

“Hãy hỏi bệnh nhân hoặc gia đình về những phơi nhiễm có liên quan, bao gồm cả việc họ có vào vùng nước ven biển với vết thương hở hay không, bị vết xước hoặc vết cắt khi ở vùng nước ven biển hay có tiếp xúc vết thương hở với hải sản sống hoặc chưa nấu chín hay không”.

Cơ quan y tế liên bang cũng cảnh báo không nên ăn hàu sống và các loại động vật có vỏ khác, yêu cầu chúng phải được nấu chín kỹ trước khi tiêu thụ. Mọi người cũng nên rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi xử lý chúng.

Mùa hè này, các quan chức y tế ở New York, Connecticut và Bắc Carolina đã báo cáo nhiều ca nhiễm V. Vulnificus gây tử vong hoặc nghiêm trọng, trong khi hầu hết các ca nhiễm trùng trong năm nay đều xảy ra ở Florida. Các quan chức cho biết ít nhất 5 người đã chết ở 3 bang đó.

‘Không nên xem nhẹ’

Thông báo của CDC cũng khuyến cáo các quan chức địa phương thông báo cho khách du lịch và người dân về nguy cơ nhiễm V. vulnificus, bao gồm cả việc đặt các biển báo ở các khu vực ven biển và bãi biển. Bão có xu hướng mang một lượng đáng kể nước biển vào đất liền, sau đó trộn lẫn với nước mưa hoặc nước ngọt khác.

Đã có những lo ngại rằng cơn bão Idalia đổ bộ vào vùng tây bắc Florida vào tháng trước sẽ làm gia tăng số ca nhiễm Vibrio vì nó có thể hiện diện trong nước lũ. Các quan chức bang Florida đã đưa ra cảnh báo về mầm bệnh.

Thư ký báo chí Bộ Y tế Florida, Jae Williams, nói với các phương tiện truyền thông vào cuối tuần qua rằng: “Không nên xem nhẹ loại vi khuẩn có khả năng gây chết người này. Nó cần được đối xử với sự tôn trọng đúng mực – giống như cách chúng ta tôn trọng cá sấu và rắn đuôi chuông”.

Sau khi cơn bão Ian đổ bộ vào Bờ Vịnh của Florida vào năm ngoái, báo cáo cho thấy có 38 người đã bị nhiễm V. vulnificus. Các quan chức cho biết ít nhất 11 người thiệt mạng và một người bị cắt cụt một chân.

Theo Jack Phillips – The Epoch Times
Chấn Hưng biên dịch

Jack Phillips

Jack Phillips là phóng viên cấp cao của The Epoch Times có trụ sở tại New York. Anh phụ trách mảng cập nhật tin nóng.

Xem thêm:

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Những sự thật thú vị về bộ não mà bạn chưa biết

08/01/2018

Nhận ‘án tử’ là căn bệnh ung thư dạ dày, cuộc đời hồi sinh nhờ …

03/07/2022
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?