Loạt bài viết này đứng từ góc độ địa lý các khu vực để tìm hiểu về quá trình con người tìm Pháp từ thời kỳ đầu đến nay trong lần văn minh này ở Trung Hoa, đây là một loạt những ghi chép có thật về luân hồi.
- Chân trời tìm Pháp: Gần trong gang tấc mà biển trời cách mặt (Thay lời tựa)
- Chân trời tìm Pháp (2): Cao nguyên Thanh Tạng
- Chân trời tìm Pháp (3): Biển Aral ở Tây Vực
- Chân trời tìm Pháp (4): Biển Aral ở Tây Vực (tiếp theo)
Các dân tộc lớn trên thế giới đều lưu truyền những truyền thuyết về Thần dựa theo hình tượng của bản thân để tạo ra con người. Nhưng thời gian qua đi, ngày nay, khi xã hội ngày càng vật chất hóa, đặc biệt là dưới sự công kích của cái gọi là khoa học hiện đại, con người rất khó thực sự tin vào những câu chuyện về Thần tạo ra con người nữa.
Nhưng Thần lại không hề bỏ rơi con người, lâu nay, Thần đã dùng mọi cách của mình để nói với con người rằng: có Thần tồn tại. Cái gọi là khoa học quá nông cạn và có tính giới hạn cực lớn. Thần dùng mọi cách thức để triển hiện Thần tích (như dễ thấy nhất là: sau một trận nước lũ lớn, trên một đống đổ nát, ngôi chùa và tượng Phật vẫn bình an vô sự); để cho con người qua phương thức khảo cổ mà phát hiện ra những sự việc đã từng xảy ra vào thời cổ đại (những di tích của nền văn minh tiền sử được phát hiện và những sự việc ngoài sức tưởng tượng xuất hiện vào nền văn minh cổ đại lần này là những ẩn đố không thể giải thích nổi); những lĩnh vực trong giới tự nhiên và giới sinh vật đều xuất hiện hết ẩn đố này đến ẩn đố khác mà con người không cách nào dùng khoa học hiện đại để giải thích. Trước những ẩn đố này, cái gọi là khoa học hiện đại hoàn toàn vật chất hóa này không thể tìm ra lời giải, vậy nên rất nhiều người bắt đầu suy nghĩ sâu hơn, rốt cuộc trên thế giới có Thần hay không? Con người rốt cuộc có phải do Thần tạo ra hay không?
Cùng với việc khoa học không ngừng phát triển và sự giao lưu văn hóa phương Đông và phương Tây, ngày càng có nhiều người phương Tây cảm thấy văn hóa truyền thống phương Đông có nhiều điều kỳ diệu ngoài sức tưởng tượng, đây có lẽ là chìa khóa để mở ra rất nhiều những ẩn đố của sinh mệnh và thế giới vật chất. Do vậy, ngày càng có nhiều người phương Tây bắt đầu chú ý nghiên cứu về văn hóa truyền thống phương Đông.
Ở Trung Quốc, một quốc gia phương Đông, trải qua cuộc xâm chiếm vũ lực của nước ngoài và sự suy thoái văn hóa vào thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bắt đầu từ những năm 60-70 của thế kỷ 20, các tiểu thuyết kiếm hiệp và khí công cùng những bình thư, kinh kịch truyền thống đã phát triển ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục, khiến người ta không tự giác mà bắt đầu khơi dậy những hồi ức từ lâu đã bị bụi trần phủ kín. Nhưng lúc này vẫn chưa có đáp án chính xác cho câu hỏi ý nghĩa của sinh mệnh rốt cuộc là gì.
Cho đến những năm 90 của thế kỷ 20, Pháp Luân Đại Pháp truyền ra ở Trường Xuân, đông bắc Trung Quốc, người ta mới hiểu rằng hóa ra con người thực sự do Thần tạo ra, ý nghĩa của sinh mệnh là trở về với ngôi nhà tốt đẹp của mình trên Thiên thượng.
Con người khi đến thế gian đã sớm được gieo mầm hạt giống đắc Pháp trở về, khi cơ duyên đến, người ta lập tức như bừng tỉnh khỏi giấc mộng, bởi vậy chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Pháp Luân Đại Pháp đã thu hút hàng trăm triệu người bước vào tu luyện. Dù sau đó Pháp Luân Đại Pháp bị đảng cộng sản Trung Quốc đàn áp một cách vô lý, cũng không thể ngăn nổi con người thức tỉnh quay về. Hiện nay trên toàn thế giới ngày càng có nhiều người hơn hiểu được sự thực, từ đó bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Sau khi đắc Pháp, con người hiểu được mục đích chân chính của sinh mệnh, từ đó mà xem nhẹ danh lợi, không vì tranh giành được mất nhất thời mà khổ não; họ đối đãi với người khác một cách chân thành, lương thiện, khoan dung; họ đối diện với khổ nạn một cách lạc quan hơn; họ khiêm tốn, nhường nhịn, dù làm công việc bình thường nào, họ cũng cố gắng làm tốt…
Ở nhân gian, khách quan mà nói, “con người” là một sinh mệnh trong tầng thứ này, bởi vì số lượng người đông, lại có nhiều dân tộc, nên không thể đều do một vị Thần tạo ra, cũng không thể đều đến từ cùng một cảnh giới.
Dù đến từ tầng thứ và cảnh giới nào, nếu đứng từ cảnh giới chúng ta đến mà nhìn thì nhân gian thực sự là “chân trời” xa tít tắp, nó cách rất xa ngôi nhà của chúng ta trên Thiên thượng.
Từ trước đến nay, dù có bao nhiêu bậc trí giả, Tiên Thánh muốn tìm đường trở về nhà, nhưng họ phần lớn đều mang theo hối tiếc mà bước vào luân hồi chuyển sinh kiếp sau. Nhưng có thể chính vì mong muốn khắc cốt thời kỳ đầu mới khiến cho những ký ức “trở về nhà” này luôn ở trong tâm họ. Tất nhiên ở đây còn có sự hữu ý an bài của Sáng Thế Chủ.
Chân trời có xa không, cần phải xem chúng ta nhìn nhận thế nào, nếu tìm đúng con đường trở về thì “chân trời” có thể nói là chỉ gần trong gang tấc, có thể trở về được. Ngược lại, nếu chúng ta lúc này hoàn toàn bị những thứ vật chất hoặc bị những lời dối trá của đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chôn vùi mất bản tính thì sẽ bỏ lỡ cơ duyên trở về nhà, đó chính là điều đáng sợ nhất, cũng là điều đáng tiếc nhất. “Gần trong gang tấc” cũng biến thành “xa tít tận chân trời”, mờ mịt không trông thấy hi vọng.
Cần phải nhấn mạnh rằng cơ hội về nhà rất hi hữu, không phải lúc nào cũng có. Hi vọng những người đang trầm mê trong hoàn cảnh vật chất hóa hiện nay hãy trân quý hoàn cảnh.
Cho nên tôi đặt tiêu đề cho loạt bài viết này là “Chân trời”.
2.Để nhanh chóng thức tỉnh những ký ức của con người đã bị chôn vùi trong bụi trần, loạt bài viết này viết trong phạm vi văn hóa Thần truyền Trung Hoa.
Trong các dân tộc lớn trên thế giới đều lưu truyền những truyền thuyết về trận đại hồng thủy, những truyền thuyết này đều nói rằng cuộc sống của nhân loại vốn dĩ rất tốt đẹp, sau đó vì đạo đức trở nên bại hoại nên bị Thần giáng đại hồng thủy tiêu hủy, chỉ để lại một số ít người và động vật sống sót, sau đó những người này lại bắt đầu sinh sôi phát triển, qua năm tháng lâu dài đã tạo nên nền văn minh huy hoàng mới.
Rất lâu trước đây, người ta đều coi “đại hồng thủy” là truyền thuyết từ thời cổ đại khi xã hội còn chưa phát triển, nhưng những nhà khảo cổ gần đây lại phát hiện có tồn tại những chứng cứ về trận đại hồng thủy từ thời tiền sử. Theo bách khoa toàn thư Wikipedia về “đại hồng thủy” có ghi chép: Năm 1922, nhà khảo cổ học người Anh Leonard Woolley ở vùng đất sa mạc Lưỡng Hà (Mesopotamia) nằm giữa Baghdad và vịnh Ba Tư đã tiến hành đào bới khảo sát, kết quả phát hiện dưới di tích lăng mộ vương tộc ở thành Ur cổ đại có một tầng trầm tích đất sét sạch sẽ dày hơn 2 mét. Qua nghiên cứu phân tích mẫu đất sét cho thấy, tầng đất sét sạch sẽ này là phần đất lắng đọng sau một trận hồng thủy. Từ đó Wooley cho rằng, phát hiện này đã minh chứng trận đại hồng thủy trong truyền thuyết cổ xưa của thành cổ Lưỡng Hà và trong những ghi chép trong Kinh Thánh là sự kiện đã từng xảy ra trong lịch sử.
Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp trong một lần giảng Pháp ở nước ngoài đã nói:
Những người trong giới tu luyện đều biết, xã hội nhân loại không chỉ là một lần xuất hiện nền văn minh, xã hội nhân loại đã nhiều lần xuất hiện nền văn minh, trong dòng sông lịch sử dài đằng đẵng, khi đạo đức của nhân loại dần dần trở nên suy bại, vậy thì, nhân loại cũng bước tới sa đọa rồi. Thông thường đều như vậy. Hơn nữa phát triển tới bước cuối cùng, khi sự biến dị của vật chất, sự suy đồi về tinh thần đã đạt tới đỉnh điểm, vậy thì sẽ dẫn tới quan niệm đạo đức của nhân loại trượt trên dốc lớn. Trong trạng thái như vậy, nhân loại sẽ đi tới sa đọa, nhân loại đã từng nhiều lần xuất hiện tình huống này, cho nên nền văn minh của nhân loại cũng không chỉ là một lần, mà đã từng nhiều lần xuất hiện nền văn minh. Thời kỳ đồ đá mà người ta nói cũng không chỉ là một lần, nhân loại đã từng nhiều lần xuất hiện thời kỳ đồ đá. Bởi vì khi nhân loại xảy ra chuyện phiền phức này, thì hết thảy công cụ lao động và tất cả tri thức của nhân loại cũng đều bị hủy đi.”
“Dải đất trung tâm của chủng tộc Trung Quốc thời thượng cổ trong quá khứ không phải là lưu vực sông Hoàng Hà hiện nay, mà là thuộc dải đất Tân Cương. Thời kỳ phồn thịnh nhất của dân tộc này khi đó cũng ở tại dải đất này. Bởi vì núi Côn Luân nằm cạnh vùng này, địa thế xung quanh khá cao, trận đại thủy năm đó cao tới hơn 2.000m, đã nhấn chìm toàn bộ trái đất, có rất nhiều người khi đại thủy bùng phát đã chạy lên núi Côn Luân, sống sót được, di lưu lại một số văn hóa thời thượng cổ”. (Giảng Pháp tại Lễ thành lập Phật học hội Singapore [1996] – Giảng Pháp tại các nơi I).
Chúng ta mở nhìn bản đồ sẽ phát hiện phía bắc cao nguyên Thanh Tạng dựa vào Tân Cương và Thanh Hải là nơi có dãy núi Côn Luân, núi Côn Luân nối giữa cao nguyên Pamir và dãy núi Thiên Sơn, phía tây dãy núi Thiên Sơn đã nằm trong vùng Kazakhstan và Kyrgyzstan.
Theo phát hiện khảo cổ học hiện nay, 40 nghìn năm trước trên cao nguyên Thanh Tạng đã có tồn tại nền văn minh. Mặc dù chỉ là nền văn minh mà người hiện đại gọi là “thời đại đồ đá” nhưng đã bắt đầu có nền văn minh rồi. Ngày 30/11/2018, một công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí “Khoa học” của Trung Quốc đã cung cấp cho chúng ta những manh mối quan trọng để phá giải ẩn đố về lịch sử của Tây Tạng. Bài báo viết rằng, một nhóm nghiên cứu thuộc bệnh viện y khoa Trung Quốc đã tiến hành khảo sát, khai quật một cách hệ thống những di chỉ thời đại đồ đá ở Nwya Devu, Tây Tạng, họ đã đưa ra một giả thuyết: “Sớm nhất vào 40 nghìn năm trước, ở cao nguyên Thanh Tạng đã xuất hiện con người.” Theo giới thiệu, di chỉ Nwya Devu nằm ở chân núi phía tây bắc núi Nwya Devu, huyện Tạng Bắc Thân Trát, tiếp giáp hồ Siling, hồ nước mặn lớn thứ hai ở Trung Quốc. Di chỉ này nằm ở độ cao khoảng 4600m so với mực nước biển, xung quanh là đồng cỏ bát ngát và dốc núi.
Trên cao nguyên Thanh Tạng còn có một nơi gọi là núi Bạch Công, núi Bạch Công nằm ở thôn Hoài Đầu Tha Lạp cách hơn 40 km về phía tây nam thành phố Đắc Lệnh Cáp, thủ phủ khu tự trị của dân tộc Tạng, Hải Tây Mông Cổ, tỉnh Thanh Hải, có một ống sắt (hợp kim) không rõ lai lịch, khiến các nhà khoa học đau đầu khó hiểu, có người nói là văn minh từ thời tiền sử, có người nói là sản phẩm từ nền văn minh của người ngoài hành tinh. (Chi tiết xin xem: “Ghi chép toàn bộ hiện tượng thần bí từ xưa đến nay – bản khảo cổ”), thú vị hơn là trong cuốn sách này còn nhắc đến trên núi Mã Tung Sơn nơi giao giới giữa tỉnh Cam Túc và Tân Cương phát hiện một tảng đá kỳ lạ, trong tảng đá kỳ lạ này có một cây gậy hình trụ bằng kim loại dài 6m, trên cây gậy có những hình hoa văn được chạm khắc rõ nét. Tảng đá kỳ lạ này do không rõ lai lịch nên cũng được người ta coi là sản phẩm của nền văn minh tiền sử hoặc người ngoài hành tinh.
Trên mạng internet có đăng ở huyện Ôn Tuyền, Tân Cương, gần Kazakhstan phát hiện di chỉ tháp Hô Tô: “Bắt đầu từ năm 2013, điều tra khảo cổ thời đại đồ đồng lưu vực sông Bác Nhĩ Thác Lạp, huyện Ôn Tuyền do khoa khảo cổ học viện khoa học xã hội Trung Quốc phụ trách triển khai trên thảo nguyên Hô Ti Tháp cách chân núi A Lạp Sáo khoảng 40 km về phía đông bắc thuộc huyện Ôn Tuyền, Tân Cương đã phát hiện một di chỉ đầu thời đại đồ đồng có quy mô rất lớn: di chỉ tháp Hô Ti. Diện tích của nó lên đến 12km2, rộng gần gấp 3 lần diện tích của khu vực Thành Thành, huyện Ôn Tuyền ngày nay, đây là di chỉ thời kỳ đầu thời đại đồ đồng có quy mô lớn nhất được phát hiện trong khu vực huyện Cảnh Tuyền, niên đại không muộn hơn 3600 năm”. Di chỉ này rất thú vị, nhìn bản đồ thấy rằng, vượt qua núi A Lạp Sáo là địa giới Kazakhstan. Gần phía Trung Quốc có hồ Sayram nổi tiếng thế giới, có người thậm chí còn ví nơi này như nơi ở của Tây Vương Mẫu.
Thực ra ở khu vực này có rất nhiều di tích thời kỳ thượng cổ, bài viết này chỉ đưa ra một vài ví dụ. Trong cuốn “Trung Quốc thông sử” do nhà sử học nổi tiếng thời Dân quốc Lã Tư Miễn viết: “ …Có thể thấy Côn Luân là căn cứ địa của dân tộc Hán… nối liền với dải cao nguyên hồ Vu Điền ngày nay. Chắc chắn đây là căn cứ địa cổ đại của dân tộc Hán”. “Lưu vực sông A Mẫu dường như cũng là nơi cư trú của dân tộc Hán cổ đại…. Mà dân tộc Hán cổ đại có thể đã cư trú ở dải cao nguyên Bác Mễ Nhĩ thuộc Thông Lĩnh ngày nay, nơi này theo nghiên cứu lịch sử nhân chủng học vốn là nơi khởi nguồn của các nhân chủng lớn. Dân tộc Hán vào Trung Quốc theo con đường từ Tân Cương vào Cam Túc ngày nay”. (Trang 2, 3, Nhà xuất bản Hoa Kiều Trung Quốc, năm 2011). Nghiên cứu của nhà sử học cùng những phát hiện khảo cổ học đều chứng minh cho những điều mà nhà sáng lập Pháp Luân Công đã nói là sự thực.
Nhìn trên bản đồ đồng thời kết hợp với kiến thức lịch sử, phát hiện một nhân tố quan trọng khiến chúng ta rất dễ nhầm lẫn trước đây, đó chính là ý nghĩa thực sự của dòng sông thai nghén ra núi lớn.
Rất nhiều học giả đều phát hiện rằng sông lớn mang theo phù sa màu mỡ đã nuôi dưỡng những nền văn minh, kết luận này được đưa ra từ rất nhiều kết quả khảo cổ thực tiễn (dòng sông lớn ở chân núi phía Nam khởi nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng đã nuôi dưỡng nền văn minh Ấn Độ cổ, còn dòng sông lớn Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc đã nuôi dưỡng nền văn minh Trung Hoa, cả cao nguyên Vân Quý cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền văn minh ở bán đảo Trung Nam. Các dãy núi khác ở Trung Quốc và vùng biên giới cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền văn minh trong khu vực). Kỳ thực người ta thường bỏ qua vai trò của những ngọn núi lớn. Không có núi lớn, dòng sông sẽ mất đi cội nguồn. Người ta thường gọi những dòng sông nuôi dưỡng nền văn minh là “sông mẹ (sông cái)”, vậy thì núi lớn giống như người cha, hùng vĩ, cao lớn, đứng tĩnh lặng ở đó, trải qua hàng triệu năm phong bao bão táp, vẫn chứa đựng muôn dân, cung cấp nguồn nước cho sông. Cho nên tôi nói rằng sông núi bao quanh nền văn hóa Trung Hoa mang theo lời giải cho nền văn minh Hoa Hạ hay Sáng Thế Chủ đã dùng núi lớn sông sâu để truyền tải lời gọi từ bi của Người, truyền đến phương Tây và các quốc gia khác. Lúc này, núi sông và cao nguyên hùng vĩ, rộng lớn trở thành trụ cột và cội nguồn tinh thần con người. Thực tế chứng minh hàng trăm ngàn năm nay nội tâm của con người quả thực như vậy. Từ cổ chí kim, các truyền thuyết của con người về núi và sông đều có thể chứng minh điều này, trong rất nhiều truyền thuyết đều nói rằng đỉnh núi vốn là do Thần tiên hóa thành để chiến đấu với yêu ma, giúp nhân gian yên ổn. Mà trong địa lý, chúng ta thường phát hiện rằng đỉnh núi nào đó nhìn từ góc độ nào đó trông giống tượng một vị Thần, hoặc một vị Phật (như núi Vạn Tiên ở Hải Nam, núi Lạc Sơn ở Tứ Xuyên). Từ xưa đến nay các nơi trên thế giới đều có rất nhiều người vào núi sâu tu hành mong tìm kiếm con đường về nhà. Họ phát hiện nơi nào đó trên một số ngọn núi là nơi tốt nhất để tu hành. Cho nên trong giới tu hành thường lưu truyền rằng động đá nào đó trên những ngọn núi nào đó thích hợp cho việc tu hành.
Kỳ thực điều mà người tu hành nói là hiện tượng bề mặt, thực chất là sơn động trên núi nào đó có mang năng lượng giúp người tu hành kết nối giữa vũ trụ nhỏ trong thân thể họ với vũ trụ rộng lớn bên ngoài (còn gọi là “trường năng lượng vật chất”), khi Thần tạo ra trái đất đã sớm an bài điều này một cách có hệ thống. Đồng thời rất nhiều vị Thần cũng ẩn mình trong núi, chờ đợi người có duyên xuất hiện hoặc âm thầm bảo hộ cho vùng đất nào đó. Tất nhiên nói một cách đơn giản là vậy, thực tế còn phức tạp hơn ngàn vạn lần.
Hơn nữa, Phật Tổ Như Lai sinh ra ở vùng phía nam Nepal ngày nay cũng đã đắc Đạo, khai ngộ và phổ độ chúng sinh trong sơn động Nepal ở chân núi Hymalaya, mà dòng sông Ấn Độ đã trực tiếp nuôi dưỡng nền văn minh Ấn Độ cổ; Văn Hỷ (tức Phật Milarepa thủy tổ của Bạch giáo Tây Tạng sau này) sinh ra tại cao nguyên Thanh Tạng ở khu vực ven núi Hymalaya trải qua vô số khổ nạn cả đời tu thành chính quả; Quan Thế Âm Bồ Tát mà cư dân người Hoa tín ngưỡng rộng rãi tương truyền đã tu thành tại Hưng Lâm quốc ở Tây Vực, đây đều là những người có ảnh hưởng rất lớn trong khu vực Đông Á và trên thế giới.
Hiện nay chúng ta thường xuyên bàn luận đến “Phạm vi văn hóa đại Trung Hoa” hoặc còn gọi là “phạm vi văn hóa Nho gia”, nói thẳng ra chính là những nơi mà văn hóa Trung Hoa có ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử. Điều này vượt xa rất nhiều khái niệm lãnh thổ Trung Quốc. Cũng phải bao gồm lãnh thổ gần Trung Quốc hiện nay. Bởi vì trong mấy nghìn năm những lãnh thổ này đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, thậm chí có quốc gia từng trực tiếp sử dụng chữ Hán.
Văn hóa Trung Hoa trong phạm vi này qua quá trình mấy nghìn năm phát triển, dưới sự bảo hộ của Sáng Thế Chủ, được Thần truyền lại cho con dân, trải qua bao mưa gió, cũng sáng lập nên nền văn minh huy hoàng.
Nhìn từ góc độ văn hóa, sau khi Hiên Viên hoàng đế đánh bại Viêm Đế và Xi Vưu, đã thực hiện thống nhất và dung hòa các bộ lạc, những bộ lạc và người dân này trong mấy nghìn năm về sau cho dù có di cư đến đâu, hình thành nên dân tộc nào, họ đều nhận mình là hậu duệ của Viêm Đế, là truyền nhân của rồng; sau khi Võ Vương phạt Trụ, hậu duệ của triều Thương đưa dân chúng tiến vào bán đảo Triều Tiên, nghe nói thậm chí còn có một đội quân của triều Thương di cư đến Châu Mỹ; đến thời Tần Thủy Hoàng, Từ Phúc mang theo 500 đồng nam đồng nữ cùng nô bộc tiến vào quần đảo Nhật Bản. Rất nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đều từng là nước chư hầu của đế quốc Trung Nguyên. Tô Vũ triều Hán bị quân Hung Nô bao vây ở Bắc Hải (Hồ Baikal ngày nay), nhưng thời đại Mục Dương có kéo dài đến đâu cũng không thay đổi được khí tiết và bản sắc của người Hán; Trương Khiên đi sứ Tây Vực, bắt đầu đưa văn hóa người Hán mở rộng tầm ảnh hưởng ở Tây Vực; sau đó nhà sư Đường Huyền Trang đi Tây Thiên lấy kinh và nhà sư Giám Chân sang phía đông (Nhật Bản) để cống hiến cho sự nghiệp truyền bá Phật Pháp; quê hương của thi nhân Lý Bạch triều nhà Đường ở vùng Toán Diệp, Đông Á; thời đại của Tống Nguyên và về sau, “xuống Nam Dương”, trở thành nơi ra ngoài mưu sinh của người dân Giang Nam, điều này đã mở đầu cho sự phát triển của dân tộc Hán ở quần đảo Philippin, Malaysia và Ấn Độ.
Tôi viết những điều này để nói rằng, mục đích Thần tạo ra diện mạo của sông núi và văn hóa xã hội chính là để con người tương lai khi được Đại Pháp cứu độ, có thể có nơi chốn và hoàn cảnh nhân văn để quay về.
Quả thật, những khu vực khác nhau trong phạm vi văn hóa Trung Hoa đều có nguồn gốc từ văn hóa và dân tộc ở vùng đất này, ví dụ “nghiên cứu khảo cổ học chứng minh rằng di chỉ hang động đầu thời đại đồ đá ở thị trấn Giao Giới thành phố A Thành cách đây khoảng 175.000 năm”. “Cách đây từ 5000 đến 6000 năm, tức là thuộc ‘thời đại truyền thuyết’ ở vùng đất Trung Nguyên, dấu chân của những người dân cổ đại ở khu vực Hắc Long Giang gần như có mặt ở khắp nơi, lưu lại cho chúng ta vô số di tích văn hóa …” (Trích từ “Chuyện về lịch sử Hắc Long Giang). Chắc hẳn toàn quốc có nhiều tỉnh như vậy thì những trường hợp như thế này cũng có rất nhiều.
Cũng là những vị Thần khác nhau để làm phong phú văn hóa Thần truyền và triển hiện khả năng tạo hóa của họ, sáng tạo ra vạn vật; nhưng nền văn hóa ở những khu vực này sau đó đều bị nền văn hóa Hoa Hạ mà Viêm Hoàng làm đại biểu lai tạp thậm chí đồng hóa. Có thể nói rằng văn hóa Hoa Hạ cũng thu hút những nền văn hóa ở các khu vực khác mà trở thành một nền văn hóa bao dung có tính dung hợp mạnh mẽ.
Chúng ta thường nói rằng cao nguyên Thanh Tạng được ví như nóc nhà của thế giới, là cao nguyên cao nhất, là nơi gần với trời nhất. Trên bản đồ phạm vi văn hóa Trung Hoa xuất hiện cao nguyên này cũng là do Thần muốn nhắc nhở con người: Nền văn minh được nuôi dưỡng từ nguồn nước chảy ra từ dãy núi này là nền văn hóa do Thần tạo ra và cuối cùng sẽ dẫn dắt con người quay trở về; nói cách khác, ở đây mới là nơi gần nhất với trời – ngôi nhà thực sự của con người. Thần sẽ truyền cho con người Đại Pháp quay trở về ở vùng Trung Thổ.
Nhìn từ góc độ địa chất, chúng tôi sẽ trích dẫn những nhận xét của những người có tiếng tăm để chứng minh vấn đề này. Cuốn sách này có tên là: “Người Trung Quốc đến từ đâu”, là cuốn sách do viện nghiên cứu cao nguyên Thanh Tạng thuộc học viện khoa học Trung Quốc và viện nghiên cứu các hành tinh phối hợp viết”, trong cuốn sách này các tác giả viết: vào 650.000 năm trước, bản khối đại lục Ấn Độ và Á Âu đã va chạm vào nhau, tốc độ va chạm rất nhanh và lực va chạm vô cùng lớn, đến mức chúng ta có thể hình dung là rất mãnh liệt”. Tiếp đó các tác giả đề cập đến cuộc va chạm này không chỉ hình thành nên cao nguyên Thanh Tạng, mà còn trực tiếp hình thành nên những đặc trưng địa chất ba tầng trên lãnh thổ Trung Quốc, tình trạng khí hậu mưa phùn lất phất ở Giang Nam, tình trạng khô hạn ít mưa ở nội địa cùng với hệ thống sông hồ ngày nay. (Độc giả quan tâm có thể tìm cuốn sách này trên mạng để tìm hiểu thêm) thông qua “sức mạnh tự nhiên” liên tiếp cực kỳ trùng hợp này, chúng ta rất khó thực sự tin rằng tất cả những sự kiện này đều chỉ là “trùng hợp” mà thôi.
Sự va chạm giữa bản khối đại lục Á Âu và bản khối đại lục Ấn Độ dương này mới có thể đẩy khu vực cao nguyên Thanh Tạng từ dưới biển lên thành cao nguyên. Vậy tại sao cứ phải đẩy nơi này lên thành cao nguyên cao nhất thế giới? Mà phía nam và bắc của cao nguyên này lại xuất hiện Giác Giả cứu thế? Sự việc trong thiên hạ làm sao có chuyện ngẫu nhiên và tự nhiên chứ? Trong mắt người tu luyện, hết thảy điều này đều là sự an bài hoàn hảo của Sáng Thế Chủ, chỉ là biểu hiện ra qua những việc ở nhân gian mà thôi, đều thể hiển năng lực của Thần.
Dưới đây tôi muốn nói lên vai trò lịch sử và giá trị trân quý của “phạm vi văn hóa đại Trung Hoa”, đồng thời cũng muốn nhân cơ hội này viết ra việc con người trong lịch sử mấy nghìn năm nay đã trải qua quá trình tìm Pháp khó khăn, gian khổ như thế nào, đến bây giờ mới có thể tìm được Pháp, hiểu rõ chân tướng.
Chúng tôi đứng từ góc độ luân hồi viết về quá trình con người tìm Pháp ở các nơi, đồng thời cũng viết một chút về phong tục, văn hóa ở các nơi. Bởi vì văn hóa và phong tục này vốn đều do Thần hữu ý an bài để con người ngày nay có thể tìm được Pháp và nhận thức Pháp.
(Thay lời tựa)
chanhkien.org / big5.zhengjian.org