Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Du du tự tại (19): Thuyết nhật | Văn hóa truyền thống

Du du tự tại (19): Thuyết nhật | Văn hóa truyền thống

khaimokhaimo24/10/202300
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Tổ công tác văn hóa Đại Khung

[ChanhKien.org]

Nhất cá thái dương quải thiên thượng, đại địa giác đắc noãn dương dương

Thập cá thái dương toàn xuất tràng, nhiệt đắc đầu hôn một xử tàng

Hậu Nghệ thần xạ tự thiên hàng, xạ hạ cửu cá đại thái dương

Lưu hạ nhất cá phóng quang mang, vạn vật tư trường hữu lực lượng

Dịch nghĩa:

Một vầng thái dương treo trên trời, đại địa được chiếu ấm áp thay

Mười vầng thái dương cùng xuất hiện, nóng đến quay cuồng không chỗ trú

Thần tiễn Hậu Nghệ từ trời hạ, bắn rơi chín vầng đại thái dương

Để lại một vầng soi sáng rọi, vạn vật sinh trưởng lực mạnh mẽ

Nhân Nhân: Trời hôm nay thật nóng, nóng như thiêu vậy.

Thầy giáo: À! Thời tiết thật là nóng, thầy sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện liên quan đến mặt trời nhé, có được không nào?

Nhân Nhân Duyên Duyên: Được ạ.

Thầy giáo: Truyền thuyết cổ kể lại, trên thiên thượng có 10 mặt trời, mỗi ngày các mặt trời lần lượt thay nhau chiếu sáng cho con người trên mặt đất, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác đều làm như vậy, dần dần các mặt trời đều cảm thấy cuộc sống như thế thật vô vị, thế là các mặt trời hẹn nhau cùng đến thiên thượng thay ca. Quả nhiên, đến ngày hôm sau, 10 mặt trời cùng nhau xuất hiện trên trời. Lúc này ở nhân gian là thời Nghiêu đế.

Thầy giáo: Nghiêu đế trong lịch sử là vị hoàng đế vừa tốt vừa tiết kiệm lại vừa thương dân. Khi ông nghe thấy trên trời có 10 mặt trời cùng xuất hiện, đại địa bị thiêu đốt đến mức tìm không thấy đồ ăn, Nghiêu đế thấy con dân mà mình yêu mến phải chịu khổ, trong tâm ngài vô cùng khó chịu, mỗi ngày ông đều hướng lên trời cầu nguyện, hy vọng Thiên Thần có thể trợ giúp con dân của ông, sớm ngày thoát khỏi biển khổ. Lời cầu khẩn chân thành của Nghiêu đế quả nhiên đã đến tai Thiên Đế. Thiên Đế bèn lệnh cho xạ thủ nổi danh của Thiên đình là Hậu Nghệ, mang theo Cung Ngọc và một bó Tên Ngọc đi tới nhân gian.

Thầy giáo: Hậu Nghệ đến nhân gian rồi, nhìn thấy toàn bộ cây trồng trong đồng ruộng đều bị thiêu cháy, ngay cả sông ngòi cũng khô cạn. Bách tính kinh hoàng lúng túng, mười phần bất lực. Trong khi đó các mặt trời vẫn đang nô đùa vui vẻ, xếp thành hàng trên trời. Cảnh tượng này khiến cho Hậu Nghệ cảm thấy vô cùng tức giận, bèn cầm cung tên lên, liên tiếp bắn hạ chín mặt trời.

Thầy giáo: Vào lúc Hậu Nghệ rút ra mũi tên thứ 10 thì Hằng Nga, người vợ xinh đẹp và thông minh của chàng tiến đến ngăn cản.

Nhân Nhân: Hằng Nga thật thông minh, nàng biết con người không thể thiếu mặt trời.

Thầy giáo: Đúng rồi! Vạn vật sinh trưởng cần ánh sáng và sức nóng của mặt trời để tạo thành năng lượng. Nói đến đây, mọi người hãy nghe ông Bút Lông giảng giải cho chúng ta nguyên lai của chữ Nhật này nhé.

Ông Bút Lông: Ngoại hình chữ Nhật (日) trong chữ Giáp cốt đa phần đều thiên về hình vuông hoặc hình đa giác, chủ yếu là vì chữ giáp cốt được khắc trên mai rùa hoặc xương trâu, đây là những chất liệu cứng không dễ khắc thành hình tròn.

Nhưng chữ kim văn là khắc trên khí cụ bằng đồng, cho nên mới có thể khắc thành chữ tròn trịa.

Một nét chấm hoặc một nét vẽ ngang trong vòng tròn, biểu hiện rằng mặt trời là một thực thể, cũng có người nói là vết đen mặt trời.

Chữ Nhật mà viết theo lối tiểu triện thì tương đối dài, về sau theo lối chữ khải thư thì càng vuông vắn giống như chữ giáp cốt, giảng đến đây các em đã càng hiểu hơn về nguồn gốc của chữ Nhật này phải không?

Thầy giáo: Cuốn sách này là ghi lại rằng, vào thời Xuân Thu cổ đại, trong thời gian khoảng 2000 năm, đã xảy ra 37 lần nhật thực, hiện tại đã chứng thực có 33 lần là chính xác. Nhưng vào thời Hán Thành Đế, đã từng phát sinh nhật thực vào ban ngày, buổi tối lại phát sinh địa chấn, Thành Đế liền lập tức kiểm điểm khiếm khuyết của bản thân mình, cổ nhân cho rằng thiên tượng biến hóa và hành vi của người ta là có quan hệ với nhau, cho nên quốc gia có tai biến, làm quốc vương thì phải phản tỉnh cải chính bản thân.

Nhân Nhân: Hoàng đế thời cổ đại quả là tấm gương đáng kính phục, chúng ta cũng nên noi theo họ, tùy thời mà kiểm xét lại mình, nếu như ai ai cũng đều làm người tốt làm việc tốt, thiên tai sẽ ít đi.

Thầy giáo Vương: Quả đúng là như vậy, đây cũng là vấn đề mà người hiện đại chúng ta cần phải suy nghĩ. Được rồi, hôm nay chúng ta nói tới đây, hẹn gặp lần sau.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/35038

Ngày đăng: 21-10-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

ChanhKien.org

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Nhận ‘án tử’ là căn bệnh ung thư dạ dày, cuộc đời hồi sinh nhờ …

03/07/2022

Ba thế hệ cùng hưởng lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp

15/01/2020
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?