Ở đời người, cần kiệm nhất là phúc. Một cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng đều do sự hiện diện của phước lành. Không có phước thì không giữ được tiền, và tiền chỉ có thể dùng trong đời này, còn phước có thể dùng trong nhiều đời.
Câu chuyện dưới đây sẽ làm chúng ta phải suy ngẫm:
Thời Đức Phật còn tại thế, vua Ba Tư Nặc có một người con gái tên là Thiện Quang. Nàng không chỉ là viên ngọc quý được nhà vua nâng niu mà còn được dân chúng cả thành Xá Vệ vô cùng yêu mến.
Một hôm, nhà vua hỏi công chúa: “Thiện Quang, phụ vương của con là vua của một nước, được tất cả mọi người tôn kính. Con nhờ vào sức mạnh, uy thế và phúc đức của phụ vương nên cũng được mọi người thương yêu tôn trọng, có ai may mắn như con không?”
Thiện Quang công chúa một lòng kính ngưỡng Phật Pháp, cho rằng phúc báo của một người là ở tự thân. Nàng trả lời vua cha rằng: “Con được mọi người thương yêu tôn trọng thì đó là nhờ vào phúc đức gặt hái được từ những kiếp trước, chứ không phải bởi con là con gái của phụ vương”.
Vua Ba Tư Nặc nghe vậy rất tức giận. Để chứng minh quan điểm của công chúa không đúng, ông liền gả công chúa cho một người ăn xin nghèo khổ.
Nhưng sau khi được gả cho chàng trai nghèo này, công chúa và chồng cùng nhau làm lụng chăm chỉ, chẳng mấy chốc đã nhanh chóng phát tài. Điều này khiến vua Ba Tư Nặc kinh ngạc, ông bèn đến hỏi Đức Phật.
Đức Phật trả lời:
“Trước đây vào thời Đức Phật Ca Diếp, công chúa Thiện Quang rất thành tâm cúng dường cho những người tu Phật. Khi bị chồng ngăn trở, cô nói: ‘Thiếp đã phát tâm nguyện, xin đừng làm thiếp nhụt chí thoái tâm’. Người chồng sau đó đã đồng ý thuận theo cô ấy.
Bởi vì kiếp trước công chúa Thiện Quang có thiện tâm cúng dường Phật, nên cả đời này rất giàu sang, mà chồng cô ấy đã ngăn trở nên mới biến thành bần cùng. Nhưng sau đó người chồng đã đồng thuận, nên chỉ sau khi gặp được công chúa mới được phú quý”.
Nghe đến đây, vua Ba Tư Nặc hiểu ra tất cả.
Quả thật, giàu sang hay phú quý của một người là do phúc báo tự thân mang lại. Tiền bạc dẫu có thể bị lấy mất, nhưng phúc báo thì không ai có thể chiếm đoạt được. Bởi vậy, dẫu rơi vào hoàn cảnh thế nào, người nhiều Đức cuối cùng vẫn sẽ được hưởng phú quý vinh hoa.
Tích tồn tài vật, chi bằng hãy tồn trữ phúc báo. Người xưa vẫn dạy rằng “hành thiện tích đức”, ấy là bởi mọi thành hay được trong đời người đều từ đức mà sinh ra.
Phúc đức của người ta là do mình vun trồng. Người có phúc thì tự nhiên sẽ thu hút nhà giàu sang quyền quý.
Một số người làm mọi thứ để kiếm tiền, trong khi những người khác làm mọi thứ để nuôi sống bản thân. Đây là câu hỏi về phước lành. Ngay cả khi tiền bị người khác cướp, phước lành sẽ không bị cướp.
Theo lẽ tự nhiên, thiện hữu ác báo, sống thanh liêm chính là đã gieo nhân lành cho mình, tất yếu gặt quả lành của phước báo.
Như người xưa đã nói, nếu để lại tiền cho con cháu, nếu con cháu làm ăn phát đạt thì không cần giữ. Con cháu không thể làm ăn phát đạt, tiền tài tiêu điều, không bằng để âm đức cho con cháu.
Bây giờ mọi người thích tiết kiệm tiền, nhưng mọi người nên tiết kiệm “phước”, điều đó tốt hơn là tiết kiệm tiền!
Cách tích đức giúp thay đổi vận mệnh vô cùng đơn giản, ai cũng nên làm
Vận mệnh của mỗi cá nhân con người là có số mệnh, nhưng đều do bản thân ta gieo gì gặt đó. Không biết cách tích đức, giữ thiện niệm ở trong tâm, cuối cùng sẽ rơi vào bể khổ.
Tích đức bằng lời nói: Có câu nói “Phúc từ miệng mà ra, họa từ miệng mà vào”. Họa hay phúc đều do cái miệng mà ra cả. Nói lời thiện, từ khắc sẽ tạo đức cho chính mình.
Tích đức bằng việc luôn giữ thiện niệm trong tâm: Tâm thái của bạn thế nào thì giá trị bạn sẽ như vậy. Hành động, cách cư xử sẽ tạo nên quan niệm của từng người.
Muốn sống bình yên, hạnh phúc thì bắt buộc bạn phải giữ trong tâm quan niệm tốt, theo đuổi chân lý đúng đắn, thấm nhuần và tin sâu sắc vào luật nhân quả, thì mọi chuyện ắt sẽ bình yên.
Tích đức bằng tấm lòng chung thủy: Là vợ chồng thì nên sống chung thủy, không ngoại tình, không hãm hại hôn nhân của người khác. Là bạn bè, nên trung thành, đồng cam cộng khổ, hoạn nạn gian khó đều có nhau.
Tích đức bằng sự khiêm nhường: Buông bỏ kiêu căng và hãy thu mình học hỏi, đó chính là biểu hiện của bậc đại trí. Đừng múa rìu qua mắt thợ, bằng không sẽ kệch cỡm vô cùng.
Tích đức bằng việc tránh xa những điều bất lương: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Tránh xa những điều bất lương, kết giao thiện niệm, can đảm tiến về trước, không bị vật chất cám dỗ, chi phối.
Tịnh Yên biên dịch
Nguồn: secretchina.com
Xem thêm
Vạn Điều Hay