Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Đệ tử: “Sư phụ, có người nói con là thiên tài, có người mắng con là đồ đần độn. Thầy nghĩ sao ạ?”

Đệ tử: “Sư phụ, có người nói con là thiên tài, có người mắng con là đồ đần độn. Thầy nghĩ sao ạ?”

khaimokhaimo22/04/202370
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Nội dung
  1. 1. “Thế gian cái gì trân quý nhất?”
  2. 2. “Con thấy là một hạt vàng tốt hay là một đống bùn tốt hơn?”
  3. 3. “Sư phụ, có người nói con là thiên tài, có người mắng con là đồ đần độn. Thầy nghĩ sao ạ?”
  4. 4. Tiểu hòa thượng quét lá
  5. 5. “Con muốn mình là một cốc nước hay một hồ nước?”
Click Đọc
 
 

Sau khi đọc xong 5 câu chuyện này, bạn sẽ nghĩ thông suốt!

1. “Thế gian cái gì trân quý nhất?”

Thiền sư hỏi đệ tử: “Thế gian cái gì trân quý nhất?”

Người đệ tử nói: “Là cái đã bị mất đi và cái không thể đạt được ạ”.

Thiền sư không nói gì. Trải qua nhiều năm, những thăng trầm của cuộc sống đã thay đổi đáng kể.

Thiền sư hỏi lại, đệ tử đáp: “Thế gian thứ trân quý nhất không gì sánh bằng những gì mình đang có!”

Cảm ngộ: Điều trân quý nhất trên thế gian này không phải là những gì đã bị mất đi hay những gì chưa đạt được, mà là những gì bạn vốn đang có bây giờ. Hãy trân quý tất cả những gì mình đang có hiện tại, đừng tiếc nuối quá khứ, đừng oán trách số phận, đừng để lại điều gì nuối tiếc cho cuộc đời này!

2. “Con thấy là một hạt vàng tốt hay là một đống bùn tốt hơn?”

Thiền sư hỏi đệ tử: “Con thấy là một hạt vàng tốt hay là một đống bùn tốt hơn?”

Đệ tử đáp: “Đương nhiên là vàng ạ!”

Thiền sư cười nói: “Nếu con là một hạt giống thì sao?”

Cảm ngộ: Trên thế gian này không có tốt xấu tuyệt đối, cái gì phù hợp với mình mới là tốt nhất.

Đại bàng bay lên trời cao, cá lặn xuống đáy và muôn ngàn sinh vật trong tự nhiên làm cho thế giới trở nên phong phú muôn màu muôn vẻ vì chúng tìm được vị trí phù hợp của riêng mình.

Tương tự như vậy, mỗi người đều là duy nhất và những gì phù hợp với người khác có thể không phù hợp với bản thân mình. Chỉ bằng cách tìm thấy điều phù hợp với chính mình, cuộc sống mới có thể tỏa sáng!

Nguồn: aboluowang

3. “Sư phụ, có người nói con là thiên tài, có người mắng con là đồ đần độn. Thầy nghĩ sao ạ?”

Người đệ tử xin thỉnh giáo thiền sư: “Sư phụ, có người nói con là thiên tài, có người mắng con là đồ đần độn. Thầy nghĩ sao ạ?”

“Con thấy mình thế nào?” Thiền sư hỏi vặn lại, đệ tử ngẩn ra.

“Ví như một cân gạo, trong mắt người đầu bếp là mấy bát cơm, trong mắt người làm bánh là bánh nướng, trong mắt người buôn rượu lại trở thành rượu. Gạo vẫn là gạo đó thôi. Tương tự như vậy, con vẫn là con. Con có triển vọng to lớn như thế nào, là thiên tài hay là kẻ đần độn, tùy thuộc vào cách mà con nhìn nhận bản thân mình”.

Vị đệ tử đột nhiên giác ngộ.

Cảm ngộ: Đừng bận tâm người khác thấy thế nào, chỉ quan tâm đến cách tự mình làm như thế nào. Chúng ta không có quyền thay đổi người khác, nhưng chúng ta có quyền thay đổi chính mình.

Làm người phải học cách tự tin mà không kiêu ngạo, quả quyết mà không tùy tiện, tự tôn mà không tự phụ, nghiêm cẩn mà không câu thúc, bình thường mà không tầm thường, hiền hòa mà không tùy tiện, buông lỏng mà không phóng túng.

4. Tiểu hòa thượng quét lá

Tiểu hòa thượng phụ trách quét dọn lá rụng trong đạo quán, mỗi ngày quét dọn rất lâu mới xong.

Có người nói với tiểu hòa thượng: “Cậu dùng sức lắc mạnh cái cây trước khi quét để rũ bỏ hết lá rụng, như vậy ngày mai cậu không cần phải quét nữa”.

Chú tiểu thấy rất đúng, liền cao hứng làm theo, nhưng tới ngày hôm sau sân vẫn đầy lá rụng như thường lệ.

Vị thiền sư đến gần chú tiểu và nói: “Con thật ngốc, cho dù hôm nay con cố gắng thế nào thì ngày mai lá rụng vẫn rơi”.

Cảm ngộ: Trên đời có nhiều chuyện không thể tính trước được, chỉ có sống nghiêm túc với hiện tại mới là thái độ sống chân thật nhất. Mọi sự cũng không thể vội vàng cầu mà thành được, làm tốt chuyện ngày hôm nay, chính là chịu trách nhiệm cho cả cuộc đời mình.

Nguồn: aboluowang

5. “Con muốn mình là một cốc nước hay một hồ nước?”

Thiền sư có một đệ tử hay phàn nàn. Một hôm, thiền sư bỏ một nắm muối vào cốc nước cho đệ tử uống.

Đệ tử nói: “Mặn đến phát khổ”.

Thiền sư rắc thêm nhiều muối hơn vào trong hồ nước và lại bảo đệ tử nếm thử nước hồ.

Sau khi uống xong, đệ tử nói: “Tinh khiết ngọt ngào”.

Thiền sư nói: “Trong cuộc đời thống khổ là muối, độ mặn nhạt của nó tùy thuộc vào vật chứa nó. Con muốn mình là một cốc nước hay một hồ nước?”

Cảm ngộ: Con người muốn sống hạnh phúc thì phải ít phiền não, lòng dạ phải rộng lớn hơn một chút, học cách đối xử tử tế với bản thân và bao dung với người khác, đó gọi là cuộc sống an nhiên tự tại. Vốn dĩ, cuộc sống nên thản nhiên và khoan thai tự đắc.

5 truyện ngắn này tuy rằng rất ngắn nhưng mà rất có triết lý! Đọc mà khai mở tâm trí, khiến người tỉnh ngộ, thật đáng trân quý!

Kỳ Mai biên dịch
Triệu Lệ – aboluowang

Vạn Điều Hay

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng

24/06/2017

Khỏi viêm dính cột sống nhờ tu luyện Pháp Luân Công

01/11/2016
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?