Cổ nhân giải thích về mùa xuân và những lễ nghi của mùa xuân (Tranh minh hoạ: một phần từ “Tranh tiết vụ 12 tháng” của Thanh Nguyên, Bảo tàng Cung điện Quốc gia sưu tầm)
Cổ nhân từ xa xưa đã lưu lại cho chúng ta những quy luật tương ứng hợp nhất giữa trời, đất và con người, thiên văn và hiện tượng, lễ nghi nhân văn, ngũ hành âm luật, vật hậu vật tượng (những hiện tượng tự nhiên xuất hiện theo chu kỳ hàng năm do ảnh hưởng của môi trường; sự vật bên ngoài), can chi kỷ niên… Nghĩa là tất cả hoà vào một khối trọn vẹn, trên thì có thể quan sát thiên thời, dưới có thể giáo hoá dân, chính là một phần của nội hàm ‘thiên nhân hợp nhất’.
Trong văn hoá Á Đông, chúng ta biết 4 mùa có 24 tiết khí. Nó được xem như sự thể hiện của trí tuệ đạo đức cao thượng trong văn hoá truyền thống, thể hiện sự thuận theo quy luật của trời đất và thích ứng với tinh thần của bốn mùa.
Trời đất có tiết, bốn mùa đều có trật tự. Nhìn vũ trụ từ góc độ vật thể, nghĩa là bốn phương trên dưới được gọi là vũ; từ xa xưa tới nay, từ cổ chí kim được gọi trụ. Tinh khí của trời đất hình thành nên âm dương, sau khi tụ lại thành bốn mùa, tinh khí của bốn mùa tiêu tán mà thành vạn vật, cho nên mới nói “Thiên sinh tứ thời, địa sinh vạn vật”. Mùa xuân sinh sôi, mùa hạ trưởng thành, mùa thu thu hoạch, mùa đông ẩn tàng, đó là quy luật bình thường của khí bốn mùa, vận chuyển tuần hoàn. Hai mươi bốn tiết khí này là do người xưa định ra dựa trên sự thay đổi quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời, nghĩa là sự thay đổi của vị trí hoàng đạo.
Sách cổ ghi lại rằng ngay từ thời nhà Chu, đã dùng thổ khuê để đo bóng mặt trời và xác định bốn thời của xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí. Đến đời nhà Tần, Hán thì chia thành 24 tiết khí, mỗi tiết khí có 3 hậu (khoảng thời gian) đây là 24 tiết khí và 72 hậu vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Và mỗi tiết khí lại tương ứng với một hiện tượng vật hậu khác nhau, đó là “hậu ứng”. Ví dụ, những thay đổi trong các tiết khí từ khi bắt đầu đóng băng, tan băng đến khi bắt đầu có sấm sét, tương ứng với thực vật từ giai đoạn nảy chồi, nảy mầm đến ra hoa và đậu quả, v.v.
Mùa Xuân
Thiên Đế phụ trách mùa Xuân là Thái Hạo, ở phía Đông và vị trí quẻ Chấn trong Kinh dịch, và vị Thần chính được gọi là Câu Mang. Thuộc tính của ngũ hành là Mộc, nghĩa là duỗi ra, mọc ra. Ngày tốt của thiên can là ngày Giáp và Ất. Giáp là Mộc dương, thuộc cây thân gỗ; Ất là Mộc âm, thuộc về cây hoa cỏ. Mộc hưng thịnh vào mùa xuân, vì vậy màu sắc của mùa xuân là màu xanh lam, còn được gọi là “Thanh Đế”.
Màu lam tương ứng với gan trong ngũ tạng, mùa xuân vạn vật hồi sinh, dương khí thăng lên, khí huyết trong cơ thể con người cũng hướng từ trong ra ngoài, gan điều động khí huyết nên việc bảo vệ gan vào mùa xuân là đặc biệt quan trọng. Ngũ quan của con người thì ứng với “đôi mắt” , vì vậy chúng ta nên chú ý đến việc bảo dưỡng đôi mắt.
Năm hương vị thì ứng với “chua”, và trong số năm loại ngũ cốc thì ứng với “lúa mì” . Ngũ thường ứng với “nhân” (nhân từ). Thế nên, lúc này pháp lệnh của nhà nước phải khoan dung, cấm sát phạt. Nếu chủ động dấy binh sẽ bị Trời phạt.
Ngôi sao hộ mệnh là Tuế tinh (sao Mộc -Jupiter), vì theo dõi những thay đổi của Tuế Tinh có thể dự đoán được các sự kiện lớn trên thế giới. Đông Phương là quan điền phụ trách nông nghiệp trong “Ngũ quan” của Thượng Thiên. Vạn vật nảy nở, chính là lúc canh tác, gieo cấy mùa xuân. Trong mùa này, “Giốc” (nốt Mi) thuộc âm Mộc trong ngũ âm, là âm thanh của mùa xuân.
Ba tháng vào mùa xuân là mạnh xuân, trọng xuân và quý xuân. Ba tháng này lần lượt được gọi là “tưu nguyệt”, “như nguyệt” và “túc nguyệt”. Chúng ta hãy cùng xem sáu tiết khí mùa xuân:
Lập Xuân (tiết bắt đầu mùa xuân)
“Lập Xuân” là tiết tháng Giêng. Lập nghĩa là bắt đầu, là mùa xuân đã bắt đầu. Đó là lúc “mùa xuân đến thế gian cỏ cây đều biết”. Hậu phải là “hậu đầu tiên gió đông tan băng, hậu thứ hai côn trùng bắt đầu sinh sôi, và hậu thứ ba cá ngâm trong băng”.
Lúc này, các tia sáng mặt trời do năng lượng dương hội tụ lại ban cho trái đất, và mặt đất hấp thụ ánh sáng, chăm sóc cho vạn vật. Chính là thiên khí giáng xuống, địa khí thăng lên, khí trời đất giao hòa, cây cỏ sinh sôi nảy nở. Quân vương nên tôn trọng tiêu chuẩn và tuân theo pháp tắc, hướng dẫn và đích thân trồng trọt, khuyến khích dân nuôi tằm.
Thiên tử mặc y phục màu xanh, cưỡi ngựa xanh, đeo bảo ngọc xanh, đích thân dẫn các đại phu Tam công Cửu khanh đến ngoại ô phía đông của thành phố để nghênh đón mùa Xuân, dâng lễ vật cho Thượng Đế Hạo Thiên, và cầu cho một vụ mùa bội thu. Người dân được lệnh cúng tế cho Thần Thổ Địa và vật hiến tế được sử dụng trong các cuộc hiến tế phải là giống đực. Cấm đốn cây, không giết động vật đang mang thai, không bắt hươu non và những thứ tương tự. Nhà vua nên ban thưởng cho các công thần và hạ cố cho dân thường.
Bắt đầu từ Lập Xuân, dương khí dần dần sinh sôi, Mộc có đức sinh dưỡng ra vạn vật, nên nói “thịnh đức tại Mộc”. Lúc này, gió đông bắc thuộc ‘bát phong’ đến, nên ân xá cho những người phạm tội nhẹ trong tù, và trả tự do cho những người đang bị giam giữ tra xét. Thiên tử cần ban ân huệ khắp nơi, giảm thuế và lao dịch, ban ơn cho người nghèo và nuôi dạy trẻ nhỏ.
Nhà thơ Bạch Ngọc Thiềm của thời Nam Tống có một bài thơ viết rằng: “Gió Xuân thổi bay tuyết trên đầu hoa mai, Một đêm gọi về mùa Xuân khắp thiên hạ. Từ đó, mùa Xuân kéo đến nhanh, trăm hoa, phú quý cỏ cây bừng sức sống”.
Vũ Thuỷ
Vũ Thuỷ có nghĩa là giữa tháng Giêng. Trước tiết Vũ Thuỷ, hơi nước ngưng tụ thành băng giá hoặc tuyết. Sau khi Lập Xuân, thời tiết ấm lên, hơi nước trên không hạ thấp xuống tạo thành mưa, và hình thành nên vũ thuỷ, bắt đầu có mưa.
Một bài thơ của Nguyên Chẩn thời Đường đã giải thích rất rõ về tiết khí Vũ Thuỷ, rằng: “Vũ Thuỷ rửa sạch diện mạo mùa Xuân, cánh đồng bằng phẳng nhìn thấy rồng. Tế cá lấp đầy biển cả, chim nhạn bay về qua đỉnh núi, sắc mây nhẹ mà nặng, cảnh sắc nhạt mà đậm, hướng tới mùa Xuân bước sang tháng hai, sắc hoa ảnh trùng trùng”
Kinh Trập (Đánh thức côn trùng)
Kinh trập là tiết tháng Hai, khi màu cây xanh trở nên đậm sắc hơn, đó là lúc tiếng sấm bắt đầu vang lên, đánh thức những loài động vật nhỏ đang ngủ đông và nghênh đón thời tiết giữa mùa xuân. Trập có nghĩa là ẩn nấp. Ngủ đông là để nuôi dưỡng, chấn động là sấm sét, và sau đó vạn vật xuất hiện.
Lưu Trường Khanh của nhà Đường đã nói trong bài thơ “Kinh trập”: “Liễu bên đường đang đua sức xuân, cá trong ao đã đầy như bóng râm. Chợt nghe Thiên cung tiếng sét đánh, cầm thú côn trùng rơi xuống đất trời.”
Xuân Phân
Xuân Phân là vào giữa tháng Hai. Trong “Xuân thu phồn lộ” viết rằng: “Vào ngày Xuân Phân, âm dương bằng nhau, vì vậy ngày và đêm đồng đều, lạnh và nóng bằng nhau”.
Từ ngày xuân phân trở đi, chim én bay về, ánh sáng mặt trời trực tiếp di chuyển về phía bắc, và bán cầu bắc sẽ có ngày dài và đêm ngắn. “Phân” là chia đều, “Xuân Phân” xuân là chỉ sự phân chia đều giữa âm và dương, giữa ngày và đêm. Xét theo bốn mùa tiết khí trong ngày, Xuân Phân tương ứng với mặt trời mọc. Gió lúc này là “minh thứ phong” trong bát phong, tức là khi gió xuân đến, cần phải tu sửa biên giới và cai quản ruộng đồng.
Trong bài thơ “Đạp sa hành” của Âu Dương Tu đời Tống có nói: “Phong cảnh sau cơn mưa, tiết trời Xuân Phân, ngàn hoa trăm cỏ cây đua sắc”
Thanh Minh
“Thanh Minh” là tiết tháng 3. Trong tiết Thanh Minh, vạn vật đều thuộc về quẻ “Tốn” trong Bát quái. Tốn có nghĩa là sạch sẽ và chỉnh tề, đủ đầy; vì vậy nó được gọi là Thanh Minh. Thời điểm này thanh khiết, tốt đẹp, sinh sôi căng tràn sức sống, chính là thời điểm tốt nhất để cày bừa gieo trồng vụ xuân.
Vào thời nhà Đường, hoàng đế sẽ lấy mồi lửa và ban tặng nó cho các cận thần thân cận của mình trong Lễ hội Thanh Minh. Một bài thơ của Hàn Hoành đời Đường có nói: “Khi mặt trời lặn, nến từ cung Hán truyền ra, khói nhẹ bay vào nhà Vũ Hầu”.
Cốc Vũ
“Cốc Vũ” là vào giữa tháng ba, ý nghĩa là mưa sinh ra trăm hạt ngũ cốc, là tiết khí cuối cùng của mùa Xuân. Tức là cơn mưa nuôi dưỡng ngũ cốc.
Một bài thơ của Tề Kỷ thời Đường có câu: “Trước Cốc Vũ trong thung lũng mùa xuân, hãy lấy tay bốc khói thơm… Và mời khách hàng xóm, thử đun suối hoa rơi”.
Về khí của bốn mùa, Tư Mã Thiên trong “Sử ký” có nói: “Âm Dương bốn mùa này, tám vị, mười hai độ, hai mươi tư tiết, mỗi cái đều có quy luật riêng, ai tuân theo thì sẽ thịnh vượng, còn kẻ đi ngược lại nếu không tử thì cũng vong”.
Trong tiết xuân, vạn vật hồi sinh trở lại, mọi người cần thuận theo sự sinh sôi của mùa Xuân, tu thân dưỡng tính, vì giữa thiên địa vạn vật có sự cảm ứng và tương hỗ lẫn nhau.
Theo Từ Hi Vi – SOH
Minh An biên dịch
NTD Việt Nam