Cổ ngữ nói: “Đao sang dị một, ác ngữ nan tiêu”, ý chỉ vết thương do đao kiếm gây ra có thể sẽ mai một phôi pha nhưng những lời ác ý thì mãi găm sâu trong lòng người khác, chẳng thể nào gạt bỏ, lãng quên một cách dễ dàng. Vậy nên trong cuộc sống nên chú ý lời nói của mình, để tránh gây ra tai họa.
Trong cuộc sống, có bao nhiêu hiểu lầm đến từ lời nói bất cẩn; bao nhiêu tranh chấp đến từ việc buông thả không kiềm chế; bao nhiêu mâu thuẫn đến từ việc phàn nàn về người khác. Nhiều khi “người ít nói” còn thông minh hơn “người hay nói”, và “người không nói” lại tỉnh táo hơn “người nói”. Một người thực sự trí huệ sẽ ghi nhớ ba điều này trong giao tiếp với người khác.
1. Giữ kín chuyện gia đình của bạn
Tôi có người bạn tên là Lí An, cô ấy luôn buồn phiền về cuộc sống gia đình mình. Lí do là chồng của Lí An luôn thích chia sẻ cuộc sống thường ngày của họ với bạn bè, đặc biệt sau mỗi lần cãi vã, anh sẽ gặp vài người bạn để uống rượu và phàn nàn.
Gần đây hai người xảy ra tranh chấp vì những chuyện vặt vãnh như người thân đến ở vài ngày, hai bên không chịu nhượng bộ và xảy ra chiến tranh lạnh mấy ngày liền.
Sau một hồi bế tắc, chồng cô ấy lại tìm bạn bè phàn nàn và mong mọi người góp ý. Sau khi trở về nhà, anh nói với Lí An rằng bạn bè anh đều cảm thấy cuộc cãi vã là lỗi của Lí An và cô quá nhỏ mọn.
Nghe vậy, Lí An càng tức giận hơn. Cô phàn nàn về chồng khi đã nhờ người ngoài phán xét chuyện hai vợ chồng cãi nhau, sau này cô làm sao có thể gặp được những người bạn này?
Chắc chắn rồi, không mất nhiều thời gian khi danh tiếng của Lí An là “nhỏ mọn và vô lý” sẽ nhanh chóng lan truyền trong giới bạn bè của cô.
Việc phàn nàn về mâu thuẫn gia đình với người ngoài không những không giải quyết được vấn đề mà còn tạo ra những vấn đề mới. Gia đình bạn sẽ trở thành chủ đề bàn tán của người khác và cuộc sống của bạn chắc chắn sẽ bị đem ra mổ xẻ.
Trên thế giới này, có nhiều người xem chương trình hơn những người thực sự quan tâm đến bạn. Mỗi gia đình đều có vô số chuyện vặt vãnh và chuyện gia đình không rõ ràng. Vậy nên mối quan hệ gia đình tốt đẹp không có nghĩa là không có sự khác biệt, mà là dù có cãi vã thì vẫn giữ được phẩm giá cho đối phương.
Chúng ta thường thể hiện sự chân thành của mình với người qua đường mà quên mất khoan dung với những người thân gần gũi bên cạnh mình.
Có câu nói: “Trước mặt người khác không nói nhiều, sau lưng người khác ít trách móc, có ý thức nhường cho nhau, ngầm hiểu biết giúp đỡ lẫn nhau. Đây là phong thủy tốt nhất cho một gia đình.”
Người thân cần một phần ba lòng chung thủy và chân thành, một phần ba sự thấu hiểu ngầm để ở bên nhau trải qua bao thăng trầm, và rất nhiều dũng khí để bao dung lẫn nhau, mới có thể ở bên nhau lâu dài trong cuộc đời này.
Đừng nói những điều không nên nói chỉ để tranh luận đúng hay sai. Nó thỏa mãn được tâm hư vinh của bạn một lúc nhưng lại tạo ra một khoảng cách không thể hàn gắn được.
2. Không bàn luận chuyện riêng tư của người khác
Người bạn thân nhất của tôi là An Nhiên, gần đây cô ấy đã trải qua một sự việc khủng khiếp. Cha cô bị đau tim và phải phẫu thuật, điều này đột nhiên khiến gia đình vốn đã khó khăn lại càng trở nên vất vả hơn.
Để nuôi sống gia đình, cô phải làm việc cật lực mà không dám nghỉ ngơi một giây phút nào. May mắn thay, nỗ lực của cô đã được đền đáp, cô đã trở thành người đứng đầu doanh số bán hàng của công ty trong ba tháng liên tiếp, nhận được rất nhiều tiền hoa hồng. Việc này đã giúp cô giải quyết những nhu cầu cấp thiết của gia đình và được sếp khen ngợi trong cuộc họp hàng tháng của công ty.
Nhưng khi đi vệ sinh cô đã vô tình nghe thấy hai đồng nghiệp nói chuyện về mình.
Một người nói: “Bạn đã thấy chưa? An Nhiên lại là người bán hàng chạy nhất công ty trong tháng này.”
Người kia nói: “Cô ta bán hàng nhưng lại nói những điều vô nghĩa.”
“An Nhiên biểu hiện tốt như vậy trước mặt mọi người, nhưng ở phía sau, vì để thúc đẩy đơn hàng, cô ta đã làm một số chuyện đáng xấu hổ!”
Cô không hiểu rằng những đồng nghiệp bề ngoài có vẻ vui vẻ lại vu khống cô mà không có căn cứ gì như vậy. Nghe vậy, cô tức giận đóng sầm cửa rồi bỏ đi.
Trong mắt mọi người, những người khác chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nhiều hiểu lầm trong cuộc sống đều xuất phát từ định kiến do không biết sự thật.
Nếu bạn không biết người khác đã trải qua những khó khăn gì thì bạn không đủ tư cách để đánh giá sự lựa chọn của người khác. Chuyện phiếm ở quy mô nhỏ có thể chỉ là chuyện tầm phào thông thường, nhưng ở một quy mô lớn nó có thể được coi là vu khống.
Trên thế giới không có bức tường kín, nếu bạn nói xấu sau lưng người khác, một khi lan truyền ra thì không chỉ khiến người khác xấu hổ mà còn làm tổn hại đến hình ảnh của chính bạn. Dần dần sẽ không có ai sẵn sàng nói chuyện với bạn nữa, có ít người tương tác với bạn hơn và có ít người bạn thực sự có thể thành thật với bạn hơn.
Như Trương Gia Giai đã viết trong sách rằng: “Lời nói của con người thật đáng sợ, bởi tác động không chỉ là nói xấu sau lưng bạn. Nó sẽ khiến những người yêu bạn nghi ngờ, và khiến những người không quan tâm đến bạn làm khó bạn.”
Vậy nên không nghe lời dối trá và không vu khống người khác, không chỉ là làm điều tốt với người khác mà còn mang lại may mắn cho chính mình.
3. Đừng phàn nàn về những khó khăn trong cuộc sống
Nhân vật Trịnh Quyên trong phim truyền hình “Thế giới con người” đã phải chịu nhiều đau khổ sau khi kết hôn với Chu Bỉnh Khôn, con trai út nhà họ Chu. Cô không chỉ phải chăm sóc mẹ chồng bị liệt trên giường mà còn giúp chị chồng chăm sóc con quanh năm. Cả gia đình chen chúc trong một căn nhà cũ nát, dựa vào thu nhập của chồng cô là Chu Bỉnh Khôn để sống qua ngày.
Sau này, Chu Bỉnh Khôn biết được một căn nhà gỗ nhỏ đã qua sử dụng đang được rao bán gấp với giá phải chăng nên anh đã dùng hết tiền tiết kiệm hơn mười năm để mua căn nhà.
Nhưng không lâu sau, họ biết được người bán nhà là kẻ dối trá, hoàn toàn không phải là chủ căn nhà, chủ nhân thực sự đã quay lại và muốn lấy lại ngôi nhà.
Kết quả là họ không chỉ mất đi một nửa số tiền tiết kiệm được mà còn bị mất nhà và gia đình phải tạm thời chuyển xuống tầng hầm.
Chu Bỉnh Khôn cảm thấy vô cùng áy náy khi cho rằng sự sơ suất của mình đã khiến vợ con và mẹ anh đau khổ.
Nhưng Trịnh Quyên không hề phàn nàn mà còn an ủi chồng rằng: Chỉ cần gia đình được ở bên nhau, điều đó quan trọng hơn bất cứ điều gì khác.
Để kiếm sống, Trịnh Quyên phải mở quán bán khoai lang ven đường, trong những tháng mùa đông lạnh giá, đôi tay cô tê cóng.
Nhưng cô ấy đã chống đỡ được bầu trời bằng sự kiên trì của mình. Cuộc đời cuối cùng đã trả lại cho cô chính là tia nắng sau cơn mưa sau ngàn cánh buồm. Gia đình cô đã có điều kiện chuyển đến một ngôi nhà rộng rãi, ba thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, họ còn kinh doanh một quán ăn nhỏ và có cuộc sống sung túc.
Số phận sẽ không mềm lòng vì bạn cầu xin sự thương xót, cũng sẽ không sẵn lòng giúp đỡ vì những lời phàn nàn của bạn. Bạn càng phàn nàn thì nó sẽ càng lún sâu hơn, giống như vết thương bị bong vảy, mỗi lần chạm vào lại thấy đau.
Đào Hành Tri nói: “Sau một trận mưa lớn, có hai loại người. Một loại nhìn lên bầu trời và thấy màu xanh và vẻ đẹp; loại kia nhìn xuống đất và thấy bùn lầy và tuyệt vọng.”
Khi một người ở trong thung lũng, người ấy luôn ngẩng cao đầu tiến về phía trước, nhưng nơi nào cũng có những con đường dốc, nếu bỏ cuộc và dừng lại, người đó sẽ luôn ở dưới đáy thung lũng.
Đừng đổ lỗi cho người khác khi bạn thất vọng, chỉ cần bạn mạnh mẽ để vượt qua, sẽ luôn có một ngày mây quang và mặt trời chiếu sáng chờ đợi bạn.
Tục ngữ có câu: “Thủy thâm bất ngữ, nhân ổn bất ngôn, tâm tồn thiện niệm, hành tắc cửu viễn”, ý muốn nói nước dù sâu tới đâu, nó trước giờ chưa từng thanh minh, đều để loài người tự đi khám phá; người làm việc chín chắn, trầm ổn, trước giờ không khoe khoang mình lợi hại ra sao. Chỉ cần giữ vững tâm thiện lương thì sẽ mãi trường tồn.
Cách một người nói chuyện sẽ biểu hiện thái độ của người ấy. Đừng vạch trần chuyện gia đình với bất cứ ai, hãy giữ hòa thuận với những người thân yêu quan trọng hơn là tranh luận ai đúng sai.
Không phàn nàn về những điều khó khăn là quyết tâm. Tâm thay đổi thì hoàn cảnh cũng thay đổi, trong cuộc sống điều quan trọng hơn than vãn là đối mặt với khó khăn.
Trên đời này không bao giờ thiếu người tài hùng biện, nhưng điều còn thiếu là lòng tốt. Người thông minh không nên nói nhiều, không phê bình, cũng không nên phàn nàn. Trong suốt quãng đời còn lại, tôi hy vọng chúng ta đều có thể nói điều tốt, suy nghĩ tốt, làm việc tốt và trở thành những người ấm áp và trong sáng.
Thùy Dung biên tập
Nguồn: aboluowang (Vương Hòa)
Vạn Điều Hay