Vua nước Việt thời kỳ Chiến Quốc là Câu Tiễn có công tiêu diệt nước Ngô là nhờ công lao của hai vị công thần, Phạm Lãi và Văn Chủng.
Khi nước Ngô và nước Việt xảy ra chiến tranh, Phạm Lãi khuyên vua nước Việt tạm thời đầu hàng, và khi thời cơ thích hợp, thì hãy phản công lại.
Ông cũng lặn lội khắp cả nước để tìm kiếm mỹ nữ, tìm được nàng Tây Thi đang giặt quần áo bên sông vô cùng xinh đẹp, bèn dâng nàng cho vua nước Ngô, vua nước Ngô bị mê hoặc bởi nữ sắc, không thể chuyên tâm vào việc bang giao.
Vua Ngô dần dần không còn lo cho dân, quốc gia ngày càng suy vong, còn nước Việt ngày càng dốc lòng xây dựng đất nước, dần dần quốc lực của đất nước càng ngày càng lớn mạnh. Cuối cùng, ông dẫn quân sang tiêu diệt nước Ngô, báo được nỗi nhục nhã của năm đó.
Lúc này Phạm Lãi mặc dù có công danh phú quý chờ ngày hưởng thụ, nhưng một chút ông cũng không tham luyến, ông đã ẩn cư nơi điền dã, sống một cuộc sống như những đám mây tự do, như những cánh chim nơi hoang dã.
Ông cũng đã viết một bức thư cho tướng quân Văn Chủng, khuyên ông rời khỏi chốn triều đình càng sớm càng tốt, nội dung bức thư như sau:
“Phi điểu tận, lương cung tàng; giảo thố tử, tẩu cẩu phanh”.
Câu trên có nghĩa là: “chim tận số rồi thì cung không cần dùng; thỏ chết rồi, chó bị phanh thây”.
Bạn và tôi đều biết rằng Việt Vương chỉ có thể cùng hoạn nạn, nhưng không thể cùng người hưởng lạc.
Nghĩ đến năm xưa khi chiến đấu với nước Ngô, chúng ta cùng Việt Vương hoạn nạn có nhau, ông đối với chúng ta thật là tôn kính. Nhưng khi đã diệt được nước Ngô rồi, chúng ta không sớm thì muộn cũng gặp họa, giống như khi tất cả các loài chim đều không còn nữa, cung tên tốt nhất cũng không cần dùng nữa; như con thỏ chạy nhanh mà bạn bắt được rồi thì con chó săn đó không còn hữu dụng nữa thì sẽ phải đem đi nấu chín và ăn thịt”.
Từ đó, “Phi điểu tận, lương cung tàng; giảo thố tử, tẩu cẩu phanh” đã trở thành hai câu thành ngữ nổi tiếng, để hình dung ra một số người chỉ biết cùng hoạn nạn, không thể cùng hưởng lạc. Đồng thời nó cũng được hiểu rằng những thứ không còn hữu dụng nữa thì bỏ đi.
Câu chuyện liên tưởng: một ly rượu làm giảm sức mạnh binh quyền
Sau khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn giành được thiên hạ nhờ rất nhiều vào công lao của các công thần thì vô cùng phiền não, sợ một ngày nào đó các công thần lợi dụng quyền binh lực to lớn có thể phản bội ông ta, đến lúc đó thì ngôi vị hoàng đế của ông sẽ không được yên.
Cuối cùng, ông đã nghĩ ra một cách khiến các công thần tình nguyện giao lại binh quyền cho vua mà không một chút than phiền.
Vào một buổi tối, ông mở tiệc chiêu đãi các công thần khai quốc gồm Thạch Bảo Tín, Vương Thẩm Kỳ và nhiều công thần khác, đích thân ông rót rượu mời các công thần, cảm tạ công lao vì nước vì dân của họ.
Tuy nhiên, trước khi uống rượu Thái Tổ thở dài một hơi và nói: “Mặc dù là hoàng đế, nhưng ta chưa bao giờ có một đêm ngon giấc kể từ khi lên ngôi.”
Thạch Bảo Tín cảm thấy kỳ lạ bèn hỏi Vua: “Hiện tại thiên hạ thái bình, Hoàng thượng còn có tâm tư gì nói ra để chúng thần còn chia sẻ cùng ghánh vác?”.
Thái Tổ nói với một khuôn mặt buồn bã: “Các khanh đều rất trung thành với ta như thế, ta vô cùng cảm kích, nhưng các khanh trong tay lại nắm giữ nhiều binh quyền, nếu có một ngày thuộc hạ của các khanh sinh tâm bất chính, buộc các khanh phải phản bội ta, vậy lúc đó ta phải làm sao?”
Thạch Bảo Tín và những người khác hoảng sợ quỳ xuống và nói: “Thần thật không dám!”
Sau một lúc, Thái Tổ nhẹ nhàng khuyên nhủ họ: “Nhân sinh vô cùng ngắn ngủi, trong nháy mắt đã mấy chục năm trôi qua, các khanh nên buông bỏ binh quyền, kiếm một chức quan an nhàn, sắm mấy sào ruộng, chuẩn bị cho con cháu sinh cơ lập nghiệp, lại mời một số ca nữ, mỗi ngày đều được thưởng hát dưới ánh trăng, sống như thế chẳng phải là một niềm vui lớn trong đời sao?”
Các vị quân thần không dám làm trái, chỉ có thể là gật đầu đồng ý.
Đây chính là câu chuyện: “Mượn chén rượu để rút binh quyền” nổi tiếng trong lịch sử. Thái Tổ chỉ cần dùng một chén rượu nhỏ đã lấy lại được bình quyền từ trong tây của các cận thần, người đã vất vả gian khổ cả đời mới có được.
Câu chuyện này cũng có đạo lý giống như hai câu thành ngữ “Phi điểu tận, lương cung tàng; Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh” vậy.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: epochtimes
Xem thêm
Vạn Điều Hay