Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Đệ nhất nữ tử trong lịch sử : Hứa Mục phu nhân | Văn hóa Thần truyền

Đệ nhất nữ tử trong lịch sử : Hứa Mục phu nhân | Văn hóa Thần truyền

khaimokhaimo03/08/202300
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Biên tập: Huệ Nhi

[ChanhKien.org]

Năm 221 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng tiêu diệt sáu nước, thống nhất thiên hạ, nhưng có một quốc gia tồn tại một cách thần kỳ trong nhiều năm, mãi đến thời hoàng đế thứ hai nhà Tần lên ngôi mới bị tiêu diệt. Quốc gia này chính là Vệ Quốc. Nước Vệ trong lịch sử kéo dài liên tục tới 907 năm, trong đó không thể không nhắc đến công lao to lớn của một người, đó chính là Hứa Mục phu nhân. Bà là nữ thi nhân đầu tiên được ghi lại trong lịch sử văn học Trung Quốc, cũng là nhà thơ nữ đầu tiên được ghi vào lịch sử văn học thế giới.

Hứa Mục phu nhân sinh ra bên bờ sông Kỳ Thủy xinh đẹp, bà là công chúa họ Cơ của nước Vệ, phụ thân là vua nước Vệ, Vệ Chiêu Công, mẫu thân là Tuyên Khương. Ở tuổi thiếu nữ, nàng được thừa hưởng nét đẹp của mẫu thân, càng lớn càng mang vẻ đẹp ngọt ngào trong sáng, nàng không chỉ thông minh xinh đẹp thướt tha, có tài thơ văn bay bổng, mà còn có thể ca hát, nhảy múa, cưỡi ngựa, bắn cung, tất thảy đều tinh thông. Đúng thật là “yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”, đến tuổi cập kê, có biết bao chàng trai khôi ngô tuấn tú đến cầu hôn không ngớt. Hứa Mục phu nhân biết rõ bản thân là công chúa của nước chư hầu, hôn nhân là việc không thể tự mình làm chủ được, từ trước đến giờ công chúa của nước chư hầu đều là một phần của giao dịch chính trị. Vì vậy, nàng đã sớm đặt cuộc hôn nhân của mình lên cùng sự an nguy của nước Vệ. Vệ Quốc bấy giờ ở vào lúc vương triều nhà Chu bắt đầu hủ bại, lúc này giữa các nước chư hầu xảy ra xung đột, chiến tranh liên miên. Khi biết Vệ Ý Công, người mới kế vị định gả mình cho nước Hứa xa xôi, nàng đã đưa ra chủ ý của mình, nàng cho rằng nước Tề mạnh mà lại gần, nếu gả đến nước Tề thì khi nước Vệ gặp nguy hiểm có thể nhận được sự ứng cứu kịp thời từ nước Tề. Ngược lại, nước Hứa yếu mà lại xa, nếu nước Vệ gặp nguy hiểm thì nước Hứa không thể ngay lập tức đến tương cứu được.

Song, Vệ Ý Công ngông cuồng dâm dật, không những không biết cách trị quốc, tầm nhìn còn hạn hẹp. Chỉ vì cần tiền gấp để nuôi chim hạc, lại bị hoa mắt trước sính lễ hậu hĩnh của nước Hứa nên đã đồng ý đem Hứa Mục phu nhân gả cho Hứa Mục Công. Sau khi xuất giá đến nước Hứa xa xôi, Hứa Mục phu nhân “khi thì lên núi cao để giãi bày tâm tình, khi thì bắt con manh manh để giải nỗi u uất trong lòng”, nàng luôn đau đáu lo lắng cho sự an nguy của nước nhà. Nỗi lòng lo lắng thường chỉ có thể cất giữ trong lòng không nói được thành lời. Lúc đó nước Vệ sớm đã trong cảnh thù trong giặc ngoài.

Năm 660 trước công nguyên, Bắc Địch xâm chiếm nước Vệ, anh trai của Hứa Mục phu nhân bại trận mà chết. Khi nghe tin xấu, Hứa Mục phu nhân vô cùng bi thương tuyệt vọng, nàng thỉnh cầu Hứa Mục Công phát binh, xuất quân giúp nước Vệ giành lại quốc thổ. Nhưng Hứa Mục Công gan nhỏ như chuột lại cho rằng nước Hứa lực yếu, cộng thêm nỗi sợ dẫn lửa thiêu thân, tự chuốc lấy rắc rối, không những không xuất binh mà còn ngăn cản, không cho Hứa Mục phu nhân quay trở về. Hứa Mục phu nhân vừa tức, vừa hận, nàng không do dự, quyết định tự mình thúc ngựa ngày đêm không nghỉ đi đến Tào ấp. Các đại thần của nước Hứa hết người này đến người khác thay nhau ngăn cản, chỉ trích nàng nhưng nàng vẫn kiên tâm với quyết định của của mình, không ai có thể chỉ trích được. Nàng quyết không hối hận, đồng thời viết ra bài thơ “Tải Trì” nổi danh thiên cổ, thể hiện ý chí mạnh mẽ và quyết tâm trở về nước. Sau khi Hứa Mục phu nhân về đến nước Vệ, nàng trước tiên hạ lệnh dỡ hàng trên xe, cứu tế dân bị nạn, tiếp đó thương lượng với quân thần nước Vệ bàn kế sách phục quốc. Họ chiêu mộ tới hơn 4000 bách tính, một mặt an cư mưu sinh, một mặt chỉnh đốn quân ngũ luyện võ đêm ngày. Đồng thời, Hứa Mục phu nhân còn đề nghị cầu nước Tề cứu viện. Vua nước Tề là Tề Hoàn Công cảm khái trước tấm lòng yêu nước của bà, đã cử công tử Vô Khuy dẫn binh đi cứu viện nước Vệ, giúp Vệ Quốc đánh đuổi giặc Địch, giành lại lãnh thổ bị mất. Từ đó, nước Vệ tiến sang một bước ngoặt lớn. Hai năm sau, nước Vệ dời đô về Sở Khâu xây dựng lại đô thành, khôi phục địa vị của mình giữa các nước chư hầu. Hành động yêu nước của Hứa Mục phu nhân làm nên lịch sử của nước Vệ, tiếp tục tồn tại kéo dài tới hơn 400 năm sau.

Trong dải Ngân Hà, lịch sử dài đằng đẵng của Hoa Hạ từ vạn cổ cho đến nay chỉ có duy nhất Hứa Mục phu nhân với tài hoa xuất sắc, tướng mạo phi phàm, cùng tấm lòng yêu nước mãnh liệt của mình đã làm nên lịch sử huy hoàng cho đất nước. Người tài nữ được đánh giá là hoàn mỹ này, sao lại không được thế hệ sau ghi nhớ và ca ngợi cơ chứ?

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/283456

ChanhKien.org

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Nghệ sĩ múa Lê Vi: ‘Tôi may mắn khi tìm thấy ánh sáng chân lý của cuộc đời’

08/06/2018

Bé gái 8 tuổi vượt qua bạo bệnh ung thư bằng ‘sự can trường đáng nể’

22/12/2017
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?