Có câu nói rằng: “Cuộc sống không phải là một vấn đề cần được giải quyết, mà là một thực tại cần phải được trải nghiệm”.
Khi trải qua rất nhiều thăng trầm trong cuộc đời, bạn sẽ thấy những khổ đau đã qua là bước đệm giúp chúng ta trưởng thành, mạnh mẽ và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
1. Biết cách từ chối
Khi một người sắp chết đói, nếu bạn cho họ một cân gạo, họ sẽ coi bạn như một ân nhân.
Nhưng nếu bạn thường xuyên cho anh ta một cân gạo, cộng lại sẽ thành hàng trăm cân gạo thì anh ta đã quen với sự giúp đỡ của bạn. Sau đó, khi bạn cố gắng ngừng giúp đỡ anh ta, bạn sẽ trở thành kẻ thù của anh ta.
Trong “Tăng Quảng Hiền Văn” cũng nói rằng: “Khát thời nhất trích như cam lộ, túy hậu thiêm bôi bất như vô”, nghĩa là: Khi khát một giọt như nước thánh, đã say thêm chén chẳng bằng không.
Giúp đỡ người khác là một hành vi tử tế và đẹp đẽ. Nhưng nếu giúp đỡ trở thành thói quen và lòng tử tế mất đi mức độ thì nó sẽ chỉ dẫn đến lòng tham cho người khác.
Nhà văn Higashino Keigo từng nói: “Ngay cả một người tử tế cũng không thể lúc nào cũng thể hiện lòng tốt với mọi người”.
Chúng ta cần phải tử tế, nhưng không được lãng phí lòng tốt của mình. Lòng tốt quá mức sẽ chỉ làm cho lòng tốt của chúng ta trở nên bị lợi dụng. Nếu bạn đối xử với người không xứng đáng, hãy kịp thời ngăn chặn những tổn thất của mình.
2. Hài lòng
Có hai câu thơ rất hay rằng: “Nhược vô nhàn sự quải tâm đầu. Tiện thị nhân gian hảo thì tiết”, nghĩa là: Người mà thư thái, tâm vô sự. Thời tiết quanh năm đẹp giữa lòng.
Nếu bạn không quan tâm đến những điều ồn ào thì quanh năm đều là thời điểm tốt trên đời. Một người có thể “tùy ngộ mà an”, thuận theo bốn mùa mà làm thì tất sẽ không có phiền não trong tâm, như thế mỗi ngày đều vui vẻ khoái hoạt.
Trên thực tế, vẻ đẹp và cái xấu, sự nhộn nhịp và yên bình của thế gian mà chúng ta nhìn thấy phần lớn đều là sự phản ánh nội tâm của chính chúng ta.
Nếu bạn luôn khó chịu vì những điều tầm thường, đó thường là do sự tu dưỡng và trạng thái tinh thần của bản thân bạn chưa đủ.
Người xưa có câu: “Ba thế giới chật hẹp như hạt bụi trong mắt, giường rộng nhưng trong lòng chẳng có gì”. Người có tấm lòng thực sự trong sáng sẽ luôn hài lòng.
Nếu bạn không thể mở rộng tâm trí và tầm nhìn của mình, bạn sẽ bị vây quanh bởi những vấn đề tầm thường khó hiểu trong suốt cuộc đời.
Ngược lại, nếu bạn có thể sống hài lòng, tâm trí rộng mở, không quan tâm đến phiền phức, đúng sai thì cuộc sống của bạn tự nhiên sẽ là “mỗi ngày đều tốt, lúc nào cũng vui vẻ”.
3. Đừng bận tâm thị phi
Trong “Tăng Quảng Hiền Văn” có câu thơ: “Thị phi trung nhật hữu, bất thính tự nhiên vô”, nghĩa là: Chuyện thị phi ngày nào cũng có, không nghe thì không còn chuyện thị phi.
Như người ta thường nói: “Lời đồn chỉ dừng lại ở người trí huệ”. Khi đối mặt với tin đồn, chúng ta nên lựa chọn và đi theo hướng đi của mình, lặng lẽ quan sát đúng sai, không vô cớ gây rắc rối cho bản thân và người khác.
Thay vì lãng phí thời gian vào việc ngồi lê đôi mách, buôn chuyện, đổ thêm dầu vào lửa, chạy theo đám đông khiến cuộc sống trở nên vô nghĩa, bạn nên làm giàu cho bản thân và sống hết mình.
4. Ngừng lo lắng
Trong bài thơ “Sinh niên bất mãn bách” có hai câu thơ: “Sinh niên bất mãn bách, Thường hoài thiên tuế ưu”, nghĩa là: Đời người chẳng được trăm năm. Mà thường ôm mối lo nghìn thuở.
Chúng ta chỉ sống được vài chục năm nhưng thường có những lo lắng, buồn phiền vô tận. Bởi lo lắng là bản chất của con người, nhưng có thể giải quyết lo lắng là một kỹ năng.
Vương Dương Minh, một nhà tư tưởng xuất sắc đã từng nói: “Nếu có chướng ngại thì loại bỏ nó là thích hợp. Nếu bạn không loại bỏ nó, nó sẽ làm tâm trí bạn mệt mỏi và sẽ có rất nhiều sự tức giận”.
Nghĩa là những lo toan, thống khổ trong cuộc sống giống như cỏ dại và cần phải nhổ bỏ, nhưng nếu thỉnh thoảng không được dọn sạch thì cũng đừng để tâm, càng quan tâm thì tâm trí bạn càng bối rối và tâm trí bạn sẽ tràn ngập những suy nghĩ xao lãng.
Nhà văn Uông Tăng Kì có một câu nói cũng rất nổi tiếng: “Dù đi đâu cũng phải vui vẻ một chút và nghĩ ra giải pháp nào đó. Tại sao lúc nào trông bạn cũng buồn bã?”
Đúng vậy, cuộc sống không bao giờ thuận buồm xuôi gió, chỉ bằng cách vượt qua những trở ngại trong những hoàn cảnh khác nhau và tìm cách sống tốt mỗi ngày, bạn mới có một cuộc đời ý nghĩa và nên thơ.
5. Không phàn nàn
Tuân Tử viết: “Tự tri giả bất oán nhân; tri mệnh giả bất oán thiên. Oán nhân giả cùng, oán thiên giả vô chí”, nghĩa là: Kẻ biết mình thì không oán người, kẻ biết mệnh thì không oán trời. Oán người là cùng đường, oán trời là không có trí.
Những người phàn nàn về người khác sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình; những người phàn nàn về số mệnh cũng sẽ không thể quyết tâm tiến bộ.
Người xưa có câu: “Ai trách trời, trách đất, trách cha mẹ, trách mình là người ngốc nghếch và thiếu tham vọng”.
Trong cuộc sống không có sự dễ dàng, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Nếu bạn cứ phàn nàn suốt ngày sẽ không thay đổi được điều gì và chỉ khiến mọi người tránh xa bạn mà thôi.
“Có người gói gọn cuộc đời mình trong việc dò xét nhau, đoán mò và làm tổn thương nhau, trong khi có người lại thả cuộc đời mình vào sự bao la của đất trời, núi non bao la”. Tôi rất thích đoạn văn này, và tôi cũng vậy hy vọng tất cả chúng ta có thể là người ở vế sau. Bởi cuộc sống có hạn, đừng lãng phí thời gian vào những lời phàn nàn vô nghĩa.
6. Đừng so sánh
Có bao nhiêu người trên thế giới thực sự có thể đạt được quyền lực và sự giàu có? Hầu hết mọi người chỉ mơ mộng và sống như chính bản thân mình trong tưởng tượng.
Cuộc đời thì ngắn ngủi mà của cải như mây bay thì sao phải quá cố chấp. Con người không thể sống thiếu tiền, nhưng trong cuộc sống có rất nhiều thứ còn quan trọng hơn tiền.
Người xưa có câu: “Nếu thân không bệnh, trong lòng không lo, nhà không có chủ nợ, thì có thể thành người giàu trần gian”.
Khi tâm chúng ta tràn đầy ham muốn danh vọng và giàu có, chúng ta sẽ không thể dành một chút thời gian để hít thở làn gió trên sông hay thưởng thức trăng sáng trên núi.
Khi bạn còn trẻ, hãy cảm nhận nó. Đừng lãng phí những năm tháng vàng son của mình, đừng bận tâm những điều thị phi, đừng cố cứu vãn những thất bại vô vọng, đừng cống hiến cuộc đời mình cho những điều thô tục và không cần thiết. Hãy sống thuận theo tự nhiên và làm một người lương thiện, bạn sẽ có một cuộc đời tươi sáng và bình yên.
Thùy Dung biên dịch
Nguồn: aboluowang (Vương Hòa)
Vạn Điều Hay