Bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp Gerson cần uống tới 13 ly nước ép trái cây và rau tươi mỗi ngày. (Ảnh: ST)
Hơn 1 triệu người ở Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư mỗi năm. Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trên thế giới, nhưng đáng ngạc nhiên là một số lượng không nhỏ bệnh nhân đã kiểm soát được bệnh thông qua một loạt các phương pháp điều trị và thay đổi lối sống.
Lợi ích của việc ép trái cây và rau củ
Bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp Gerson cần uống tới 13 ly nước ép trái cây và rau tươi mỗi ngày. Cách chữa bệnh này đưa ra một thông điệp rõ ràng, rằng ăn nhiều trái cây và rau quả có khả năng ngăn ngừa và chữa bệnh.
Nước cam rất giàu vitamin C, được cho là giúp tiêu diệt các tế bào gây ung thư.
Năm 1970, nhà hóa học người Mỹ, Tiến sĩ Linus Pauling đề xuất rằng vitamin C liều cao có thể chữa khỏi các bệnh, bao gồm cả virus, bệnh tim và thậm chí cả ung thư.
Ông đưa ra giả thuyết rằng, việc tăng lượng vitamin C có thể tăng cường khả năng chống lại các bệnh nói trên và cho phép bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Một nghiên cứu do ông thực hiện năm 1976 cũng xác nhận giả thuyết này.
Vào thời điểm đó, ông kết luận rằng những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối được tiêm vitamin C liều cao vào tĩnh mạch đã tăng thời gian sống sót và thuyên giảm các triệu chứng so với nhóm chứng.
Tuy nhiên, giống như Tiến sĩ Gerson, những tuyên bố của Pauling đã gây tranh cãi và vướng nhiều chỉ trích từ những người khác trong cộng đồng y tế.
Mặc dù đã giành được hai giải thưởng Nobel, ông vẫn bị các bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực y tế coi như một nhà hóa học đơn thuần và lý thuyết của ông nhanh chóng bị loại bỏ.
Ngày nay, rất nhiều nghiên cứu đang được thực hiện về tác dụng của vitamin C đối với các bệnh thông thường, bao gồm cả ung thư.
Hầu hết các nghiên cứu khoa học đã nêu bật tác dụng tích cực của vitamin C, bao gồm cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm tác dụng phụ liên quan đến hóa trị ở bệnh nhân ung thư.
Nhiều nghiên cứu cũng đã cố gắng chỉ ra mối liên hệ giữa tiêm vitamin C vào tĩnh mạch và tỷ lệ sống sót cao hơn. Tuy nhiên, rất khó để đưa ra kết luận vào thời điểm này vì các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành.
Vitamin C có thực sự giúp chống lại bệnh tật?
Mặc dù hiệu quả của vitamin C đang được tranh luận nhiều, nhưng sự đồng thuận chung là nó chắc chắn có lợi cho sức khỏe.
Trong khi hầu hết các bệnh nhân ở những nghiên cứu trên đều được tiêm tĩnh mạch liều cao vitamin C, thì liều lượng nhỏ vitamin C ăn qua trái cây cũng đem lại lợi ích nhất định.
Các chuyên gia y tế thường khuyên bạn nên bổ sung tới 100mg vitamin C mỗi ngày. Nó dễ dàng có được bằng cách duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, giàu trái cây và rau quả tươi.
Chỉ cần một ly nước cam tươi khoảng 236ml có thể cung cấp 67% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày cho một người.
Cam giàu chất chống oxy hóa cũng giúp sửa chữa các tế bào bị tổn thương và tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật.
Loại quả này cũng chứa nhiều axit folic, một loại vitamin quan trọng để duy trì sức khỏe của tế bào và DNA.
Vitamin C cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư, vì các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bị mất cân bằng axit folic có khả năng mắc ung thư cao hơn.
Các loại rau có màu xanh đậm, bao gồm rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh và rau diếp là nguồn cung cấp axit folic dồi dào. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thận.
Lượng lớn chất xơ có trong rau rất tốt cho việc ngăn ngừa táo bón và duy trì sức khỏe đường tiêu hóa.
Một người trung bình không nhất thiết phải uống 13 ly nước ép rau tươi mỗi ngày, nhưng bạn cũng có thể bổ sung nhiều loại trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống của mình để tránh bệnh tật và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Tránh thực phẩm gây ung thư
Ăn thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường, muối và chất béo bão hòa có hại cho bạn. Hệ thống tiêu hóa của con người không thể phân hủy thực phẩm siêu chế biến.
Thêm nữa, mức độ xử lý liên quan đến quá trình sản xuất chúng có thể tác động lớn đến khả năng tiêu hóa thành công thức ăn của cơ thể, dẫn đến các bệnh ung thư đại trực tràng hoặc dạ dày.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã xác định thịt chế biến là chất gây ung thư Nhóm 1.
Theo dữ liệu, thậm chí chỉ ăn 50g thịt đỏ đã qua chế biến mỗi ngày cũng có thể làm tăng 18% nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Nguy cơ này tăng lên 20% ở những người tiêu thụ thịt đỏ đã qua chế biến từ 4 lần trở lên mỗi tuần, cho thấy tác hại của thịt chế biến đối với cơ thể.
Thịt đã qua chế biến là bất kỳ loại thịt nào đã được cải thiện về hương vị, hình thức bên ngoài hoặc thời hạn sử dụng, bao gồm giăm bông đóng gói, thịt xông khói, xúc xích, thịt hộp và các sản phẩm thức ăn nhanh.
Nhiều loại thịt chế biến có chứa chất bảo quản hóa học như natri nitrat, nitrit và chất làm ngọt nhân tạo. Đây đều được coi là chất gây ung thư và có thể làm hỏng niêm mạc ruột trong quá trình tiêu hóa, dẫn đến ung thư ruột.
Các loại thực phẩm chế biến khác như khoai tây chiên, bánh quy và ngũ cốc ăn sáng thông thường cũng có thể gây ra nhiều tác hại, vì chúng chứa các chất phụ gia và thành phần không tự nhiên mà cơ thể không tiêu hóa được.
Tiêu thụ lâu dài những thực phẩm như vậy có thể làm hỏng nghiêm trọng niêm mạc ruột, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch và béo phì.
Đường và ung thư
Bạn đã từng nghe rằng đường có thể gây ung thư chưa? Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng các tế bào ung thư dựa vào glucose để phát triển và lây lan nhanh chóng.
Điều này được cho là xảy ra do insulin, mất cân bằng glucose và viêm. Một nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên tiêu thụ đồ uống ngọt có nguy cơ mắc ung thư cao hơn 58%.
Một nghiên cứu khác tìm thấy mối liên hệ giữa chất làm ngọt nhân tạo, đặc biệt là aspartame, và tăng nguy cơ ung thư.
Aspartame thường được tìm thấy trong soda ăn kiêng, chất làm ngọt không calo, một số loại kẹo cao su, ngũ cốc, thạch và nhiều sản phẩm không đường khác.
Trong khi một số công ty chọn sử dụng nhiều chất làm ngọt tự nhiên hơn như sucralose, ngọt hơn 600 lần so với đường đơn, thì nó vẫn được coi là đường chế biến biến tính.
Sucralose làm hỏng niêm mạc ruột và thay đổi hệ vi sinh vật của nó bằng cách tiêu diệt vi khuẩn tốt trong đó, dẫn đến viêm nhiễm, tiểu đường và có thể là ung thư.
Hiện tại, FDA chưa đưa ra bất kỳ cảnh báo nào đối với chất làm ngọt nhân tạo, và vì nó có tác dụng tối thiểu đối với mức insulin nên sucralose tiếp tục được bệnh nhân tiểu đường sử dụng.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sucralose có thể phá vỡ nồng độ hormone và ức chế quá trình trao đổi chất thích hợp, dẫn đến béo phì trong các nghiên cứu trên chuột.
Các nhà nghiên cứu cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn ở người trước khi đưa ra kết luận. Tuy nhiên, béo phì thường là một yếu tố nguy cơ gây ung thư.
Các chuyên gia khuyên bạn nên giảm hoặc loại bỏ đường tinh chế hoặc đã qua chế biến khỏi chế độ ăn uống của mình, vì nhiều tế bào ung thư sử dụng glucose làm nguồn năng lượng chính của chúng.
Nhiều người chữa lành các bệnh mãn tính của họ, bao gồm cả ung thư, bằng cách hình thành một chế độ ăn uống lành mạnh gồm rau tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch và hạt.
Chế độ ăn Địa Trung Hải là một lựa chọn phổ biến của nhiều người vì nó chứa các loại thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe não bộ và giảm lượng đường trong máu, khiến nó trở nên hoàn hảo với tất cả mọi người, kể cả bệnh nhân tiểu đường.
Bác sĩ chuyên khoa ung thư đường tiêu hóa Jeffrey Meyerhardt phát hiện ra rằng, chế độ ăn uống theo kiểu phương Tây làm tăng nguy cơ tái phát bệnh của những người sống sót sau ung thư lên tới 80%, so với chế độ ăn uống kiểu Địa Trung Hải giàu rau, trái cây, thịt gia cầm và cá.
Meyerhardt phát hiện ra rằng những người bị ung thư tái phát thường xuyên ăn chế độ ăn bao gồm thịt chế biến, chất béo bão hòa, ngũ cốc tinh chế và lượng đường cao – điển hình của chế độ ăn phương Tây hiện đại.
Mặc dù các phương pháp điều trị ung thư truyền thống, chẳng hạn như hóa trị và xạ trị, là lựa chọn của các chuyên gia y tế, nhưng việc thay đổi chế độ ăn uống vẫn là một ý tưởng hay vì nhiều loại thực phẩm có thể góp phần gây bệnh.
Hiểu cách thực phẩm nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể chúng ta là bước đầu tiên để giảm bệnh mãn tính. Lựa chọn thực phẩm cẩn thận có thể cải thiện sức khỏe của chúng ta, cho phép chúng ta sống lâu hơn và tận hưởng cuộc sống.
Bảo Vy
Theo Epoch Times tiếng Trung
Bạn bình luận gì về tin này?
NTD Việt Nam