Người ta thường nói “Hoạn nạn mới biết lòng người”, thời Tam Quốc phân tranh, trong loạn lạc người ta mới hiểu được thế nào là chính nghĩa. Chữ “Nghĩa” trong Tam Quốc chủ yếu là ở Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, đặc biệt là lòng nhân nghĩa chính trực của Lưu Bị.
Trong cuộc chiến quần hùng xưng thế, khi Lưu Bị cần một nơi để xây dựng vị thế, Đào Khiêm đã ba lần trao thành Từ Châu cho Lưu Bị, nhưng Lưu quyết không nhận. Sau đó Đào Khiêm bị bệnh nặng, trước khi qua đời, ông đã lấy tay chỉ vào trái tim mình mà chết, ý muốn nói là tâm nguyện cuối cùng của Đào Khiêm là mong muốn Lưu Bị tiếp nhận ấn dấu Từ Châu.
Sau khi an táng Đào Khiêm, quân lính Từ Châu cũng xin Lưu Bị tiếp nhận bài ấn, nhưng Lưu Bị vẫn từ chối, ngày hôm sau người dân thành Từ Châu kêu khóc xin Lưu Bị cai quản Từ Châu, lúc này Lưu Bị mới nhận lời. Qua đó có thể thấy, lòng nhân nghĩa của Lưu Bị quả thực người bình thường khó mà sánh được.
Sau trận chiến Tân Dã, đại quân của Tào Tháo trải khắp núi rừng, chia làm tám đạo, vây đánh Phàn Thành, nơi Lưu Bị đóng quân, sự sống chết của Lưu Bị rơi vào thế ngàn cân treo sợi tóc. Tào Tháo khuyên hàng không được thì lập tức tấn công Phàn Thành, Lưu Bị quay sang hỏi Khổng Minh kế sách, Khổng Minh nói: “Cách tốt nhân là rời bỏ Phàn Thành về Tương Dương đóng quân”.
Lưu Bị nói: “Bách tính theo ta đã lâu, làm sao nhẫn tâm bỏ rơi bách tính đây”. Khổng Minh nói: “Vậy có thể sai người thông báo cho bách tính trong thành, mọi người ai muốn đi cùng thì đi cùng, người không muốn đi thì có thể ở lại”.
Sau khi nhận được thông báo, bách tính ở Tân Dã và Phàn thành đồng tâm hô lớn: “Dù chết, chúng tôi cũng muốn đi theo Lưu Huyền Đức, ngay sau đó Lưu Bị cùng bách tính rời đi trong nước mắt, già trẻ dìu nhau cùng đi, dẫn dắt nam nữ, vượt sông, hai bên bờ sông không ngớt tiếng kêu khóc.
Lưu Bị đứng trên thuyền trông thấy vậy, lớn tiếng gào khóc rằng: “ Vì một mình ta mà bách tình phải chịu cảnh lầm than, ta làm sao sống nổi đây!”, nói rồi định nhảy xuống sông mà chết, được mọi người ngăn cản.
Khi thuyền đi đến bờ Nam, ngoảnh lại thấy bách tính có người còn chưa sang, nhìn sang bờ Nam mà kêu khóc, Lưu Bị vội sai Quan Vân Trường cho thuyền đưa họ sang sống, cho đến khi tất cả bách tính đều qua sông, Lưu Bị mới lên ngựa.
Có câu “Đại nạn ập đến, thân ai người ấy lo”, giữa lúc sinh tử tồn vong, sự sống và cái chết như ngàn cân treo sợi tóc, ai có thể lo lắng, bảo vệ bách tính như Lưu Huyền Đức. Hơn nữa việc hành quân, kéo theo bách tính cùng đi là điều đại kỵ của người cầm binh, nhưng Lưu Bị vì bách tính mà làm, lòng nhân nghĩa của Lưu Bị quả thật xưa nay hiếm có.
Nhân nghĩa lấy dân làm gốc
Sau khi đến ngoài cửa thành Tương Dương, cháu trai của Lưu Bị là Lưu Tông không chịu mở cửa thành, còn sai người bắn tên loạn xạ xuống dưới. Lúc này trong thành có một người tên là Ngụy Diên vung kiếm chém chết lính giữ cổng, rồi mở cửa thành, hô to: “Lưu Hoàng Thúc mau dẫn quân vào thành, cùng nhau tìm cách đánh tên phản tặc bán nước”.
Trương Phi nhảy lên ngựa để chuẩn bị vào thành, bị Lưu Bị ngăn lại và nói: “Đừng làm kinh động đến bách tính!”. Lúc này, những người giữ thành đang hỗn chiến với nhau, Lưu Bị nói: “Ta vì bách tính, bảo vệ bách tính mà đến đây, nhưng lại làm hại bách tính rồi. Ta không muốn vào Tương Dương”, nói rồi, Lưu Bị dẫn bách tính rời đi về hướng Giang Lăng.
Trong binh gia, khi công thành, cướp đất có nội ứng trong thành là thời cơ thuận lợi nhất. Khi quân Tào Tháo đuổi theo áp sát phía sau, Lưu Bị lại vội vàng đưa bách tính ào ào chạy thoát thân, mà vẫn vì dân không chiếm thành Tương Dương để làm chỗ dung thân, điều này quả thấy lòng nhân nghĩa của Lưu Bị lớn nhường nào.
Lưu Bị không chiếm Tương Dương, Tào Tháo vừa vào Tương Dương không đổ một giọt máu nào. Hơn mười vạn quân binh đi cùng Lưu Bị, xe lớn nhỏ có vài nghìn, đồ đạc gồng ghềnh vô số không đếm xuể. Với tình hình đó, mỗi ngày chỉ có thể đi được hơn mười dặm, mà quân Tào thì một mình một ngựa đuổi theo sát phía sau.
Các tướng lĩnh thân cận bên Lưu Bị suốt ruột nói: “Hay tạm thời bỏ bách tính lại, chạy thoát trước thì tốt hơn, Lưu Bị nghe vậy, khóc nói: “Muốn làm việc lớn thì phải lấy dân làm gốc, nay bách tính đồng lòng theo ta, sao nỡ bỏ được”, nói rồi Lưu Bị không đồng ý.
Cho nên người đời sau có thơ ca ngợi rằng:
Khó nạn một lòng lo bách tính
Lên thuyền rơi lệ cảm ba quân
Bến nước Tương Giang còn thương xót
Phụ lão đến nay nhớ Sứ quân.
Do quân dân di chuyển chậm chạp, Lưu Bị bị quân Tào Tháo truy đuổi, vợ con, gia đình đều rơi vào quân Tào. My phu nhân vì muốn bảo vệ con trai, không làm vướng chân Triệu Long, đã gieo mình xuống giếng mà chết. Triệu Tử Long vì muốn bảo vệ A Đẩu mà chiến đấu quên thân mình ở Đường Dương, thật là trung nghĩa.
Chữ “Nghĩa” của Lưu Bị còn thể hiện ở lòng tin đối với những huynh đệ kết nghĩa của mình. Sau khi Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi bị quân Tào phân tán, Lưu Bị một mình chạy đến Thanh Châu và được Viên Thiệu bảo vệ. Quan Vũ vì bảo vệ phu nhân Lưu Bị mà rơi vào quân Tào.
Sau này, khi Tào Tháo giao chiến với Viên Thiệu, Lưu Bị từ trong quân Viên Thiệu lần đầu nhìn thấy Quan Vũ ở trong doanh trại Tào Tháo, ý nghĩ đầu tiên trong đầu Lưu Bị là: “Tạ ơn trời đất, hoá ra Ngũ đệ đang ở chỗ Tào Tháo”. Lưu Bị không hề mảy may nghi ngờ Quan Vũ thay lòng đổi dạ, điều này quả thật người thường khó làm được, người bình thường sao không khỏi hoài nghi cho được?.
Lòng nhân nghĩa của Lưu Bị còn nằm ở việc ba lần đến lều tranh thỉnh mời Gia Cát Lượng xuống núi. Lưu Bị hai lần đầu lên núi nhưng đều không gặp được Gia Cát Lượng, chịu nhiều áp lực về tâm lý và hoàn cảnh, nhưng không hề kêu ca oán trách. Đợi đến mùa xuân năm sau, chọn ngày lành tháng tốt, trai giới ba ngày ba đêm, tắm gội sạch sẽ, quần áo chỉnh tề rồi đến lều tranh gặp Gia Cát Lượng, lòng chân thành quý mến hiền tài của Lưu Bị có thể sánh ngang với Chu Văn Vương mời Khương Tử Nha vậy.
Thử hỏi, từ cổ chí kim đến nay, trong thiên hạ có mấy người có được lòng nhân nghĩa như Lưu Bị.
Khải Minh biên tập / Nguồn: secretchina / Vạn Điều Hay