Theo một báo cáo gần đây, những người lớn tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn do vaccine COVID-19, với nguy cơ tử vong tăng gấp đôi sau mỗi 4 năm. (Getty Images)
Theo một báo cáo gần đây, những người lớn tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn do vaccine COVID-19, với nguy cơ tử vong tăng gấp đôi sau mỗi 4 năm.
Nghiên cứu ngày 17 tháng 9, do tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận CORRELATION công bố, đã phân tích dữ liệu về tiêm chủng COVID-19 và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở 17 quốc gia xích đạo và Nam bán cầu. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận được dữ liệu chi tiết về độ tuổi và liều lượng vaccine sử dụng ở hai quốc gia gồm Chile và Peru.
Kết quả cho thấy, những người trên 60 tuổi tại các quốc gia này có nguy cơ tử vong do tiêm vaccine tăng “theo cấp số nhân theo độ tuổi”, “cứ 4 năm một lần thì nguy cơ sẽ tăng gấp đôi”. Đến liều thứ tư, hoặc liều tăng cường thứ hai, nguy cơ tử vong cho mỗi lần tiêm là 5%, hoặc trung bình cứ 20 mũi thì sẽ có 1 trường hợp tử vong.
Denis Rancourt, tác giả nghiên cứu, cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày 12 tháng 10 với nhà báo điều tra Sonia Elijah: “Người càng lớn tuổi thì nguy cơ tử vong [do vaccine COVID-19] càng cao và số ca tử vong càng nhiều. Nguy cơ tử vong 1/20 ở người cao tuổi có thể nói là rất lớn do sự can thiệp y tế”.
Việc tăng gấp đôi nguy cơ tử vong cho mỗi lần tiêm vaccine cứ sau 4-5 năm này nhanh hơn khoảng hai lần so với các bệnh ung thư, viêm phổi và bệnh tim (nguy cơ tử vong tăng gấp đôi trong 10 năm).
Nếu so sánh về nguy cơ tử vong với các quốc gia khác, thì Chile và Peru lớn hơn nhiều, cụ thể, nguy cơ tử vong tăng 5% sau mỗi lần tiêm vaccine với người từ 90 tuổi trở lên. Ví dụ: các nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ tử vong sau khi tiêm vaccine COVID-19 là 1% với mọi lứa tuổi ở Ấn Độ, 0,55% đối với người trên 80 tuổi ở Israel và 0,93% đối với người trên 85 tuổi ở Úc.
Các tác giả nghiên cứu viết: “Điều này làm đảo lộn chính sách y tế công cộng vốn ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người cao tuổi”.
Họ nói rằng chính sách y tế công cộng như vậy dựa trên hai giả định sai lầm. Đầu tiên là nguy cơ tử vong liên tục “không phụ thuộc vào độ tuổi” trong mỗi lần tiêm. Thứ hai là nguy cơ tử vong do tiêm thuốc là “giá trị nhỏ”, dựa trên ước tính lạc quan từ “các thử nghiệm được quản lý do ngành dược phẩm tài trợ”.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng cả hai giả định đều sai và khác xa với thực tế, ở quy mô quốc gia. Do đó, “ưu tiên người cao tuổi tiêm ngừa vaccine COVID-19 khi không có dữ liệu liên quan là liều lĩnh”.
Theo các nhà nghiên cứu, nguy cơ tử vong cao khi tiêm vaccine sẽ khiến các chính phủ phải dừng “chính sách ưu tiên [một cách vô căn cứ] tiêm chủng cho người cao tuổi cho đến khi các phân tích rủi ro và lợi ích hợp lệ được thực hiện và báo cáo công khai”. “Điều tương tự cũng có thể đúng với vaccine cúm theo mùa”.
17 triệu ca tử vong do vaccine COVID
17 quốc gia được phân tích trong nghiên cứu này là Argentina, Australia, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Ecuador, Malaysia, New Zealand, Paraguay, Peru, Philippines, Singapore, Nam Phi, Suriname, Thái Lan và Uruguay. Cùng nhau, họ chiếm 9,10% dân số toàn cầu và 10,3% số mũi tiêm vaccine COVID-19 trên toàn thế giới.
Nghiên cứu tính toán rằng có khoảng 1,74 triệu ca tử vong do tiêm chủng ở 17 quốc gia. Dùng phép ngoại suy trên cấp độ toàn cầu, ước tính có khoảng 17 triệu ca tử vong do vaccine COVID-19 trên toàn thế giới tính đến ngày 2 tháng 9 năm 2023.
Phân tích cho thấy, “chiến dịch tiêm chủng COVID-19 toàn cầu trên thực tế là một sự kiện gây tử vong hàng loạt do bác sĩ (hoặc thuốc, hoặc phương pháp điều trị y tế) gây ra” cho khoảng 0,213% dân số thế giới và “không thể ngăn chặn được bất kỳ trường hợp tử vong nào”.
Nghiên cứu ước tính rằng trên toàn cầu, cứ 800 mũi vaccine thì sẽ có 1 trường hợp tử vong.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng 15 trong số 17 quốc gia được nghiên cứu có đầy đủ dữ liệu về tỷ lệ tử vong, đã xảy ra “sự gia tăng hoặc đỉnh cao chưa từng có và tương đối rõ ràng” về tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 2 năm 2022. Đây cũng là khoảng thời gian mà các chính phủ triển khai nhanh chóng các loại mũi tiêm vaccine COVID-19 tăng cường trong khi các liều không tăng cường cũng đang được sử dụng.
Nghiên cứu cho biết: “Có một chút nghi ngờ rằng chính các chiến dịch tiêm chủng COVID-19 hàng loạt đã gây ra tỷ lệ tử vong vượt mức ở 17 quốc gia trong nghiên cứu hiện tại và nhiều quốc gia khác được nghiên cứu cho đến nay”.
“Nếu vaccine có khả năng ngăn chặn sự lây truyền, nhiễm trùng hoặc bệnh nghiêm trọng, thì đáng ra tỷ lệ tử vong sau khi triển khai vaccine sẽ giảm chứ không phải tăng, chẳng hạn như nhóm người cao tuổi – vốn được ưu tiên triển khai tiêm chủng nhanh chóng”.
“Và, sau khi triển khai vaccine, tỷ lệ tử vong sẽ không tăng bất thường ở các quốc gia, những nơi mà trước đó, không có sự gia tăng đột biến của các ca tử vong, như chúng tôi đã thấy ở đây, ở 9 quốc gia trên ba lục địa.”
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, họ “không tìm thấy bằng chứng nào” cho thấy “vaccine COVID-19 có tác dụng tốt”.
The Epoch Times đã liên hệ với Pfizer, BioNTech và Moderna để lấy bình luận về nghiên cứu nhưng không nhận được phản hồi nào vào thời điểm đưa tin.
Cảnh báo chống tiêm chủng
Một số nghiên cứu về vaccine ngừa COVID-19 đã cho thấy chúng an toàn, trong khi những nghiên cứu khác lại nêu bật sự nguy hiểm của chúng.
Ví dụ: một nghiên cứu vào tháng 12 năm 2022 cho thấy rằng so với giả dược, “hầu hết các loại vaccine đều làm giảm hoặc có khả năng giảm tỷ lệ mắc COVID-19 có triệu chứng và đối với một số người, có bằng chứng chắc chắn rằng chúng làm giảm bệnh nghiêm trọng hoặc nguy kịch”.
Tuy nhiên, một nghiên cứu về vaccine mRNA vào tháng 6 năm 2022 đã phát hiện ra rằng “vaccine COVID-19 của Pfizer và Moderna mRNA có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng”.
Nghiên cứu CORRELATION được đưa ra sau khi bác sĩ phẫu thuật tổng quát của Florida, Tiến sĩ Joseph Ladapo, khuyên những người dưới 65 tuổi không nên dùng vaccine mRNA COVID-19 mới và những người trên 65 tuổi nên thảo luận về những rủi ro của vaccine mRNA với bác sĩ để quyết định phương pháp tiếp cận sức khỏe của họ trong thời kỳ đại dịch.
Trong một cuộc họp báo, ông Joseph Ladapo nói: “Về cơ bản không có bằng chứng nào cho việc đó. Chưa có thử nghiệm lâm sàng nào được thực hiện trên người cho thấy nó mang lại lợi ích, chưa có thử nghiệm lâm sàng nào cho thấy đây là sản phẩm an toàn cho con người”.
“Hiện có nhiều nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới – Brazil, Úc, Hoa Kỳ – cho thấy rằng theo thời gian, những loại vaccine này, những sản phẩm mRNA COVID-19 này, thực sự làm tăng nguy cơ mắc bệnh COVID-19”.
Một báo cáo vào tháng Ba từ công ty đầu tư vĩ mô toàn cầu Phinance Technologies ước tính rằng vaccine ngừa COVID-19 đã gây thương tích cho hơn 26 triệu người ở Hoa Kỳ, khiến nền kinh tế thiệt hại gần 150 tỷ USD.
Theo Naveen Athrappully – The Epoch Times
Hoàng Tuấn biên dịch
NTD Việt Nam