Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Du du tự tại (16): Chương 11: Thuyết Ngư | Văn hóa truyền thống

Du du tự tại (16): Chương 11: Thuyết Ngư | Văn hóa truyền thống

khaimokhaimo14/11/202310
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Tổ công tác văn hóa Đại Khung

[ChanhKien.org]

Ngư nhi ngư nhi thủy trung du,

Du lai du khứ lạc du du.

Thân tài miêu điều ái tác tú,

Ngũ hồ tứ hải đáo xứ du.

Dịch nghĩa:

Cá nhỏ cá nhỏ bơi trong nước,

Bơi qua bơi lại vui làm sao.

Thân hình thon thon thích làm dáng,

Năm sông bốn biển bơi khắp chốn.

Nhân Nhân: Ôi chao, nhiều cá quá, trông đẹp làm sao!

Duyên Duyên: Trời ạ, cá mập to thế này sao, đáng sợ quá.

Thầy Vương: Đừng sợ đừng sợ, con này gọi là cá mập voi, nó ăn chay và không thích ăn các loại thịt. Nó chỉ ăn rong rêu và một số sinh vật phù du.

Nhân Nhân: Cá không có chân mà sao nó có thể di chuyển nhanh như vậy nhỉ?

Thầy Vương: Cá không có chân, nhưng có vây. Vây đuôi của nó giống tên động cơ đẩy của đuôi thuyền, khi vẫy đuôi có thể khiến thân thể tiến nhanh về phía trước. Vây lưng, vây bụng và vây ngực có thể giúp cân bằng cơ thể, kiểm soát phương hướng. Vây ngực của cá chuồn đặc biệt phát triển, nó có thể lướt đi trên mặt nước, không cẩn thận còn va vào thuyền đánh cá.

Duyên Duyên: Này các bạn, mau đến xem! Con cá này dùng miệng để sinh cá con, thật kỳ diệu làm sao!

Thầy Vương: Em nhìn kỹ hơn sẽ thấy đó là cá rô phi bố, cá bố đang nhả cá con từ trong miệng ra, để chúng nhìn ngắm thế giới này.

Cá rô phi mẹ mỗi lần đẻ rất nhiều trứng, nếu không chú ý trông nom, trứng sẽ rất dễ trở thành thức ăn của các loài khác. Vì để an toàn, cá bố sẽ ngậm trứng trong miệng, quyết tâm đợi cho đến khi cá con nở mới nhả chúng ra, để chúng vui đùa trong nước. Hễ gặp nguy hiểm, cá bố nhanh chóng hút cá con vào trong miệng để bảo vệ chúng. Nhìn có vẻ như cá bố dùng miệng sinh ra cá con, kỳ thực không phải thế đâu. Người Trung Quốc thường nhấn mạnh “mắt thấy mới tin”, trên thực tế, có nhiều lúc những thứ mắt nhìn thấy được không nhất định là thật, nhìn không thấy không nhất định là không tồn tại.

Nhân Nhân: Cá bố miệng ngậm trứng thì ăn uống ra sao nhỉ?

Thầy Vương: Trong thời gian này, cá bố phải nhẫn chịu đói, không thể ăn uống.

Nhân Nhân, Duyên Duyên: Cá bố thật là vĩ đại!

Nhân Nhân: Liệu cá và văn hóa Trung Quốc có liên quan không ạ?

Thầy Vương: Về vấn đề quan hệ này, chúng ta sẽ mời ông Bút Lông đàm luận một chút nhé.

Ông Bút Lông: Cá mang đến cho người Trung Quốc rất nhiều liên tưởng, ví như cá chép nếu có thể vượt qua dòng chảy xiết ở Long Môn, thì có thể hóa thành rồng. Thời cổ đại có rất nhiều câu chuyện đề cập đến việc cá và nhạn có thể thay thế con người truyền thông tin, vì vậy thư từ được còn gọi là tin ngư nhạn.

Từ xưa đến nay cá là tài nguyên trọng yếu, vì vậy, những nơi phồn vinh giàu có còn được gọi là ngư mễ chi hương, tức là vùng đất lắm cá nhiều thóc.

Trong giáp cốt văn, kim văn, căn cứ vào nhiều loại cá, mà người ta sáng tạo ra nhiều chữ ngư trông rất sinh động, giống như bức tranh thiếu nhi hồn nhiên và đáng yêu.

Vây lưng, vây bụng của cá đối xứng trái phải, có chữ thì miệng há to. Vì để thuận tiện cho việc khắc chữ, đầu cá đều hướng lên trên.

Còn trong chữ tiểu triện, bên cạnh cái đuôi có hai chấm, nhìn giống chữ hỏa, nhưng thật ra hai chấm đó là biểu thị cho đuôi cá đang vẫy.

Đến thời chữ Khải Thư thì biến thành bốn chấm, điều này đã làm mất đi ý nghĩa (đuôi cá đang vẫy) của nó rồi. Hơn nữa, dễ làm lẫn lộn với bốn chấm hỏa trong từ tiên (煎, nghĩa là chiên rán) và từ chử (煮, nghĩa là đun nấu).

Ông Bút Lông: Còn nữa, chữ “ngư” (魚) và chữ “dư” (餘) trong từ thặng dư có âm đọc giống nhau, có cá là tượng trưng cho sự dư dả. Vì vậy người Trung Quốc thích nói câu chúc cát tường “niên niên hữu ngư” (mỗi năm đều có dư của cải), chúc phúc mọi người năm mới sung túc.

Duyên Duyên: Thảo nào, mỗi lần ăn cơm tất niên, trên bàn luôn có cá.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/35035

ChanhKien.org

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Cai nghiện được ma túy sau 20 năm nghiện nhờ tu luyện Pháp Luân Công

11/04/2018

Bệnh nan y biến mất sau 15 ngày tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

15/01/2020
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?