Điều gì đang chờ nước Nga của ông Putin khi ham mê chiến trận, thân cận Trung Quốc. (Tổng hợp)
Vào tối ngày Chủ Nhật 12/5/2024, Tổng thống Nga mới tái đắc cử là Vladimir Putin đã gửi danh sách bao gồm các vị trí nội các mới lên để Thượng viện Nga phê chuẩn. Điểm đặc biệt trong danh sách này đó là Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu sẽ được thay thế bằng Phó thủ tướng Thứ nhất Andrei Belousov – là một nhân vật dân sự có chuyên môn về kinh tế.
Ông Belousov 65 tuổi, được cho là một chuyên gia kinh tế giàu kinh nghiệm, đã từng giữ các chức vụ quan trọng về kinh tế của nước Nga từ những năm 2000, cũng như làm cố vấn nhiều năm cho Tổng thống Nga, và đã có thời gian tạm thay vai trò của thủ tướng Nga. Ngoài ra, ông được cho là có mối quan hệ tốt với ông Putin.
Phát ngôn viên của Điện Kremlin là ông Dmitry Peskov nói rằng, với việc ngân sách dành cho quân đội Nga tăng lên nhanh chóng, thì “điều rất quan trọng là phải tích hợp nền kinh tế quân sự vào nền kinh tế quốc gia”.
Mức độ nhanh chóng trong việc tăng ngân sách quân sự theo lời ông Peskov đó là từ 3% lên 6,7% GDP nước Nga từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Ukraine. Tình huống này đã có phần tương tự như tình huống của Liên Xô cũ vào giữa những năm 1980, khi mà chi tiêu quân sự của Liên Xô đã lên tới 7,4% GDP. Người phát ngôn Điện Kremlin nói thêm rằng, tình huống như vậy vẫn là “cực kỳ quan trọng” và đòi hỏi phản ứng thích hợp từ các nhà chức trách.
Tại sao một chuyên gia kinh tế chưa một ngày ở trong quân ngũ lại được đưa lên làm Bộ trưởng quốc phòng Nga? Có phải vì cỗ máy chiến tranh của nước Nga quá sức hao tốn và để điều khiển nó, Nga đang cần một người biết quản lý chi tiêu hơn là một người biết đánh trận? Phải chăng nước Nga đang cố gắng tránh đi vào vết xe đổ thời Liên Xô cũ nhưng tránh vỏ dưa liệu có dẫm vỏ dừa?
Đế chế Liên Xô kiệt quệ vì chạy đua vũ trang trong cuộc Chiến tranh Lạnh với Hoa Kỳ
Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã định hình lại trật tự thế giới mới. Các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức bị tàn phá sau cuộc chiến đã không còn được xem là thế lực dẫn đầu thế giới, trong khi đó nước Mỹ và Liên Xô lại nổi lên thành những siêu cường mới. Cả hai quốc gia này nhanh chóng nắm quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị quốc tế. Nhưng với ý thức hệ đối lập nhau, họ đã đứng ở hai bờ chiến tuyến, và đằng sau họ là một khối những nước thuộc thế giới tự do hoặc thế giới cộng sản. Một loạt các xung đột liên tiếp nổi lên, tuy không gây ra đối đầu trực tiếp nhưng lại là khởi đầu cho một giai đoạn lịch sử được biết đến với tên gọi “Chiến tranh Lạnh”.
Chiến tranh Lạnh là thời kỳ căng thẳng về mặt chính trị và quân sự giữa Mỹ và Liên Xô sau khi kết thúc Thế chiến 2. Đây vẫn là một cuộc đối đầu giữa hai thế lực Xô – Mỹ, chỉ là không sử dụng vũ khí “nóng” gây sát thương mà thôi. Thay vào đó, Chiến tranh Lạnh là cuộc chạy đua vũ trang với vũ khí hạt nhân, các cuộc chiến ủy nhiệm, và nó dẫn đến một hệ quả là bên nào suy kiệt về kinh tế trước sẽ là bên thua cuộc.
Có một số cột mốc đáng nhớ trong Chiến tranh Lạnh đó là: Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), các cuộc Khủng hoảng Berlin (1948, 1961), Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), và Cuộc chiến Afghanistan (1979-1989).
Chiến tranh Lạnh đã tiêu hao nguồn lực kinh tế của Liên Xô với phần trăm rất lớn ngân sách được dành cho quốc phòng. Năng lực quản trị kinh tế yếu kém khiến nền kinh tế Xô Viết hoang tàn. Những cuộc chiến ủy nhiệm càng khiến Liên Xô nặng gánh trong việc chi viện cho đồng minh phe mình, ví như cuộc chiến Triều Tiên, Việt Nam, Afghanistan v.v.
Cuộc chiến Afghanistan (1979 – 1988) là sự tranh giành ảnh hưởng của hai phe Xô – Mỹ tại các nước thứ ba giàu tài nguyên ở Trung Đông. Trong khi Liên Xô ủng hộ chính phủ Afghanistan theo phe cộng sản, thì Mỹ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác ủng hộ phe đối lập muốn lật đổ chính quyền. Cuối cùng Liên Xô đã triển khai quân đội đến Afghanistan như một cuộc xâm lược thực sự. Cuộc chiến 10 năm này đã khiến Liên Xô bị sa lầy, chi phí quốc phòng tăng cao quá mức. Và đó chính là giai đoạn thập niên 1980 mà phát ngôn viên Điện Kremlin là ông Peskov vừa đề cập đến, khi mà chi tiêu quân sự của Liên Xô đã lên tới 7,4% GDP, thậm chí còn cao hơn nữa theo tính toán của ngoại giới. Cuộc chiến hao người tốn của cuối cùng này của Liên Xô tại Afghanistan đã giáng thêm một đòn nặng đánh gục nền kinh tế Xô Viết đã quá ốm yếu khiến Liên Xô tan rã vào 3 năm sau đó.
Nước Nga của ông Putin cũng đã gây ra một cuộc chiến tại Ukraine từ 2 năm qua với chi phí quân sự tăng vọt đến mức phải điều chuyển một chuyên gia kinh tế sang vận hành cỗ máy chiến tranh. Liệu Ukraine có phải là một Afghanistan khác của nước Nga và một cuộc chiến kéo dài đã vi phạm điều tối kỵ gì trong binh pháp?
Tầm quan trọng của hậu cần theo quan điểm của binh pháp Tôn Tử
Hơn 2.500 năm trước, ông tổ của Binh pháp Trung Hoa là Tôn Tử đã từng viết trong “Thiên thứ 2: Tác chiến” như sau:
“Nguyên tắc chung khi dụng binh tác chiến là khi phải huy động chiến xa nghìn chiếc, xe tải nặng nghìn chiếc, quân đội mười vạn, vận lương đi xa nghìn dặm, thì tình huống đó, chi phí ở tiền phương và hậu phương, chi phí đãi khách khứa sứ thần, bảo dưỡng và bổ sung tiêu phí nghìn vàng thì mới có thể cho mười vạn quân xuất chinh được. Dùng một đạo quân khổng lồ như thế để tác chiến thì đòi hỏi phải thắng nhanh. Nếu kéo dài thời gian, quân đội sẽ mệt mỏi, nhuệ khí sẽ suy giảm; tấn công thành trì sẽ hao hết sức chiến đấu, quân đội tác chiến ở ngoài lâu có thể làm nền tài chính của quốc gia gặp khó khăn. Nếu quân đội mỏi mệt, nhuệ khí suy giảm thì lúc đó cho dù là người tài giỏi sáng suốt đến đâu cũng không thể cứu vãn tình thế được. Cho nên dùng binh đánh giặc, chỉ nghe nói trong tốc thắng có những thiếu sót vụng về chứ không bao giờ có việc kéo dài mà lợi cho quốc gia cả…” (Hết trích)
Vì việc chiến tranh quá tốn kém, nên quân vương một nước không phải cứ muốn động binh là làm ngay được, mà phải chuẩn bị chu đáo cho nó về mặt hậu cần, cuộc chiến càng lâu dài, hậu cần càng phải đầy đủ. Một quân đội thiếu thốn về hậu cần sẽ nhanh chóng tan vỡ. Các trận chiến thời cổ ở Trung Hoa thường sử dụng chiến thuật trước hết tiêu diệt bộ phận hậu cần để đánh bại kẻ địch, tiêu biểu như chiến dịch Quan Độ thời Tam Quốc, trong đó lực lượng của Tào Tháo ở thế yếu hơn đã lật ngược, giành thế chủ động và cuối cùng đại thắng trước lực lượng của Viên Thiệu, bắt đầu từ thành công của việc đốt kho lương của Viên Thiệu tại Ô Sào.
Trước đó 4 thế kỷ, quân đội của Hán vương Lưu Bang đã giành chiến thắng cuối cùng trong cuộc tranh hùng với lực lượng của Sở Bá Vương Hạng Vũ vốn mạnh hơn nhiều lần. Trong chiến thắng này có đại công đánh trận của đại tướng Hàn Tín, song cũng phải nhờ có tài tổ chức hậu cần của thừa tướng Tiêu Hà, có thể nói là cần lính có lính, cần lương có lương. Hán vương Lưu Bang nhiều lần bị Hạng Vũ đánh, bị vây hãm, hao binh tổn tướng, nhưng nhờ có Tiêu Hà ở hậu phương bổ sung lực lượng, chi viện lương thực và quân nhu kịp thời mà đã chuyển nguy thành an.
Những phân tích này cho thấy, bất luận Đông Tây hay kim cổ, chiến tranh đòi hỏi một sự chuẩn bị tốt về kinh tế, chiến cuộc càng dài, kinh tế càng phải vững mạnh. Vậy kinh tế nước Nga có thể gánh được chiến phí trong cuộc chiến với Ukraine đến chừng nào?
Tình hình hiện tại của kinh tế Nga
Nga đã trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất ở châu Âu vào cuối năm 2023. Theo đánh giá độc lập từ Bloomberg Economics, tốc độ tăng trưởng kinh tế chung trong cả năm của Nga là 3-3,5%, cao hơn dự báo chính thức 2.2% cho năm 2023.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng năm 2023 được thúc đẩy nhờ chi tiêu nhà nước đạt kỷ lục 32 nghìn tỷ rúp (346 tỷ USD), đa phần dành cho quốc phòng. Sản lượng công nghiệp tăng 3,6%; sản xuất tăng trưởng ở mức 7,5% và sản xuất liên quan đến quân sự tăng trưởng ở mức hai con số. Năm 2024, chi tiêu dự báo sẽ tiếp tục tăng, dự kiến là 36,5 nghìn tỷ rúp (395 tỷ USD), hơn một phần ba trong số đó sẽ dành cho lĩnh vực quốc phòng và các khoản thanh toán thời chiến khác nhau.
Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đang “quá nóng”, điều này khiến Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) là bà Elvia Nabiullina lo lắng.
Trong cuộc họp báo về việc tăng lãi suất, bà Nabiullina đã tỏ ra bi quan khi ví nền kinh tế Nga như một chiếc ô tô chạy quá nhanh, và cảnh báo: “Nó có thể tiến về phía trước, thậm chí có thể nhanh, nhưng không được lâu”.
CBR dự báo lạm phát năm 2023 ở Nga sẽ dao động quanh mức 7,5%, nhưng trong bốn tháng cuối năm 2023, lạm phát cơ bản đã tăng hơn 10% tính theo năm, trong đó bà Nabiullina lấy lĩnh vực dịch vụ làm ví dụ, khi lạm phát tăng vọt 14% trong ba tháng tính đến tháng 12.
Bà Alexandra Prokopenko, học giả không thường trú tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga, thành viên tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức và nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Âu và Quốc tế, nhận định với tờ Các vấn đề Đối ngoại Mỹ (foreignaffairs.com) ngày 27/1 rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ dẫn đến sự suy thoái của nền kinh tế Nga. Bà nói: “Những chỉ số tích cực năm 2023 không phải là dấu hiệu cho thấy sức khỏe kinh tế mà là triệu chứng của một nền kinh tế quá nóng”.
Kinh tế Nga đang chịu ba thách thức: Thứ nhất, chi ngân sách cho cuộc xung đột ở Ukraine; thứ hai, duy trì mức sống của công dân Nga; và thứ ba, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Theo bà Prokopenko, chi tiêu nhiều hơn để đạt được mục tiêu thứ nhất và thứ hai sẽ thúc đẩy lạm phát và mâu thuẫn với việc đạt được mục tiêu thứ ba.
Nước Nga cho rằng, họ có đủ tiền dự trữ để duy trì cuộc chiến trong ba năm tới hoặc hơn nữa. Còn tổng thống Putin thì tính toán rằng Nga sẽ thắng Ukraine trước khoảng thời gian này để không còn phải chi nhiều cho quân sự và có dư địa để sửa chữa nền kinh tế. Song EU vẫn tiếp tục trừng phạt kinh tế Nga, mới nhất là gói trừng phạt thứ 13 vào ngày 21/2/2024 và diễn biến có thể vẫn khó lường.
Nga đã vượt qua những cuộc trừng phạt kinh tế của phương Tây, một phần nhờ tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Kể từ năm 2021, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga đã tăng hơn 120%. Đổi lại, xuất khẩu dầu của Nga tăng mạnh sang Trung Quốc.
Ông Kenneth Pomeranz, nhà sử học tại Đại học Chicago, cho biết về phương diện nhập khẩu, Trung Quốc đã trở thành khách hàng dầu và than lớn nhất thế giới của Nga.
Các linh kiện đến từ Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều sau khi người châu Âu rút khỏi Nga. Nhờ nhập khẩu từ Trung Quốc, kinh tế Nga đang được giữ vững.
Nhưng phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, Nga lại gặp những rủi ro về đạo đức có thể khiến nước này phải hứng chịu những thiệt hại khó lường, vì chính quyền CCP vẫn thường xuất khẩu cả chính sách đàn áp nữa.
Nga nhập khẩu chính sách đàn áp tín ngưỡng của Trung Quốc như thế nào
Vào đầu giờ sáng thứ Sáu (ngày 3/5), cảnh sát Nga đã khám xét nhà của 5 học viên Pháp Luân Công và bắt giữ 4 người. Các kênh truyền thông lớn của Nga đưa tin rầm rộ về vụ việc, và lặp lại những tuyên truyền sai trái của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm chống lại Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp).
Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp cho biết, trong số những người bị giam giữ có cô Natalia Minenkova, người phụ trách các hoạt động của các học viên Pháp Luân Công ở Moscow.
Truyền thông Nga mô tả cô là “người lãnh đạo” các hoạt động Pháp Luân Công, và cho biết cô bị bắt theo Điều 284.1 vì “tham gia vào các hoạt động của một tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoặc quốc tế”.
Trước đây, điều khoản này đã được chính quyền sử dụng để trấn áp các nhà báo và nhóm xã hội dân sự Nga. Tòa án quận Tushinsky ở Moscow đã ra phán quyết rằng cô Minenkova phải bị giam giữ đến ngày 27/6 theo một điều khoản pháp lý gây tranh cãi, cấm “tham gia vào các hoạt động tổ chức không được hoan nghênh”.
Đây là luật hình sự gây nhiều tranh cãi kể từ khi được thông qua vào năm 2015. Chính quyền Nga đã nhắm mục tiêu vào hơn 100 cơ quan truyền thông độc lập, các nhóm tin tức và các tổ chức nghiên cứu của Mỹ dựa trên điều luật này.
Theo bản tóm tắt vụ án do cảnh sát Nga công bố, cô Minenkova bị cáo buộc tổ chức trái phép các hoạt động của Trung tâm Pháp Luân Đại Pháp. Nhưng trung tâm này không nằm trong danh sách các tổ chức bất hợp pháp được Bộ Tư pháp Nga liệt kê theo quy định của pháp luật.
Người phát ngôn của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp là ông Trương Nhi Bình phát biểu:
“Thật sốc khi chính quyền Nga bắt giữ các học viên Pháp Luân Công chỉ vì họ tìm cách thiền định, học các bài giảng của Pháp Luân Công và áp dụng các nguyên lý của Pháp Luân Công – Chân, Thiện và Nhẫn – vào cuộc sống hàng ngày”.
“Chúng tôi thỉnh cầu chính quyền Nga chống lại mọi áp lực hậu trường từ ĐCSTQ, bảo vệ các quyền và tự do của công dân họ”.
Ông Levi Browde, giám đốc điều hành của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, nói với Epoch Times: “Bằng cách đưa cô Minenkova đến một trung tâm giam giữ, Nga đang gia nhập Trung Quốc. Chỉ có Trung Quốc là nơi duy nhất trên trái đất tùy ý bỏ tù người dân vì họ tu luyện Pháp Luân Công, và quyết tâm sống theo lời dạy ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ của Pháp Luân Công.”
Ông nói thêm: “Hành vi đáng hổ thẹn này càng làm xói mòn các quyền tự do ở Nga và thể hiện mối quan hệ chặt chẽ đáng lo ngại giữa Nga và chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Khi được hỏi về phán quyết của tòa án Nga hôm 4/5 đối với các học viên Pháp Luân Công, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết ông không ngạc nhiên trước cuộc đàn áp tôn giáo của Nga.
Ông nói: “Tôi không ngạc nhiên khi Nga có những hành động đàn áp đối với mọi người ở mọi loại hình khác nhau, cho dù đó là các vấn đề liên quan đến tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp hay tự do tôn giáo”.
Phát biểu tại một hội thảo tại FT Weekend Festival vào thứ Bảy, ông Sullivan lưu ý rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga đang được tăng cường.
Ông nói: “Nga ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về nhiều thứ, đặc biệt là vì họ đã mất các kênh khác về kinh tế, công nghệ, v.v. Vì vậy, chúng tôi sẽ xem xét mối quan hệ này một cách chặt chẽ và cẩn thận”.
Nghị sĩ Đảng Cộng hòa tiểu bang Wisconsin, ông Tom Tiffany, cũng bày tỏ quan ngại về vấn đề này.
Ông nói với Epoch Times: “Như tất cả chúng ta đều biết, một trong những chính sách chính mà ĐCSTQ xuất khẩu là đàn áp, điều này rất đáng lo ngại”.
Đây có thể là món quà chính quyền Nga dành tặng Trung Quốc trước cuộc gặp của tổng thống Nga Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 15/5 này. Nếu Nga nhập khẩu chính sách đàn áp này của ĐCSTQ, thì đồng thời sẽ nhập khẩu luôn những tai họa do chính sách này mang lại. Nó đã diễn ra ở Trung Quốc như thế nào?
Tuyết rơi mùa hè cảnh báo biến đổi khí hậu hay biến đổi quan niệm đạo đức?
Những năm gần đây, trên thế giới xuất hiện rất nhiều thiên tai, dị tượng, trong đó Trung Quốc chiếm phần nhiều. Theo thuyết Thiên – Nhân cảm ứng của người Á Đông, những hiện tượng thiên nhiên đều tương ứng với các hiện tượng xã hội con người. Còn người Việt vẫn có câu: “Nhân sao vật vậy”.
Những dị tượng này bao gồm rất nhiều dạng, chẳng hạn như: động đất, lũ lụt, sao băng, mưa đá, trời tối đen giữa ban ngày, bầu trời màu máu, dòng sông màu máu, nhiều mặt trời hiện lên cùng lúc v.v. trong đó tuyết rơi trái mùa là hiện tượng thường xuyên xảy ra những năm gần đây ở Trung Quốc, chẳng hạn tuyết rơi vào tháng 6/2020 & tháng 7/2021 ở Tân Cương, tháng 8/2020 ở Cam Túc, tháng 10/2020 ở Hắc Long Giang, 14/2/2020 ở Bắc Kinh, ngày 21/5/2023 ở Thiểm Tây v.v.
Theo quan niệm truyền thống, tuyết rơi trái mùa là có người bị oan khuất. Vào ngày 19/7/1999, một bài báo được đăng trên tờ: “Báo bưu điện Bắc Kinh buổi sáng” đưa tin rằng: “vào khoảng 11 giờ sáng ngày 14 tháng 6, tại làng Ngụy Công, khu Hải Điến, Bắc Kinh, rất nhiều người đã chứng kiến một trận “tuyết rơi tháng Sáu” hiếm hoi kéo dài khoảng 20 phút”. Sau đó một ngày, Bắc Kinh đã khởi động cuộc bức hại môn tu luyện Pháp Luân Công, đến nay chưa chấm dứt.
Có người bảo rằng tuyết rơi trái mùa chẳng qua chỉ là do biến đổi khí hậu, nhưng hiện tượng này không phải bây giờ mới có mà đã từng xuất hiện mấy nghìn năm trước. Sách “Đông Chu liệt quốc” chép lại câu chuyện trời đã đổ tuyết giữa tháng 5 sau cái chết oan khuất của thái tử Yên Đan nước Yên thời Chiến Quốc. Vào thời Nguyên, nàng Đậu Nga bị xử tội oan khuất và sau đó tuyết cũng rơi dày đặc vào tháng 6. Người xưa cho rằng đó là trời cao giáng xuống lời cảnh cáo để con người hối cải, nếu không thì theo sau đó sẽ là sự trừng phạt. Tuyết rơi trái mùa không phải biến đổi khí hậu, mà sâu xa hơn, là do biến đổi quan niệm về đạo đức, khi thiện – ác lẫn lộn, chính – tà bất phân.
Chính quyền ĐCSTQ đàn áp người lương thiện, bức hại tín ngưỡng chân chính, đã tạo nên quá nhiều oan khuất nên hậu quả là những năm gần đây tai họa trùng điệp: dịch bệnh hoành hành, thiên tai liên tiếp, kinh tế sa sút, xã hội đại loạn, quốc tế tẩy chay v.v. Nước Nga của ông Putin kết giao nhầm chỗ, chơi chẳng chọn người, ngày càng lún sâu vào trong vòng ảnh hưởng đen tối của Bắc Kinh, nhập khẩu cả chính sách đàn áp của chính quyền hung ác này, chẳng lẽ muốn tham gia “cộng đồng chung vận mệnh” diệt vong với nó hay sao?
Ngày 9/5 vừa rồi, sau vụ bắt bớ và bỏ tù học viên Pháp Luân Công mấy ngày, tuyết cũng rơi và trời trở lạnh đột ngột ở thủ đô Moscow. Theo Đài RT của Nga ngày 11/5, Giám đốc khoa học Trung tâm Khí tượng thủy văn Nga là Roman Vilfand cho biết trận tuyết rơi hôm 9/5 là trận tuyết đầu tiên từng được ghi nhận vào ngày này trong năm tại ở thủ đô Moscow của Nga.
Ông Roman Vilfand nói rằng vào 9/5 tuyết rơi đạt độ dày từ 1cm đến 5cm ở nhiều khu vực khác nhau của Moscow khi nước này chuẩn bị duyệt binh kỷ niệm 79 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại trên quảng trường Đỏ. Nhiệt độ lạnh bất thường tương đương với ngày 26/3 cách đó một tháng rưỡi, là ngày 9/5 lạnh nhất kể từ năm 1972 theo chuyên gia khí tượng Tatyana Pozdnyakova.
Có lẽ người Nga cần xem lại lịch sử Trung Quốc và hậu quả của cuộc bức hại tín ngưỡng “Tam Vũ nhất Tông” thời cổ, khi 4 vị quân chủ thực hiện chính sách diệt Phật, diệt luôn cả bản thân và triều đại của họ.
Cuối cuộc chiến là sự tan rã, kết bè với ác nhân sẽ gặp quả báo diệt thân
Tổng thống Putin vẫn chỉ trích chính quyền cựu tổng thống Mikhail Gorbachev vì đã làm tan rã một đế chế Liên Xô rộng lớn, đồng thời ông Putin cũng tự ví mình như một Pyotr Đại đế hiện đại, chứng tỏ ông vẫn ôm ấp giấc mộng bá chủ. Song Lịch sử Nga đã từng chứng kiến sự sụp đổ lặp đi lặp lại của các đế chế Nga từ nhà nước Kievan Rus thế kỷ thứ 10, đế chế Muscovy đầu thế kỷ 17, triều đại Romanov đầu thế kỷ 20 và nhà nước Liên Xô cũ thập niên 90 của thế kỷ trước… với cùng một lý do: đó là không kham nổi gánh nặng quân sự trong các cuộc chiến phía Đông và Tây. Lãnh thổ càng rộng lại càng nặng gánh quốc phòng và chính quyền càng mau chóng sụp đổ, như quả bóng bơm căng quá mức sẽ nổ. Cuộc chiến mà ông Putin đang theo đuổi chẳng phải đang lặp lại những sai lầm trong lịch sử hay sao?
Điều còn nguy hiểm hơn, đó là ông Putin đang là phe chiến đấu ủy nhiệm cho Trung Quốc trong cuộc chiến với phương Tây. Và thật khó mà biết được trong giao dịch tay đôi, nước Nga và ông Putin đã phải lập những giao kèo gì để nhận được sự ủng hộ của chính quyền ĐCSTQ: đổi chác bằng đất đai, khoáng sản, bí mật công nghệ v.v. còn tính toán được tổn thất, chứ nhúng tay vào tội ác bức hại chính tín, đàn áp nhân quyền, rồi tiến tới nhúng tay vào những tội ác phản nhân loại khác cùng với Trung Quốc như tra tấn, giam giữ người tu luyện, người bất đồng chính kiến, cướp mổ nội tạng của người sống và buôn bán chúng như ĐCSTQ đang làm… thì hậu quả của nó sẽ ra sao? Cái giá ấy đắt đến mức không chiến thắng nào có thể bù đắp được. Liệu tổng thống Putin có thể giữ mình đứng ngoài những việc đó được hay không?
Hy vọng rằng chính quyền ông Putin và nước Nga giữ mình tỉnh táo.
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của trang mạng NTDVN)
Nguyên Vũ
NTD Việt Nam