Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»SỨC KHỎE»Chất độc vào cơ thể bạn rồi sẽ được ‘cất giữ’ ở đâu?

Chất độc vào cơ thể bạn rồi sẽ được ‘cất giữ’ ở đâu?

khaimokhaimo01/12/2017380
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Nội dung
  1. Hòa tan trong chất béo
  2. Chất độc trong máu
  3. Xương – “kho” chứa chì
  4. Mô liên kết, hệ bạch huyết và khớp
  5. Hạn chế độc tố bằng cách nào?
Click Đọc
 
 

Hầu hết chúng ta ít nhiều biết rằng hàng ngày phải tiếp xúc với đủ loại hóa chất độc hại khác nhau. Một số có thể bị loại bỏ nhanh chóng, tuy nhiên khi quá ngưỡng thì chúng bị tích lại trong cơ thể. Nhưng đâu là các kho chứa?

Rau chứa thuốc trừ sâu, thịt có kháng sinh và thuốc tăng trưởng, chì trong không khí ô nhiễm khói bụi, chì trong son môi, hóa chất trong nước uống, các phân tử nhựa v.v. các nhà khoa học ước tính cơ thể người hiện nay phải tiếp xúc với khoảng 100,000 loại hóa chất độc hại.

Một số loại cá biển có chứa thủy ngân (Ảnh: qua babau365)

Có thể bạn nghĩ rằng, nếu chất độc dính lên da thì chỉ đơn giản là lau, rửa đi, hoặc nếu nó đã đi vào trong cơ thể thì chỉ cần thải nó trong nhà vệ sinh sau một vài giờ là ổn. Nhưng thực tế là các chất độc này không dễ được loại bỏ, cơ thể sẽ lưu giữ nguyên độc tính của nó đến một mức độ nhất định, có nghĩa là chúng có xu hướng được tích lũy lại ở đâu đó trong một thời gian dài.

Thông thường các chuyên gia chia các chất độc thành 2 loại, loại tan trong chất béo và loại tan trong nước.

Hòa tan trong chất béo

Có nhiều chất độc không hòa tan được trong nước bởi vì chúng ưa chất béo – có nghĩa là chúng hòa tan trong dầu, mỡ. Như vậy, nơi có nhiều khả năng nhiễm độc chính là phần chất béo của bạn. Đây có thể là may mắn vì giúp chặn các độc tố lại, không để lây lan ra các bộ phận khác, nhưng cũng có thể là rủi ro.

Nói đến béo, thường chúng ta nghĩ đến phần mỡ bụng, nhưng điều đáng lo ngại là nhiều cơ quan có chất béo bám trực tiếp xung quanh, ví dụ các nội tạng gan, tụy, thận, đường ruột và các cơ quan khác. Chất độc được lưu trong chất béo nội tạng sẽ làm các cơ quan trong cơ thể nhiễm độc, kể cả các các tuyến nhạy cảm như tuyến tụy cũng bị nhiễm độc tố.

Cái bụng béo có thể là nơi tích trữ nhiều độc tố (Ảnh: qua ĐKN)

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên quan rõ ràng giữa PCBs (chất độc hòa tan trong chất béo) với việc tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Một vấn đề khác của các chất độc được lưu giữ trong chất béo là nó ở gần với hệ thống thần kinh cực kỳ nhạy cảm của con người. Ước tính bộ não được làm từ 60-80% chất béo, chất béo cũng bao bọc quanh các dây thần kinh của chúng ta dưới dạng myelin. Điều này có nghĩa là một số chất độc đang tồn tại ở rất gần với dây thần kinh của chúng ta, đó là lý do tại sao các triệu chứng như sương não, suy giảm thần kinh, đau đầu, ngứa, tê liệt là những căn bệnh rất phổ biến được sinh ra từ các loại độc tính này.

Một số chất độc phổ biến có khả năng hòa tan trong chất béo:

  • Thủy ngân: có trong vắc-xin, một số loại cá biển
  • PCBs (Polychlorinated biphenyls): chất độc gây ung thư có trong nhiều loại dầu máy công nghiệp
  • Chất dung môi (benzene, xylene, xăng v.v.)
  • Dioxin: 90% phơi nhiễm dioxin là qua thực phẩm

Chất độc trong máu

Mạch máu lưu giữ nhiều chất độc hại tan trong nước (Ảnh: qua ĐKN)

Một phần quan trọng khác cơ thể dùng để lưu trữ chất độc, đó là máu – lưu trữ chất độc tan trong nước. May thay, máu có thể dễ thải độc hơn các cơ quan khác nhờ cơ chế lọc thải độc của gan và thận.

Gan và thận là nơi chuyển hóa độc chất và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể (để dành chỗ cho các chất dinh dưỡng cần thiết). Vấn đề thực sự của các chất độc hòa tan trong nước xuất phát từ việc thường xuyên bị nhiễm độc, chúng ta liên tục phải nạp vào người đủ loại chất độc hại.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn thường xuyên uống phải nước từ chai nhựa nhiễm bis-phenol A (BPA) hoặc ăn đồ bị nhiễm thuốc trừ sâu?

Lặp đi lặp lại việc tiếp xúc với nhiều loại độc tố sẽ làm rối loạn các hóc môn và tệ hơn là gây ra các bệnh trên khắp cơ thể.

Một vài hóa chất hòa tan trong nước thông thường:

  • Nhiều loại kim loại nặng (arsenic, cadmi…)
  • Thuốc trừ sâu nhóm clo
  • BPA

Xương – “kho” chứa chì

Nơi lưu giữ chất độc tiếp theo là xương, có khuynh hướng nguy hiểm hơn. Xương bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm chì nhưng cũng lại chính là nơi lưu giữ độc tố lại lưu trữ ở chính chỗ đó.

Chì có thể bị tích lũy trong xương (Ảnh: qua ĐKN)

Trong trường hợp gặp chấn thương làm vỡ xương, khi mang thai hoặc bị chứng loãng xương thì lượng chì đã được tích lũy trong xương sẽ tràn vào máu ở mức cao làm cho các loại mô và cơ quan có nguy cơ nhiễm độc, và đặc biệt là có hại cho thai nhi. Đây là lý do tại sao các bà mẹ trước khi mang thai hoặc bị bệnh loãng xương nên xử lý để thải hết lượng chì ra khỏi cơ thể.

Mô liên kết, hệ bạch huyết và khớp

Đây là bộ phận tiếp theo nơi chất độc đi qua và khá dễ dàng bị đào thải, đó là các khớp, mô liên kết và hệ bạch huyết. Khi bạn vận động, các chất độc sẽ được đẩy bỏ ra ngoài. Tuy nhiên vấn đề là con người hiện đại có lối sống ngày càng tĩnh với các công việc bàn giấy, lái xe, thích xem truyền hình và máy tính. Các chất độc không thải ra được, lại đi vào máu, rồi tiếp tục tìm các bến đỗ khác nhau trong cơ thể.

Hạn chế độc tố bằng cách nào?

Mặc dù ô nhiễm đang xảy ra ở khắp nơi, nhưng các chuyên gia cho rằng, chỉ cần lưu ý cung cấp một chế độ dinh dưỡng tốt cho cơ thể, lối sống lành mạnh, bạn vẫn có thể hỗ trợ cơ thể loại bỏ hầu hết các độc tố này, tự bảo vệ mình khỏi những tác động tiêu cực của chúng.

Mai Linh / Theo DKN

  • Thành công của một giám đốc đại diện hơn 25 người mẫu nổi tiếng tại New York, Paris, London và Milan
  • Cô gái với căn bệnh tưởng chừng không thể chữa khỏi và chuyến đi thay đổi cuộc đời

Bài Liên Quan

Viêm cột sống dính khớp, nằm liệt và sự hồi sinh kỳ diệu

Ung thư tuyến giáp : Tôi đã khỏi bệnh nan y

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Thoát khỏi Ma Túy Đá, Thuốc Lắc, Cỏ… Tôi đã có cuộc đời mới

25/04/2017

Trải nghiệm kỳ diệu của một vị trưởng bối VTV sau 480 ngày thực hành Pháp Luân Công

10/12/2017
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?