Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Con rể nghèo bị bố vợ nhục mạ, nhờ đó mà phát tài

Con rể nghèo bị bố vợ nhục mạ, nhờ đó mà phát tài

khaimokhaimo29/12/202300
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Một mùa thu năm nọ, có một trận lũ lớn, ruộng đồng ngập nước, không có thu hoạch, Hạ Khai Cơ cuộc sống vô cùng khó khăn, bếp núc thường xuyên lạnh lẽo. Đến cuối năm, lượng người đến đòi nợ đã phá cả cổng rào. Vợ chàng bảo chồng đến nhà bố vợ vay ít tiền để trả nợ, và mua một ít đồ ăn Tết. Hạ Khai Cơ biết rằng sự việc sẽ không có kết quả, nhưng vì không còn cách nào khác, chàng vẫn rắn rỏi lên đường.

Khi đến nhà nhạc phụ, thấy ông đang bàn bạc với một người khác về việc mua bán ruộng đất, hai bên thương lượng, bàn luận rất lâu, mãi đến chiều người đàn ông mới chịu rời đi. Ngay khi Hạ Khai Cơ vừa mở miệng, Cao Lân Chiêu đã liên tục trách mắng con rể thậm tệ, ác ngôn đối đáp.

Hạ Khai Cơ nhẫn nhục chẳng dám nói thêm một lời, không mượn được tiền đành phải nhanh chóng về nhà. Lúc này trời đã tối, vừa đến gần cửa nhà thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất. Quả là, nhà dột gặp mưa đêm, thuyền trễ gặp gió lớn, trong tâm nghĩ đã gần cuối năm, mà không còn con đường nào để sinh tồn, lại bị bố chồng sỉ nhục một cách tàn nhẫn, thà chết quách đi cho rồi.

Phía sau căn nhà nơi họ ở có một cái ao, lúc này, Hạ Khai Cơ không bước vào nhà, mà bước đến cái ao sau nhà rồi nhảy xuống, định tự vẫn. Lúc này đang là mùa đông, nước trong ao rất cạn, chỉ đến thắt lưng, chàng đột nhiên cảm thấy trong bùn có vật gì cứng cứng chạm vào lòng bàn chân, đau đến không chịu nổi, nên chàng cúi xuống sờ soạng, tìm thấy một thỏi bạc lớn, sau đó chàng tiếp tục mò mẫm xung quanh, lớn lớn nhỏ nhỏ, những thỏi bạc ở khắp mọi nơi, Hạ Khai Cơ mừng muốn khóc, nhanh chóng leo lên bờ, gõ cửa vào nhà và kể với vợ.

Hai vợ chồng mò bạc suốt đêm trong ao, mò được vô số. (Ảnh: Liệu Tố Trinh/The Epoch Times)
Hai vợ chồng mò vàng bạc suốt đêm dưới ao, mò được vô số. Ngày hôm sau, chàng rửa mấy thỏi bạc nhỏ cho sạch bùn, giả vờ nói là mượn tiền của bố vợ để trả những khoản nợ. Sau đó, mỗi đêm họ lại xuống ao mò bạc, phải mất hơn mười ngày mới mò hết số bạc, ước tính khoảng hơn 10 vạn lượng, trong đó vàng chiếm khoảng ba phần, bạc chiếm khoảng bảy phần. Họ đào hầm trong nhà, gom hết số vàng bạc giấu vào trong. Nhưng vì lo lắng trước sự tò mò nghi hoặc của người khác, nên họ chưa bao giờ dám tỏ ra khác biệt.

Mãi đến năm sau, ruộng lúa và tơ tằm trên đồng đều được thu hoạch, Hạ Khai Cơ được ăn no mặc ấm, không còn rách rưới, mặt mũi tái nhợt gầy gò như trước, bố vợ Cao Lân Chiêu mới lại đối đãi tử tế với con rể. Một năm sau, vợ của Hạ Khai Cơ trở về nhà mẹ đẻ và sống ở đó một thời gian. Hạ Khai Cơ đến nhà nhạc phụ nhạc mẫu để thăm vợ, muốn đưa vợ về. Anh chàng đi đi lại lại trong tiền sảnh nhà nhạc phụ, liên tục dùng ngón tay đo độ dày của những cây cột trong sân.

Cao Lân Chiêu thấy kỳ lạ, bèn hỏi con rể đang làm gì vậy. Hạ Khai Cơ nói: “Nhà con xem ra sắp sập rồi, con muốn mô phỏng ngôi nhà của cha để xây một ngôi nhà mới.” Cao Lân Chiêu cười to và nói: “Chúng mày ăn cơm đủ bữa, liền suy nghĩ huyễn hoặc, mày đang nói mộng hả?”

Vợ của Hạ Khai Cơ tình cờ ở gần đó, bèn nói với cha: “Nếu con rể của cha thực sự có thể xây một ngôi nhà mới, thì cha sẽ nói gì?” Cao Lân Chiêu trả lời: “Nếu chồng mày thực sự có thể xây một ngôi nhà mới, vậy thì tiền công và tiền lương xây nhà bao nhiêu, tao sẽ trả toàn bộ.” Kỳ thực, ông ấy nghĩ hai vợ chồng họ thậm chí chẳng đủ khả năng mua vật liệu xây nhà. Vợ chồng Hạ Khai Cơ sau đó đã đồng ý với Cao Lân Chiêu về chuyện tiền công và tiền ăn cho thợ. Cao Lân Chiêu nói: “Cứ làm đi, tao sẽ không bao giờ thất hứa.”

Nhà họ Hạ quả nhiên sau đó sập xuống, nhưng nền móng vẫn còn, sau khi về nhà, họ bắt đầu khởi công xây dựng, mua vật liệu, thuê công nhân, ngôi nhà mới cao lớn mấy chục gian nhanh chóng được xây dựng, cực kỳ kiên cố và tỉ mỉ. Khi Cao Lân Chiêu nhìn thấy, mặc dù không tình nguyện, nhưng vẫn phải nuốt giận đưa tiền cho con một số tiền lớn, là vì bản thân ông đã đề xuất trước như vậy.

Khi Hạ Khai Cơ đang động thổ và khởi công xây dựng, một đêm nọ, chàng chợt mơ thấy một ông già râu trắng đội mũ gạc đen, mặc áo choàng đỏ, nói với chàng rằng tảng đá hình hoa mẫu đơn làm móng phía sau nhà không thể để người ta tự ý di chuyển. Sau khi chàng tỉnh dậy, cảm thấy rất kỳ quái, đến đêm liền tự mình đi di chuyển tảng đá, liền phát hiện phía dưới đá có bốn chiếc bình sứ chứa đầy vàng bạc, nguyên là ông cố cao tổ của chàng đã hiển linh báo cho biết, nên chàng lại thu được hơn mười vạn lượng vàng bạc.

Hạ Khai Cơ nghĩ rằng, việc bản thân từ bần hạn đột nhiên thành phú quý, là nhờ vào sự phù hộ của Thiên thượng. Tục ngữ có câu: “Thiên hạ lôi công, địa hạ cữu công”, mối quan hệ giữa cậu và cháu là chí thân chí thiết, làm sao có thể khiến cậu giận được. Nếu lúc đó bố vợ chịu cho anh chàng vay một ít tiền, thì anh chàng sẽ không bao giờ nhảy xuống ao rồi mò được thỏi vàng thỏi bạc, vì vậy sự giàu có này là gián tiếp nhờ vào bố vợ. Nghĩ vậy, anh chàng tính toán xem rốt cuộc bố vợ đã đưa cho mình bao nhiêu tiền, cuối cùng trả lại ông thay vì lấy.

Từ đó về sau, hai nhà chung sống hạnh phúc, tận lực hành thiện, thuê thầy dạy dỗ con trai, con trai họ thi trúng cử nhân một khóa nào đó thời Khang Hy, cháu của họ cũng thi đỗ khoa cử, làm quan triều đại kế tiếp.

Thái Nguyên – Epoch Times
Bản dịch của Hương Thảo – DKN

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Tôi đã trục xuất được cái ‘vong’ ra khỏi thân thể và tử thần cũng rời xa tôi…

11/11/2016

Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng

24/06/2017
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?