Tổ công tác văn hóa Đại Khung
[ChanhKien.org]
Vân vân chúng sinh hà xứ lai, hầu tử biến nhân hồ loạn sai.
Thượng thiên tạo nhân hữu kí tái, thiên nhân hợp nhất phóng quang thải.
Truy trục danh lợi không đẳng đãi, phản bổn quy chân hữu vị lai.
Tồn Chân Thiện Nhẫn tâm thường tại, kiện khang tự tại tiếu khẩu khai.
Dịch nghĩa:
Chúng chúng sinh sinh từ đâu đến, khỉ biến thành người là nói loạn
Thiên thượng tạo nhân đã chép rõ, thiên nhân hợp nhất rực ánh sáng
Truy cầu danh lợi uổng công chờ, phản bổn quy chân tương lai tốt
Pháp Chân Thiện Nhẫn lòng thường ghi, kiện khang tự tại nở nụ cười
(Thầy giáo Vương vào lớp, trên tay cầm một cuốn sách cũ)
Nhân Nhân: Thầy ơi, thầy cầm gì trên tay đó ạ? Trông nó cũ thế ạ!
Thầy giáo Vương: Nó đã có 84 năm lịch sử đó, vì vậy nó đương nhiên cũ như thế! Đây là sách quốc văn lớp một tiểu học của ông nội thầy đó, rất có ý nghĩa!
Duyên Duyên: Thầy ơi, thầy có thể cho con mượn xem một chút không ạ?
Thầy giáo Vương: Được con! Nó sẽ giúp con mở mang tầm mắt!
Nhân Nhân: Oa! Rất đơn giản nhé, bài một chỉ có mỗi một chữ nhân (人) , chỉ đơn giản là hai nét bút, nếu sinh ra trong thời đó thật tốt biết mấy, cũng không phải ngày ngày viết chữ tốn công sức như vậy.
Thầy giáo Vương: Chữ nhân (人) viết thì rất đơn giản, nhưng con người (人) thì lại rất phức tạp, Đài Loan có câu tục ngữ: “Một hạt gạo, nuôi được trăm loại người”, con người có nam có nữ, có muôn vạn hình tướng, thần thái khác biệt, màu da khác nhau, đến cả họa sĩ cũng cảm thán nói: “Vẽ ma dễ vẽ người khó”, rất khó để vẽ ra hoàn chỉnh một con người, vậy mà người xưa khi tạo chữ lại có thể dùng hai nét bút đơn giản để biểu hiện ra con người sinh động. Con người là phức tạp nhất, nhưng chữ nhân viết ra lại đơn giản nhất, vừa dễ nhận vừa dễ viết. Sự huyền diệu sâu sắc của chữ Trung Quốc quả là khiến người ta trầm trồ, mà lại thể hiện ra đầy những nét đặc sắc của văn hóa Trung Quốc, tức là dùng phương pháp đơn giản nhất để giải quyết vấn đề phức tạp nhất. Quả là quá hoàn mỹ!
Nhân Nhân: Thầy ơi, nhưng chữ nhân lại không giống như hình dạng của con người.
Thầy giáo Vương: Đúng vậy, chữ nhân viết theo lối chữ Khải thì không giống lắm, nhưng mà, xem chữ thì không thể chỉ xem lối viết Khải thư, nhìn người cũng không thể nhìn một thời điểm, chúng ta bây giờ sẽ xem chữ nhân Giáp cốt xem nó biểu hiện thế nào nhé.
Lời dẫn: Chúng ta có thấy rằng chữ nhân Giáp cốt giống như một người đang đứng không? Trong chữ nhân Giáp cốt phần trên có một cái đầu, đường chéo chéo nhô ra chính là cánh tay, lưng cúi khom, phần dưới là chân.
Có chữ nhân phần tay dài hơn một chút, có chữ nhân phần tay ngắn hơn một chút, có chữ thì tay hướng sang trái, có chữ thì tay hướng sang phải.
Vì con người có tướng mạo khác nhau, cho nên chữ nhân cũng có rất nhiều tạo hình khác nhau. Mà đặc trưng chung của con người chính là chân đứng thẳng, còn lưng hơi cong, phần lớn tạo hình là góc nhìn từ bên cạnh.
Đến chữ tiểu triện, chữ nhân trở nên càng thêm khiêm tốn, lưng cúi đến mức thấp nhất, tay cũng vì thế mà buông chống xuống đất. Vậy vì sao khi người xưa tạo chữ nhân lại để cho phần lưng cong như vậy? Chẳng phải là mong rằng con người sẽ càng khiêm tốn có lễ hơn sao?
Nhân Nhân: Đúng là không thể nghĩ được rằng hai nét bút đơn giản ấy lại có hàm nghĩa phong phú đến thế.
Thầy giáo Vương: Các học sinh! Từ giải thuyết ở trên, chúng ta càng có thể thể hội được dụng tâm của người xưa khi tạo chữ, cho nên, khi gặp phải những việc không cao hứng hay những trở ngại cản trở, chỉ cần chúng ta tìm những chỗ mà mình làm chưa tốt, khom lưng cúi mình nói lời xin lỗi với đối phương, thì chẳng phải tất cả mọi việc sẽ như làn khói tản đi sao?
Bút lông gia gia: Các em nhỏ, chữ nhân hôm nay có thú vị không? Ở bài sau sẽ còn những chữ thú vị nữa để giới thiệu với các em! Các em đừng bỏ lỡ nhé!
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/35000
ChanhKien.org