Y học cổ truyền cho rằng ngũ tạng của con người có liên quan đến màu sắc của tự nhiên, ăn uống cân bằng các loại thực phẩm xanh, đỏ, vàng, trắng và đen có thể điều hòa và nuôi dưỡng các cơ quan nội tạng khác nhau. (Pexels)
Y học cổ truyền cho rằng ngũ tạng của con người có liên quan đến màu sắc của tự nhiên, ăn uống cân bằng các loại thực phẩm xanh, đỏ, vàng, trắng và đen có thể điều hòa và nuôi dưỡng các cơ quan nội tạng khác nhau.
Bác sĩ Chen Wangquan, giám đốc phòng khám y học cổ truyền Lisheng, hơn 20 năm qua vẫn duy trì cân nặng tiêu chuẩn 75kg, làn da căng mịn không tỳ vết, đẹp đến mức các cô gái cũng phải ghen tị.
Ông cho biết, để có được trạng thái này, ông đã tích cực áp dụng phương pháp bồi bổ và cải thiện bằng trái cây, tuỳ theo các trạng thái thể chất khác nhau mà lựa chọn các loại quả khác nhau để điều trị. Ví dụ khi họp mặt xã giao ăn quá nhiều, ông sẽ cắt một vài lát khế tươi để dùng; nếu khó ngủ, miệng đắng ngắt và mệt mỏi thì ăn một ít cà chua xào trứng để phục hồi sức lực.
Y học cổ truyền cho rằng ngũ tạng của con người có liên quan đến màu sắc của tự nhiên, ăn uống cân bằng các loại thực phẩm xanh, đỏ, vàng, trắng và đen có thể điều hòa và nuôi dưỡng các cơ quan nội tạng khác nhau.
Yang Suqing, một bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc tại Bệnh viện Thống nhất Thành phố Đài Bắc (Đài Loan), đã ăn chay nhiều năm, thường sử dụng đĩa như một bảng màu, và cố tình chọn những màu sắc phong phú tương ứng với mỗi đĩa. Cô cho biết, một bữa ăn đầy đủ “phải có nhiều hơn năm màu”. Ví dụ, cơm trắng được kết hợp với rau xanh, mộc nhĩ xào và ngô.
Đậu ngũ sắc dưỡng ngũ tạng
Bác sĩ Yang Suqing chỉ ra rằng ăn nhiều đậu có thể ngăn ngừa bệnh tật và kết hợp chúng với ngũ cốc sẽ tốt hơn cho cơ thể:
- Đậu đỏ: Tác dụng lợi tiểu, chứa nhiều chất xơ, có thể nhuận tràng, hạ huyết áp.
- Đậu xanh: Thanh nhiệt, giải độc, trị nội nhiệt, hạ cholesterol.
- Đậu nành: Chứa nhiều saponin có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, kiện tỳ ích vị, ăn lâu dài có thể làm chậm quá trình lão hóa.
- Đậu ván: Có nhiều loại globulin, có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp.
- Đậu đen: Chứa các chất chống oxy hóa như isoflavone và anthocyanin, có tác dụng thúc đẩy thận bài tiết độc tố, xoa dịu thần kinh, cải thiện thị lực.
Công thức súp đậu hỗn hợp:
Lấy một ít đậu ngũ sắc với tỷ lệ bằng nhau cho vào bát, ngâm nước nửa ngày rồi nấu thành canh (hầm dùng hai bát nước). Bạn cũng có thể nấu chúng với cơm hoặc cháo với tỷ lệ nước và đậu bằng nhau.
Người Nhật gọi loại cháo đậu này là “cháo Thiền”, cho rằng nó có tác dụng gột rửa, thanh lọc cơ thể và tinh thần.
Thực phẩm màu đen, công thức bí mật của tuổi trẻ
Bác sĩ Guo Zhezhang, giám đốc khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện Shenggong Cao Hùng (Đài Loan), rất thích trẻ em và tính cách cũng hồn nhiên không kém, ngoài việc nuôi dạy con tốt, ông còn uống “Thuốc Phù Tang” vào mỗi bữa sáng để duy trì sức sống.
Thuốc Phù Tang là đơn thuốc được người xưa sử dụng với mục đích làm sáng mắt và đen tóc. Phương pháp là: dùng hai thìa bột vừng đen và bột dâu tằm (bột dùng trong Đông y), thêm chút mật ong, trộn đều với nước ấm rồi uống.
Vừng đen tính ấm, lá dâu tằm tính mát, kết hợp với nhau vừa phải cân bằng, không quá nóng cũng không quá lạnh. Vừng đen còn có thể bổ sung canxi, lá dâu tằm có tác dụng hạ đường huyết, giảm cholesterol, hạ đường huyết và bảo vệ gan, có thể biến tóc trắng thành đen.
Trái cây nhiều màu sắc, bảo trì vi lượng đồng căn
Các chất dinh dưỡng trong trái cây là sản phẩm chăm sóc da tốt nhất cho cơ thể. Đối với bác sĩ Chen Wangquan, bữa sáng hàng ngày ngoài ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm chính, còn phải có một ly nước trái cây tươi 250cc. Ông nói: “Tốt hơn là uống vào buổi sáng”. Có lần ông thử ăn trái cây và uống nước ép vào buổi tối nhưng bụng đầy chướng, chóng mặt không ngủ được. Vậy nên để tránh tình trạng khó tiêu hoá, bạn không nên ăn trái cây trước khi đi ngủ.
Bác sĩ Chen Wangquan nhấn mạnh rằng bạn phải ăn trái cây đúng mùa, bởi việc bảo quản đông lạnh trái mùa sẽ khiến chất dinh dưỡng bị mất đi. Hơn nữa, bạn chỉ nên ăn 2 phần trái cây tươi mỗi ngày. Ông nói: “Hãy chọn những gì bạn cần”. Ví dụ, ông Chen có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, vì vậy ông thường ăn táo và chuối để bảo vệ tim mạch.
Trong các tình huống sau, bạn có thể thử sử dụng trái cây để tự bảo vệ mình:
1. Phục hồi trí não, mất ngủ, ngủ không ngon: Cà chua, đu đủ
Lycopene trong cà chua có thể sửa chữa các tế bào bị tổn thương do thiếu ngủ và khôi phục trạng thái buồn ngủ trở lại bình thường. Cà chua chín sẽ tốt hơn. Hãy thử xào cà chua với trứng.
Táo bón, đau dạ dày và các triệu chứng viêm khác thường xuất hiện sau khi thức khuya, bạn có thể ăn một ít đu đủ để tăng cường sinh lực cho dạ dày và giảm táo bón.
2. Chữa đầy hơi sau khi ăn quá nhiều: Khế, dứa, thanh long
Ăn uống nhiều gây khó tiêu, có thể cắt lát khế, rắc ít muối ăn kèm. Khế có vitamin C thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa sự tổng hợp chất gây ung thư axit nitơ, là thuốc giải độc tốt.
Dứa vàng có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt chứa protease có thể đẩy nhanh quá trình phân hủy thịt, đôi khi ăn quá nhiều đồ nướng sẽ khiến bụng đầy hơi khó chịu, ăn dứa có thể nhanh chóng giảm đầy hơi.
Thanh long có tính nhuận tràng, cũng là loại trái cây “cấp cứu” rất hiệu quả, thỉnh thoảng khi tâm trạng phiền muộn, ăn một ít thanh long ruột đỏ có thể quét sạch cảm giác u ám.
3. Trời nóng, giải nhiệt bằng nước cốt dừa, dưa hấu
Đi nắng về, bạn có thể uống một ít nước dừa để giải nhiệt.
Dưa hấu cũng là một loại quả có tác dụng giải nhiệt rất tốt, nó cũng là một loại thuốc hạ sốt tự nhiên mà các bác sĩ Đông y thường sử dụng. Khi ông Chen cảm thấy trán nóng và hơi sốt, ông sẽ nhanh chóng uống một ly nước ép dưa hấu (không đá lạnh), dưa hấu có tính lợi tiểu và hạ nhiệt độ cơ thể nhanh chóng.
Ông đặc biệt nhắc nhở dưa hấu khi mua về không nên bảo quản trong tủ lạnh, vì làm lạnh sẽ làm giảm một nửa lượng lycopene và các chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu, nên mua một lần đủ ăn và bảo quản nơi thoáng mát.
4. Cảm cúm theo mùa: Ổi, kiwi, cam
Bác sĩ Chen Wangquan khuyên dùng ổi đỏ ở Nghi Lan (một huyện ở đông bắc Đài Loan), nó có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại ổi khác, chứa vitamin C, kali, phốt pho, lưu huỳnh và các khoáng chất khác, có thể tăng cường hệ thống bạch huyết và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Quả kiwi, mùa thu có nhiều, thanh nhiệt lợi tiểu, giàu chất chống oxy hóa, có thể nâng cao sức đề kháng, giảm bớt sự xâm nhập của vi khuẩn và virus gây cảm lạnh, đồng thời có thể tăng cường chức năng tim mạch.
Vào mùa đông, ăn cam cũng có thể ngăn ngừa cảm lạnh.
5. Bồi bổ thể lực sau lao động, đổ mồ hôi nhiều: Mía đỏ
Khi chăm sóc vườn hoa, trồng rau hay làm những công việc nặng nhọc, đổ nhiều mồ hôi, mía đỏ chứa nhiều nước và khoáng chất sẽ nhanh chóng bổ sung năng lượng đã mất.
6. Miệng đắng lưỡi khô giải khát: Quả roi
Roi có nhiều nước, có tác dụng lợi tiểu, thúc đẩy dịch thể đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, là thức uống giải khát tốt nhất vào mùa hè.
7. Xoa dịu cảm xúc bất ổn: Quả đào
Quả đào vào mùa xuân có thể hỗ trợ đại tiện, giúp giữ dáng mà không tăng cân. Theo y học cổ truyền, nó còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, loại bỏ huyết ứ, an thần.
8. Thuốc long đờm trị tắc họng: Nhót tây
Nhót tây rất hiệu quả trong việc giảm ho và giảm đờm. Nếu bạn cảm thấy có đờm trong cổ họng, hãy bóc một vài quả nhót và ăn chúng, có thể làm dịu khó chịu trong cổ họng.
9. Kích hoạt trí não sau khi vận động trí não quá nhiều: Long nhãn, táo
Táo chứa kẽm giúp thúc đẩy sự phát triển của não bộ, tăng cường trí nhớ và các liên kết thần kinh trong não, đồng thời còn có tác dụng bảo vệ tim mạch.
Nhãn giúp thông tuệ, gặp phải công việc đòi hỏi suy nghĩ nhiều, tăng ca hay thi cử, tư duy trở nên chậm chạp, nhãn có thể phục hồi thể lực, cải thiện trí não, giúp tư duy nhạy bén. Tuy nhiên, nhãn có tính nóng, lưu ý bạn không nên ăn nhãn khi đang bị khô miệng, viêm nhiễm.
10. Sắc da kém, bổ máu, trẻ hóa: Dâu tằm, nho
Dâu tằm đen bổ sung khí huyết, tốt cho mắt, đen tóc, chống lão hóa, cải thiện làn da: “Người huyết kém có thể ăn, nhưng thường phải ăn liên tục trong một, hai tháng”. Bác sĩ Chen Wangquan thường rửa sạch dâu tằm bằng nước vo gạo. Sau đó chắt lấy nước cốt và bã rồi uống.
Nước nho có nhiều vào mùa hè, vị ngọt mát, có tác dụng bổ gan thận, bổ khí huyết, làm đen tóc, vitamin P trên vỏ nho có tác dụng bổ thần kinh.
11. Da lão hóa sần sùi cần dưỡng trắng: Chanh, đào, bưởi
Chanh chứa nhiều vitamin C, thành phần làm trắng da tự nhiên, đào có thể tăng cường độ đàn hồi cho da, giúp da rạng rỡ hơn. Bưởi vào mùa đông chứa hàm lượng vitamin C cao, có thể ngăn ngừa vết nám, đây cũng là bí quyết làm trắng da riêng của bác sĩ Chen Wangquan.
12. Duy trì tính đàn hồi của mạch máu và bảo vệ tim mạch: Chuối, lê, dâu tây
Chuối chứa ion kali có tác dụng hạ huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, lê giàu vitamin nhóm B có tác dụng chống tắc mạch, giảm mệt mỏi, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Dâu tây chứa pectin và chất chống oxy hóa, có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
13. Tăng cường cơ, xương: Bưởi
Bưởi chua thơm, có nhiều vào mùa thu, có tác dụng giải độc, trừ đờm, hàm lượng canxi cao, có tác dụng cường gân cốt, rất thích hợp cho người lao động.
Bác sĩ Chen Wangquan nhắc nhở rằng chế độ ăn trái cây trên phù hợp với người khỏe mạnh, nhưng nếu có các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh thận, tiểu đường, v.v. hoặc những người đang dùng thuốc, một số loại trái cây như bưởi là điều cấm kỵ và không thể ăn được, tốt nhất là làm theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ.
Theo Song Yun – Aboluowang
Nhật Duy biên dịch
NTD Việt Nam