Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Đạo lý “chiếc thuyền rỗng” về giải quyết vấn đề, 90% chúng ta không biết

Đạo lý “chiếc thuyền rỗng” về giải quyết vấn đề, 90% chúng ta không biết

khaimokhaimo23/05/202420
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Đạo lý “chiếc thuyền rỗng” về giải quyết vấn đề, 90% chúng ta không biết
Đạo lý “chiếc thuyền rỗng” về giải quyết vấn đề, 90% chúng ta không biết (ảnh: Pinterest)

10% cuộc sống được tạo thành từ những gì xảy ra với chúng ta và 90% còn lại được quyết định bởi cách chúng ta phản ứng với những gì xảy ra.

Nói cách khác, 10% mọi thứ trong cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, trong khi 90% còn lại nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu hiểu và khéo léo áp dụng đạo lý “chiếc thuyền rỗng” thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng.

1. Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Festinger đã đưa ra ví dụ như thế này trong cuốn sách của mình: Buổi sáng khi Castin thức dậy và tắm rửa, anh thản nhiên đặt chiếc đồng hồ cao cấp của mình bên cạnh bồn rửa, vợ anh sợ nó bị ướt nên cầm lấy và đặt lên bàn ăn. Khi con trai của anh khi thức dậy, đi đến bàn ăn lấy bánh mì, đã vô tình làm chiếc đồng hồ rơi xuống sàn và làm vỡ nó.

Castin rất yêu quý chiếc đồng hồ của mình, vì vậy anh đã đánh vào mông con trai một trận. Sau đó, anh cáu kỉnh và mắng vợ. Vợ anh không phục, nói rằng cô lo nước sẽ làm ướt đồng hồ. Castin nói rằng chiếc đồng hồ của anh là chống nước. Thế là hai người cãi nhau kịch liệt. Trong cơn tức giận, Castin không ăn sáng mà lái xe thẳng đến công ty. Khi gần đến công ty, anh chợt nhớ ra đã quên mang cặp tài liệu, nên lập tức quay về nhà.

Nhưng khi về đến nhà thì không có ai ở nhà, vợ anh đã đi làm, con trai anh đã đi học. Chìa khóa nhà anh để trong cặp tài liệu, nên anh không vào được nhà, buộc phải gọi điện cho vợ để xin chìa khóa. Vợ anh vội vàng chạy về nhà, trong lúc vội vã đã va vào một sạp trái cây bên đường, chủ sạp giữ cô lại không cho đi và yêu cầu bồi thường. Cô buộc phải bồi thường một khoản tiền mới được về.

71c320072eb6765611056e19e7d02d37
Việc chiếc đồng hồ bị hỏng chỉ chiếm 10%, còn chuỗi sự kiện sau đó chiếm 90% (ảnh: Pinterest)

Sau khi lấy được cặp tài liệu, Castin đã bị trễ 15 phút và bị sếp khiển trách nặng nề, khiến tâm trạng anh tồi tệ đến cực điểm. Trước khi tan làm, anh lại cãi nhau với đồng nghiệp vì một chuyện nhỏ nhặt.

Vợ anh cũng bị trừ tiền thưởng của cả tháng vì đã xin về sớm. Con trai anh hôm đó tham gia trận đấu bóng chày, vốn dĩ có triển vọng giành chức vô địch, nhưng vì tâm trạng không tốt nên đã chơi không tốt và bị loại ngay từ vòng đầu.

Trong ví dụ này, việc chiếc đồng hồ bị hỏng chỉ chiếm 10%, còn chuỗi sự kiện sau đó chiếm 90%.

Nhà triết học Đức Schopenhauer từng nói: “Tức giận trước hành vi của người khác cũng ngu ngốc như mất bình tĩnh trước một hòn đá chắn ngang đường mình”.

Bạn không thể kiểm soát 10% đầu tiên, nhưng hoàn toàn có thể quyết định 90% còn lại bằng thái độ và hành vi của mình. Đây chính là “Định luật Festinger” nổi tiếng.

2. Trong “Trang Tử Nam Hoa Kinh, chương Sơn Mộc” có một câu chuyện.

Có một người đang chèo thuyền qua sông, bỗng có một chiếc thuyền sắp lao vào thuyền của anh. Anh rất tức giận, gọi lớn tìm chủ thuyền mà không thấy ai đáp lại, thấy thế anh đã dùng những lời lẽ thô bạo, rằng chủ của chiếc thuyền kia là đồ không có mắt. Kết quả khi lại gần mới phát hiện trên thuyền không có ai, hóa ra nó chỉ là một con thuyền trống trơn, cùng lúc đó cơn giận của anh cũng tự nhiên tiêu mất.

Nếu một chiếc thuyền qua sông và có một chiếc thuyền trống khác va vào nó, dù là người có tính tình nóng nảy cũng sẽ không tức giận. Nhưng nếu trên thuyền có người, thì sẽ gọi người đó tránh ra. Gọi một lần không nghe, gọi lần thứ hai vẫn không nghe, đến lần thứ ba nhất định sẽ tức giận và dùng lời lẽ thô bạo. Lúc trước không giận vì thuyền trống trơn, bây giờ lại giận vì thuyền có người. Nếu có thể giữ lòng mình trống rỗng để tự tại rong chơi trong cuộc đời, thì còn ai có thể làm tổn thương được mình?

Đây là chính là đạo lý “chiếc thuyền rỗng” của Trang Tử.

1ff59258d719c782452ec9ba38ce7c7a
Nếu có thể giữ lòng mình trống rỗng để tự tại rong chơi trong cuộc đời, thì không ai có thể làm mình tổn thương (ảnh: Pinterest)

Đôi khi chúng ta tức giận chỉ vì nghĩ rằng người nào đó đã làm tổn thương mình, chứ không chú ý tới những tổn thương thực tế mà mình nhận phải. Những tổn thương sẽ do cái quan niệm về người nào đó như thế nào mà diễn hóa ra. Nếu không có cái gọi là “người đó” tồn tại thì cũng không còn tức giận.

Trong cuộc sống thực tế, chúng ta thường nghe mọi người than phiền: “Tại sao tôi lại xui xẻo thế này? Mỗi ngày luôn có những điều không may xảy ra với tôi, làm sao để tôi có được ít phút bình yên và tâm trạng tốt hơn được”?

Thực ra, đây là vấn đề về tâm lý. Điều này cũng giống như câu “Tướng tùy tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển” vậy. Chủ yếu là những quan niệm nặng nề của bản thân mà tự phát sinh những chuyện phiền não. Người có thể giúp đỡ mình, không phải là người khác, mà là chính mình. Nếu bạn hiểu và biết cách sử dụng đạo lý “chiếc thuyền rỗng” một cách khéo léo trong cuộc sống, thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng.

Bảo Châu biên dịch

Nguồn: Secretchina (Thư Hinh)

Xem thêm

Vạn Điều Hay

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Trưởng khoa bệnh viện: Hãy luyện Pháp Luân Công sớm nhất có thể

23/04/2016

Tôi đã khỏi bệnh nhược cơ

21/12/2022
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?