Nghiên cứu cho thấy chai thuỷ tinh mà chúng ta thường dùng, cũng có những rủi ro đáng kể. (freerangestock)
Chúng ta đều biết rằng nhựa, đặc biệt là các hạt vi nhựa (thải ra từ các vật liệu nhựa lớn hơn) có thể gây hại rất lớn cho sức khoẻ, ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và cả hoàn cảnh sinh sống của các loài sinh vật. Nhưng nghiên cứu cho thấy chai thuỷ tinh mà chúng ta thường dùng, cũng có những rủi ro đáng kể.
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã tìm ra nguyên nhân tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu và ung thư cao, chủ yếu do 3 nguyên nhân sau:
- Đồ uống nóng đựng trong cốc nhựa
- Thức ăn nóng đựng trong túi/hộp nhựa
- Cho hộp nhựa vào lò vi sóng
Hãy nhớ rằng, khi nhựa tiếp xúc với nhiệt sẽ sản sinh ra 52 loại hóa chất gây ung thư.
1. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao ở một số nước Châu Á có phải do việc sử dụng phổ biến hộp nhựa đựng thực phẩm?
Nếu để ý kỹ, bạn có thể thấy trong cuộc sống có rất nhiều sản phẩm nhựa khác nhau, không chỉ hộp đựng đồ ăn mà còn có túi nhựa, chai nhựa. Đặc biệt, khi bước vào siêu thị, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy thực phẩm tươi sống, dầu ăn, rau củ, gạo, mì và thực phẩm nấu chín, v.v. về cơ bản tất cả đều được đóng gói bằng nhựa. Nhìn chung, nhựa đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của con người hiện đại.
Bao bì nhựa có đặc tính rào cản, chống tia cực tím, chống đóng băng, chịu nhiệt… Xét về mặt bảo quản thực phẩm thì không có chất liệu nào vừa “tiết kiệm chi phí” vừa hiệu quả hơn nó.
Nhựa không chỉ ngăn chặn độ ẩm, quá trình oxy hóa, sự đùn và biến dạng của thực phẩm mà còn kéo dài thời hạn sử dụng và dễ dàng mang theo.
Vậy nhựa có an toàn không?
Từng có nghiên cứu cho thấy chất làm dẻo polyvinyl clorua (PVC) trong nhựa có hại cho cơ thể người. Tuy nhiên, các cuộc kiểm tra sau đó lại cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận về tác hại của nó.
Hiện nay trên thế giới chưa có bất kỳ trường hợp ngộ độc nhựa nào. Tất cả các loại nhựa thông thường đều có hàm lượng chất độc hại rất thấp, do đó, việc sử dụng bình thường sẽ không đủ để gây độc cho cơ thể.
Có thể nói, chỉ cần là sản phẩm nhựa thông thường, đủ tiêu chuẩn thì mọi người đều có thể yên tâm sử dụng.
Nghiên cứu cho thấy chai thủy tinh có hại gấp 4 lần chai nhựa
Những loại bao bì được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta chủ yếu bao gồm chai nhựa, chai thủy tinh, thùng giấy, lon… Chúng ta thường cho rằng so với vật liệu thuỷ tinh, nhựa có thể gây hại cho sức khoẻ hơn. Tuy nhiên, sau đánh giá của các nhà khoa học, người ta nhận thấy chai thủy tinh tiềm ẩn những nguy cơ ít ai để ý tới.
Việc sử dụng nhựa trên quy mô lớn đã cải thiện sự tiện lợi trong cuộc sống của con người, nhưng do tính ổn định hóa học tuyệt vời nên nó tạo gánh nặng “tiêu hóa” cho thiên nhiên khi xử lý bao bì nhựa.
Khi chai nhựa được trộn vào đất sẽ làm cứng đất và làm giảm năng suất cây trồng; khi rác thải nhựa hòa vào đất hoặc nước, có thể bị động vật nuốt phải, gây chết sinh vật; các hạt nhựa còn sót lại trong đại dương cũng có thể đi vào chuỗi thức ăn và cuối cùng vào cơ thể người.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu thay thế nhựa bằng thủy tinh? Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chai thủy tinh có hại gấp 4 lần so với nhựa.
Trước hết, các phân tử của thủy tinh phức tạp hơn và cần nhiều khoáng chất, hóa chất để tổng hợp, gây thiệt hại đáng kể cho môi trường sinh thái.
Thứ hai, các chất độc hại như chì, flo, asen có trong nguyên liệu thủy tinh sẽ xâm nhập vào cơ thể con người khi bay hơi, gây tổn hại cho hệ hô hấp… Ngoài ra, thủy tinh là ngành tiêu tốn nhiều năng lượng, chiếm tỷ trọng lớn, lượng khí độc hại thải ra trong quá trình sản xuất sẽ gây tác động xấu cho môi trường toàn cầu.
Vì vậy, tác hại của thủy tinh không phải do ảnh hưởng đến sức khỏe con người sau khi bị loại bỏ mà do việc sản xuất nó đòi hỏi nhiều tài nguyên hơn, có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Một số “bí mật” về chai nhựa
1. Những con số dưới đáy chai nhựa có ý nghĩa gì?
Dưới đáy sản phẩm nhựa thường có hình tam giác, số ở giữa là số, bên dưới có chữ tiếng Anh để chỉ chất liệu nhựa. Các vật liệu khác nhau có các ký hiệu khác nhau và mức độ an toàn khi sử dụng cũng khác nhau
Nếu chai nhựa:
- Được đánh dấu “1”, thì đây là nhựa polyethylene terephthalate (PET), thường được sử dụng trong chai nước giải khát, không chịu được nhiệt độ cao và có thời hạn sử dụng ngắn;
- Được đánh dấu “2”, nghĩa là nhựa polyetylen mật độ cao (HDPE), thường được sử dụng trong bao bì thực phẩm và dược phẩm, không dễ làm sạch và không được khuyến khích tái chế;
- Được đánh dấu “3”, polyethylene (PVC), thường được sử dụng trong đồ chơi, dụng cụ…, không chịu được nhiệt độ cao và dễ dàng giải phóng các chất có hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc dầu mỡ;
- Được đánh dấu “4”, polyetylen mật độ thấp (PE), thường được sử dụng trong bọc nhựa và túi nhựa, không thích hợp để đựng thực phẩm béo;
- Được đánh dấu “5”, polypropylen (PP), thường được sử dụng trong các hộp đựng rau củ và hộp nhựa, có khả năng chịu nhiệt độ cao tốt hơn nhưng dễ bị biến dạng khi nhiệt độ vượt quá 200°C;
- Được đánh dấu “6”, polystyrene (PS), thường được sử dụng trong hộp đựng thức ăn nhanh và hộp đóng gói trong suốt để tránh nhiệt độ cao;
- Được đánh dấu “7”, loại nhựa khác, thường được sử dụng trong thảm yoga, hành lý, v.v. và không nên tiếp xúc với thực phẩm.
2. Có thể đổ nước nóng vào cốc nhựa hoặc đưa hộp nhựa vào lò vi sóng hay không?
Như đã đề cập trước đó, các số từ 1-7 tượng trưng cho các vật liệu khác nhau và tương ứng với khả năng chịu nhiệt của chúng.
Số 5 có khả năng chịu nhiệt tương đối và có thể chịu được nhiệt độ cao khoảng 200°C. Nó có thể dùng trong lò vi sóng và không có vấn đề gì khi sử dụng nhiều lần.
Khả năng chịu nhiệt của nhựa số 1, số 6 và các loại nhựa khác tương đối kém, tốt nhất không nên hâm nóng trực tiếp hoặc để thức ăn quá nóng, chúng không thể sử dụng nhiều lần.
3. Có thể tái sử dụng chai nhựa không?
Nhiều gia đình sử dụng chai nhựa đã qua sử dụng để đựng dầu, muối, nước sốt, giấm… nhưng cách làm này không được khuyến khích.
Nghiên cứu rõ ràng cho thấy, đối với cùng một chai nhựa PET ở cùng nhiệt độ, độ pha loãng của chất làm dẻo có thể chênh lệch gần 20 lần giữa nước và dầu. Ngoài ra, giá trị PH của giấm rất thấp, nếu dùng PET để đựng giấm, nó có thể xúc tác với kim loại trong nhựa và gây hại cho cơ thể người.
Vì vậy, vì lý do an toàn, bạn không nên mạo hiểm sử dụng chai nhựa đựng đồ uống để đựng gia vị hoặc đựng thực phẩm.
Chất liệu nhựa thông thường sẽ không gây hại cho cơ thể, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể dễ dàng xúc tác với các chất hóa dẻo có trong chúng. Chất hóa dẻo có rất nhiều loại và hầu hết đều độc hại, nên bạn cần tránh tái sử dụng những sản phẩm nhựa có khả năng chịu nhiệt kém.
Theo Wang He – Aboluowang
Hoàng Tuấn biên dịch
NTD Việt Nam