Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»COVID-19 có thể dẫn đến tổn thương não dai dẳng mà không thể phát hiện bằng các xét nghiệm định kỳ

COVID-19 có thể dẫn đến tổn thương não dai dẳng mà không thể phát hiện bằng các xét nghiệm định kỳ

khaimokhaimo04/02/202410
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

COVID-19 không chỉ gây hại cho phổi và hệ hô hấp mà còn có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho tim, ruột và hệ thần kinh (bao gồm não bộ). Một nghiên cứu tại Anh cho thấy tổn thương não do COVID-19 có thể kéo dài trong nhiều tháng sau khi nhiễm bệnh. (Getty Images)

COVID-19 không chỉ gây hại cho phổi và hệ hô hấp mà còn có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho tim, ruột và hệ thần kinh (bao gồm não bộ). Một nghiên cứu tại Anh cho thấy tổn thương não do COVID-19 có thể kéo dài trong nhiều tháng sau khi nhiễm bệnh.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications vào tháng 12 năm 2023 tiết lộ rằng một số bệnh nhân COVID-19 mặc dù đã phục hồi, các xét nghiệm máu thông thường cho thấy tình trạng khỏe mạnh, nhưng lại có dấu hiệu tổn thương não trong máu.

Nghiên cứu đã phân tích mẫu từ hơn 800 bệnh nhân COVID-19 nhập viện ở Anh và xứ Wales, trong đó một nửa đã phát triển các tình trạng thần kinh mới. Các nhà nghiên cứu đã đo các dấu hiệu tổn thương não trong các mẫu này, bao gồm kháng thể, protein viêm huyết thanh (cytokine) và protein tổn thương não (neuroglial).

Kết quả cho thấy trong quá trình khởi phát nhanh chóng các triệu chứng COVID-19 cấp tính, cơ thể sản xuất ra nhiều protein viêm quan trọng và có dấu hiệu tổn thương não. Đáng ngạc nhiên, ngay cả vài tháng sau đó, các dấu hiệu tổn thương não (neuroglial) vẫn tồn tại ở một số bệnh nhân COVID-19.

Những dấu hiệu viêm này liên quan đến phản ứng miễn dịch bất thường trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng những dấu hiệu này có thể đóng vai trò trong việc điều trị COVID-19 và các bệnh nhiễm trùng khác dẫn đến rối loạn chức năng não cấp tính.

Trong một bản thông cáo báo chí, Giáo sư Benedict Michael, nhà nghiên cứu chính kiêm Giám đốc Phòng thí nghiệm Thần kinh Nhiễm trùng của Đại học Liverpool và bác sĩ thần kinh tư vấn danh dự tại Trung tâm Walton, cho biết trong đại dịch COVID-19, các biến chứng về thần kinh đã trở nên rõ ràng ở một “tỷ lệ đáng kể bệnh nhân nhập viện”, kể cả những người bị nhiễm COVID-19 nhẹ.

Mặc dù một số triệu chứng thần kinh, chẳng hạn như đau đầu và đau cơ, thường nhẹ, ông tiếp tục nói, sự xuất hiện của các biến chứng thần kinh nghiêm trọng hơn và có khả năng thay đổi cuộc sống đã trở nên rõ ràng. Những biến chứng này bao gồm viêm não, co giật và đột quỵ.

Ông Michael giải thích, mặc dù phản ứng viêm trong máu không còn, nhưng dấu hiệu tổn thương não vẫn tồn tại trong máu vài tháng sau khi nhiễm COVID-19, đặc biệt ở những bệnh nhân trải qua các biến chứng về não như viêm não và đột quỵ. Điều này ngụ ý rằng có thể có tình trạng viêm và tổn thương đang diễn ra trong não mà các xét nghiệm máu không phát hiện được.

Giáo sư Leonie Taams, Trưởng khoa Miễn dịch và Khoa học Vi sinh, cho biết bằng cách kết hợp nghiên cứu thần kinh, miễn dịch và nhiễm trùng, họ đã có thể tìm ra một số dấu hiệu sinh học liên quan đến các biến chứng về thần kinh liên quan đến COVID-19. Điều này giúp đặt nền tảng cho việc làm sáng tỏ các cơ chế tiềm ẩn đằng sau những biến chứng này.

Ngay cả các trường hợp nhiễm COVID-19 nhẹ cũng có thể gây tổn thương não

Năm 2022, các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford đã công bố một bài báo trên tạp chí Nature, cho thấy rằng ngay cả các trường hợp nhiễm COVID-19 nhẹ cũng có thể dẫn đến teo não.

Sau khi phân tích dữ liệu từ 785 bệnh nhân, độ tuổi từ 51 đến 81, trong cơ sở dữ liệu của Anh, họ phát hiện ra sự suy giảm đáng kể về độ dày chất xám ở hồi parahippocampal và vỏ não hốc trán (nằm ở thùy trán dưới, một cơ chế thần kinh chính cho cảm xúc của con người). Ngoài ra, kích thước tổng thể của não cũng giảm, với mức co rút trung bình 0,7% ở các vùng não liên quan đến khứu giác.

Giáo sư Gwenaëlle Douaud, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết trong một bản thông cáo báo chí: “Mặc dù 96% người tham gia của chúng tôi chỉ bị nhiễm bệnh nhẹ, chúng tôi đã thấy mất khối lượng chất xám nhiều hơn và tổn thương mô nghiêm trọng hơn ở những người bị nhiễm bệnh, trung bình 4,5 tháng sau khi nhiễm bệnh. Họ cũng cho thấy sự suy giảm lớn hơn về khả năng trí tuệ để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp, và sự suy giảm về mặt tinh thần này một phần liên quan đến những bất thường của não”.

Theo Trung tâm Viêm não Johns Hopkins, viêm não có thể dẫn đến phù não, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, cứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng, rối loạn tâm thần và co giật. Chỉ trong thập kỷ qua, hơn 250.000 bệnh nhân ở Hoa Kỳ đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm não và tình trạng này phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi.

Viêm não có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm lú lẫn, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, co giật, rối loạn vận động và thay đổi về thị giác hoặc thính giác.

Do đó, nếu một cá nhân có các triệu chứng trên, việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời là rất quan trọng để xác định sự hiện diện của một tình trạng não nghiêm trọng. Trong những trường hợp như vậy, họ nên tuân theo lời khuyên của bác sĩ và trải qua quá trình điều trị tích cực.

Theo Ellen Wan – The Epoch Times
Chấn Hưng biên dịch

Ellen Wan

Ellen Wan đã làm việc cho phiên bản tiếng Nhật của The Epoch Times từ năm 2007.

Xem thêm:

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Cô giáo trẻ biến ‘cả lớp cá biệt’ ở một trung tâm giáo dục thường xuyên thành trò ngoan

14/10/2017

Bệnh nan y biến mất sau 15 ngày tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

15/01/2020
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?