Tác giả: Phất Trần
[ChanhKien.org]
Mười lăm, lựa chọn khó khăn của Ân Giao, Ân Hồng
Thời cổ đại, đế vương lấy nước là nhà, ở dưới gầm trời, chỗ nào không phải là đất của vua, đất đai ở vùng biên cũng là của chư hầu. Mà thân là vương công quý tộc, là con cháu họ Ân của Thành Thang, khi nước nhà gặp biến cố, phải lựa chọn như thế nào? Huynh đệ nhà họ Ân gặp cảnh mẫu thân chết thảm, vua cha tàn sát người thân, lang bạt khắp nơi, nhận ơn cứu mệnh của Đạo gia Côn Luân, truyền võ nghệ ở danh sơn, vốn dĩ nên thuận thiên trừng phạt kẻ có tội, lại đứng giữa tình thân phú quý và thiên lý thiên mệnh mà lựa chọn sai đường.
Trung với vua cha, không đồng nghĩa với trung với tông miếu Thành Thang. Hai huynh đệ Ân Giao, Ân Hồng phản bội lại đại trung mà chọn tiểu hiếu, đã phát lời thề độc mà lại vi phạm, người thì hóa thành tro bụi, người thì bị chết dưới lưỡi cuốc, đã ứng nghiệm với nhân quả rõ ràng mười mươi, đã diễn dịch sự lựa chọn mâu thuẫn giữa gia tộc và thiên mệnh, trong quá trình thay cũ đổi mới của những người con của quân vương, vì người đời sau mà lưu lại giáo huấn bi thảm.
Mười sáu, một số nữ nhân là chứng nhân cho tiết tháo của họ
Khương Hoàng hậu là hoàng hậu chính cung của Thương Trụ, do bị yêu nhân hãm hại mà bị móc mắt chặt tay, chỉ cần nhận tội dàn dựng, thì có thể tránh khỏi cái khổ của cực hình. Mà người phụ nữ họ Khương lại nói: “Lúc sinh thời đã biết lễ giáo, làm sao có thể nhận tội đại nghịch này, làm nhục phụ mẫu, đắc tội với tổ tông xã tắc, bại hoại cương thường vợ chồng, ô nhục gia phong, khiến phụ thân ở hoàn cảnh bất trung bất nghĩa, khiến thái tử không được yên vương vị. Cho dù có bị nghìn vạn đao búa, thì đây cũng là bởi kiếp trước tạo nghiệp, kiếp này đền, sao có thể trái với đại nghĩa được?” Chỉ một đoạn này có thể thấy Khương thị là người phụ nữ có giáo dưỡng của nhà quyền quý, có phong thái của bậc mẫu nghi thiên hạ, thuận nhân quả, kính tổ tiên, giữ luân thường, có tâm yêu thương con, hiếu thuận cha mẹ, chịu vạn cái khổ và cái chết để chứng minh cho sự thanh bạch.
Giả thị là vợ của Võ Thành Vương Hoàng Phi Hổ, bị Đát Kỷ bày mưu hãm hại, Trụ Vương háo sắc ngỏ ý lẳng lơ, Giả thị phẫn nộ, hiên ngang mắng chửi hôn quân, nhảy xuống từ lầu cao, thịt nát xương tan, bảo toàn danh tiết cho Hoàng tướng quân.
Mã thị là vợ kết tóc của Khương Tử Nha, Khương Tử Nha muốn tới sông Vị Thủy ở Tây Kỳ gặp quân vương, muốn Mã thị cùng đi, Mã thị lấy lý do là phụ nữ Triều Ca không đến vùng đất hoang dã để từ chối, chê nghèo ham hưởng phú quý. Khương Tử Nha diệt Trụ vào Triều Ca, trở thành đại công thần, Mã thị xấu hổ tự vẫn mà chết, khi chết bị phong là Thần nghèo.
Có chính thì sẽ có phản, có quý thì cũng có tiện, có những người phụ nữ không hề kém cạnh đấng mày râu, dùng phú quý, sinh tử để chứng minh cái nghĩa phu thê.
Mười bảy, sự do dự của cha con Hoàng Phi Hổ
Hoàng gia bảy đời trung lương, phụ thân là tổng binh của Giới Bài quan, con trai là Hoàng Phi Hổ được phong là Võ Thành Vương, em gái là Hoàng phi, cả nhà ông đã lập công lao to lớn cho giang sơn Thành Thang. Vậy mà cuối cùng vợ và em gái bị ép chết thảm, Hoàng Phi Hổ tức giận phản lại Triều Ca, bỏ chạy đầu quân cho Tây Kỳ thánh chủ.
Trong ơn của vua, có danh có lợi có tình, tiểu nhân lý giải ân nghĩa chỉ chăm chăm vào lợi ích vinh hoa, quân tử lý giải ân nghĩa chú trọng tới thiên lý đạo đức, cha con Hoàng Phi Hổ cảm ân đức hạnh và ân nghĩa của Thành Thang, xen lẫn với quyến luyến vào địa vị, danh dự, kim tiền, cảm tình, mới xuất hiện khoảnh khắc do dự. Thế nhưng, Trụ Vương hoang dâm, tửu, sắc, tàn hại trung lương, nghịch lễ bội luân, giết vợ bội nghĩa, Hoàng Phi Hổ lòng đau xót, mới quyết định giữ đại nghĩa mà bỏ tiểu nghĩa, vì dân mà trừng phạt kẻ có tội, tiểu nghĩa là những vinh hoa phú quý mà quân vương ban cho và ân nghĩa trước đây của tổ tiên, đại nghĩa là vì trăm họ bách tính và những trung hồn mà hành binh trừng phạt kẻ có tội, trong giữ bỏ mà thấy chân tính, trong tức giận, Võ Thành Vương đã phản Trụ Vương, trên con đường phạt Trụ, một nhà hổ tướng đã chết trên sa trường.
Sự lựa chọn của Võ Thành Vương, vì hậu thế mà khai mở cục diện thái bình, vì trung lương mà giương cao chính nghĩa, làm gương cho chư hầu, có thể thấy vinh hoa phú quý không thể mê hoặc hào kiệt chân chính.
Mười tám, Phật gia, Đạo gia và Kỳ Môn
Đạo gia không đồng nghĩa với Đạo giáo, Phật gia không đồng nghĩa với Phật giáo, Kỳ Môn cũng là tu hành, nội hàm này cũng được biểu hiện tinh tế, sâu sắc trong bộ tiểu thuyết này. Trong Phong thần diễn nghĩa, Lão Tử nhất khí hóa Tam Thanh, là Thần của Đạo gia, những điều mà Phong thần diễn nghĩa viết là Thần ở trên trời, Lão Tử mà 800 năm sau hạ thế lưu lại “Đạo Đức Kinh” 5000 chữ chính là Thần dùng thân người mà đến.
Đạo gia truyền thừa có lịch sử uyên nguyên, Nữ Oa nương nương là Thần tạo ra con người ở vùng đất Thần Châu, Tam Hoàng Ngũ Đế khai sáng văn hóa tiền sử, Phục Hy vẽ bát quái, Thần Nông nếm trăm loại thảo mộc, Thương Hiệt tạo chữ viết, Hoàng Đế và chúng thần tử bạch nhật phi thăng, Đại Vũ trị thủy, những nhân vật này ở trong Phong thần diễn nghĩa đều là Thần của Đạo gia, đã diễn giải đầy đủ nội hàm này, Đạo gia không đồng nghĩa với Đạo giáo của người đời sau.
Phật gia cũng không đồng nghĩa với Phật giáo, Tiếp Dẫn đạo nhân và Chuẩn Đề đạo nhân, đều là Phật gia, Từ Hàng đạo nhân của Xiển giáo sau này trở thành Quán Âm Bồ Tát, Văn Thù Quảng Pháp Thiên Tôn sau này trở thành Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền chân nhân sau này trở thành Phổ Hiền bồ tát, Nhiên Đăng đạo nhân sau này trở thành Nhiên Đăng Cổ Phật.
Có phải điều chân thực hay không không quan trọng, tiểu thuyết vốn dĩ là hư cấu, quan trọng là thông qua miêu tả như vậy đã làm rõ được quan hệ uyên nguyên giữa mảnh đất Trung thổ, con người Trung thổ, người tu hành Trung thổ với Tây phương giáo, tiết lộ được uyên nguyên giữa Thích giáo và Đạo gia.
Kỳ Môn độc lập với Phật gia và Đạo gia, sau khi tu thành sẽ trở thành tản Tiên không bị ràng buộc. Lục Áp trong “Phong thần diễn nghĩa” khi xuất hiện liền nói: “Không ở trong tam giáo, không ở vùng đất Cực Lạc, không quy nhân vương quản, không ở trong địa phủ. Tiêu diêu tự tại tùy ta tới, tự tự tại tại tản thánh sơn”.
Rất rõ ràng, Phong thần diễn nghĩa đã tiết lộ một điều, ngoài Phật gia, Đạo gia, còn có Kỳ Môn tản Tiên.
Rất nhiều bí mật, những điều thế nhân không thể tường tận trong giới tu luyện lại có thể thông qua một bộ tiểu thuyết khiến thế nhân có thể hiểu rõ.
Mười chín, Văn Vương bị nhốt giam mà diễn giải Chu Dịch
Kinh Dịch là quyển kinh đứng đầu trong các sách, nó thanh khiết, huyền diệu, sâu sắc, là nguồn gốc và thành phần quan trọng của văn hóa Trung Hoa. Tiên thiên bát quái do Phục Hy đế trong tam hoàng ngũ đế sáng tạo, tương truyền có Hạ dịch, Thương dịch, Văn Vương diễn dịch bát quái thành tám tám sáu mươi tư quái, bộ phận nội dung này chính là Chu Dịch mà người đời sau nắm rõ.
Văn Vương và chư thần khuyên can Trụ Vương không có kết quả, bị kết tội chút nữa thì vong mạng, sau đó dùng thuật số để suy diễn và ứng nghiệm nên được xá tội, bị giam ở Dũ Lý. Thánh nhân thuận thiên biết mệnh, vui vẻ sống ở Dũ Lý, quân dân dắt dê và gánh rượu, quỳ xuống đường chào đón. Thánh nhân chiếu rọi nhật nguyệt, sáng rọi một phương, dùng hành vi để giáo hóa, quân dân vui vẻ. Tây Bá Hầu không oán hận quân vương, không lo lắng, nhàn nhã vô sự, diễn dịch tám tám sáu mươi tư quái, phân thành 384 hào tượng, thành tựu giai thoại nghìn thu.
Văn Vương kế thừa thần số của tiên hoàng, cho quân thần thấy được thần kỳ, giáo hóa người Trung Nguyên, kết duyên tại Dũ Lý (Thang Âm, Hà Nam), vui vẻ cả ngày không lo nghĩ, an yên với phận của mình, nếu không phải đạo đức của thánh nhân thì không thể làm được như vậy.
Một vở đại kịch, người tu hành đều biết, Văn Vương và chúng sinh kết duyên, đời này duyên thành ở Trung thổ.
Hai mươi, sự thanh tỉnh của Trường Nhĩ Định Quang Tiên
Trường Nhĩ Định Quang Tiên là đệ tử của Thông Thiên Giáo Chủ Triệt Giáo, nhận sự phó thác của Thông Thiên Giáo Chủ là cuối cùng phải rung Lục Hồn Phiên, Định Quang Tiên thấy rằng Tiếp Dẫn đạo nhân bọc cơ thể bằng hoa sen trắng, xá lợi hiện lên ánh sáng, đệ tử thứ mười hai cũng có kỳ quang dị tượng, không muốn rung Lục Hồn Phiên, trốn dưới lư bồng ẩn náu.
Sau này trước mặt Nguyên Thủy Thiên Tôn khấu bái, nhận tội nói: “Đệ tử thấy sư bá đạo chính lý minh, thầy tôi thiên vị mà nghe lời trái lý, tạo ra tội này, đệ tử không nhẫn tâm sử dụng”. Câu nói này có thể nhìn ra được căn khí của Định Quang Tiên.
Định Quang Tiên trước đại kiếp số, có thể ở trong đại chiến mà bảo trì thanh tỉnh, có thể thể hội được đạo chính lý minh, có thể thực sự khách quan, lý tính, minh bạch mà dùng chân tính suy xét, cuối cùng mới miễn được kiếp nạn mà đệ tử Triệt giáo khó thoát khỏi, đã kết duyên với Thích giáo, khai sáng cho bản thân một cuộc đời và tương lai mới.
Hai mươi mốt, Khương Tử Nha quy về chốn nào
Phong thần bảng để lại cho mọi người của đời sau rất nhiều chỗ suy ngẫm, những cái tên trên bảng phong thần đều có, vậy kết cục của người phò Chu diệt Thương, là công thần có công lao lớn nhất sẽ như thế nào, sau trăm tuổi thì Thần sẽ quy về đâu?
Khương Tử Nha vào núi tu Đạo, căn cơ còn nông cạn, không thể chính ngộ đại Đạo, tu thành chính quả, phụng mệnh Nguyên Thủy Thiên Tôn phong thần, hưởng phú quý, trở thành đại thần, có chỗ tương tự với Văn Thái Sư là phụ chính đại thần hai đời nhà Thương Trụ. Đây chỉ là một tầng nội hàm mà chúng ta có thể biết được từ trong bộ sách Phong thần bảng này; ở tầng thâm sâu hơn cũng có: Khương Tử Nha đã lưu lại giai thoại câu cá bên sông Vị Thủy, khai sáng học thuyết bách gia, cuốn “Lục Thao” được người sau này liệt vào bảy cuốn sách võ kinh, cuốn “Càn khôn vạn niên ca”, là cuốn sách khai sáng cho văn hóa dự ngôn, trở thành tổ tiên của bách gia bao gồm: binh gia, nho gia, pháp gia, tung hoành gia, chiêm bốc,…, được Vũ Vương phong là vua của đất Tề “cai quản phong tục nơi đó, giản hóa lễ nghi nơi đó, thông thương công nghiệp, khiến người dân ở đó được lợi”, đã khai sáng văn hóa Sơn Đông có ảnh hưởng sâu rộng.
An bài của Thần, không phải là điều mà thế nhân có thể đoán được, có người lên trời trở thành Thần, có người nhập thế khai sáng văn hóa Thần truyền, ẩn sĩ cũng đang tích công đức, chờ đợi cơ duyên thành thục.
Hai mươi hai, tình huynh muội của Vân Tiêu Tiên tử
Vân Tiêu, Bích Tiêu, Quỳnh Tiêu, ba vị Tiên tử này tu vi không giống nhau, Vân Tiêu Tiên tử tu vi cao nhất, khi Triệu Công Minh bị thâu mất Định hải châu, đến chỗ của ba vị muội muội để mượn Kim giao tiễn, trong ba vị Tiên tử chỉ có Vân Tiêu không muốn cho mượn, vẫn muốn khuyên Triệu Công Minh không nên quản chuyện của Tây Kỳ. Cuối cùng, do sự thỉnh cầu của các Tiên tử, đã cho Triệu Công Minh mượn Kim giao tiễn, dẫn đến họa sát thân của Triệu Công Minh.
Triệu Công Minh chết rồi, Vân Tiêu vẫn không muốn để Quỳnh Tiêu, Bích Tiêu đi, sợ rằng sẽ mang họa, mới theo họ tới Tây Kỳ. Ba vị Tiên tử nhìn vật nhớ đến người, lại thấy cảnh chết thảm của Triệu Công Minh, mới động tình, tìm Lục Áp đạo nhân báo thù.
Lục Áp đạo nhân khi giảng rõ đạo lý với Vân Tiêu, Vân Tiêu vẫn trầm ngâm không ngộ, hai bên giao đấu, mới không thể không chế, cuối cùng bày ra cửu khúc hoàng hà trận, mới dẫn tới họa sát thân, trên bảng phong thần có tên.
Vân Tiêu Tiên tử nghìn năm tu hành hủy trong một chốc, đều là bắt nguồn từ một chút tình huynh muội, một niệm không thanh tĩnh, khi kiếp nạn tới cũng sẽ khó mà qua được!
Hai mươi ba, Hoàng Thiên Hóa không kính sư môn mà chịu tai ách
Bốn huynh đệ Ma gia là bốn viên đại tướng của Trụ Vương trong chiến dịch thảo phạt nhà Chu, có pháp thuật dị năng, gây khó khăn cho phía nhà Chu, Hoàng Thiên Hóa là đệ tử của Đạo Đức Chân Quân, phụng mệnh sư phụ hạ sơn, thất bại trong cuộc chiến đầu tiên, Đạo Đức Chân Quân phái Bạch Vân Đồng Tử cứu nguy cho Hoàng Thiên Hóa, đồng thời cảnh cáo cho Hoàng Thiên Hóa nhân quả ở trong đó.
Khi Hoàng Thiên Hóa mới xuống núi, mặc trang phục Đạo ăn mặn, tuy rằng là vô ý, nhưng cũng đã phạm vào tội. Do đó, gặp phải tai ách nguy hiểm mà mất mạng. Người tu hành không kính sư môn, không thủ giới, nhất định sẽ phải chịu sự trừng phạt, đây cũng là biểu hiện của nhân quả, cũng là khảo nghiệm và giáo huấn của sư phụ đối với đệ tử.
Một câu chuyện nhỏ trong phong thần bảng, đã biểu đạt tính nghiêm túc của người xưa đối với người tu hành.
Hai mươi tư, các huynh đệ nhà họ Phương ghét ác như thù
Phương Bật, Phương Tướng là trấn điện đại tướng quân ở triều đường nhà Thương Trụ, hai người khi thấy việc Trụ Vương giết vợ giết con, đã liều thân đứng ra bảo vệ hai vị hoàng tử, tiên phong phản lại triều đình. Họ dũng cảm quyết đoán, ngay cả Võ Thành Vương Hoàng Phi Hổ cũng nói: “Đáng tiếc trong số các quan văn võ, lại không có ai được như Phương Bật”.
Phương Bật, Phương Tướng vốn là hai người thô lỗ, khi thấy Trụ Vương tàn bạo có thể rút đao tương trợ, đã nói lên rằng đứng trước khảo nghiệm sinh tử thực sự, không có quan hệ gì tới chức vị, quyền lực, tài phú, chỉ nhìn xem ai có thể xuất ra được chân tính ghét ác như thù thôi, Phương Tướng, Phương Bật không màng sinh tử, những người thô lỗ lại có bản tính minh tỏ thiện ác. Tâm tính và cảnh giới này mới có tên trên bảng phong thần.
Người của Triệt giáo bày ra thập tuyệt trận, vốn là đấu pháp giữa những người tu hành của hai giáo, một người phàm phu tục tử như Phương Bật bước vào Phong Hống trận, bị vạn đao giết chết. Đối diện ác thần mà có thể không sợ sinh tử, nên có thể thành Thần.
Hai mươi năm, Khương Tử Nha hạch mười đại tội của Trụ Vương
Khương Tử Nha đánh vào Triều Ca, trước mặt Trụ Vương mà hạch ra mười đại tội:
Tội thứ nhất: Bất kính thiên địa, trầm mê tửu sắc.
Tội thứ hai: Phóng túng dâm dật, bại hoại nhân luân.
Tội thứ ba: Không màng tới người nối dõi, vọng tổ tuyệt tông.
Tội thứ tư: Bào lạc trung lương. Đoạn tuyệt nghĩa vua tôi.
Tội thứ năm: Giết chư hầu địa phương, thất tín với thiên hạ.
Tội thứ sáu: Lạm dụng hình phạt, oan hồn khắp thiên hạ.
Tội thứ bảy: Hoang phí xa hoa, làm dân chúng lầm than.
Tội thứ tám: Không biết liêm sỉ, vua bắt nạt vợ của thần tử, khiến trinh phụ phải tử tiết.
Tội thứ chín: Tàn hại sinh mệnh, gây đau khổ cho bách tính.
Tội thứ mười: Cắt thận người, làm tuyệt nòi giống của bách tính, tàn nhẫn bất nhân.
Mười đại tội trong bài hịch văn của Khương Tử Nha, đã liệt kê ra những tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể khi vương triều gặp tai kiếp, tội ác tràn lan, cũng là để hậu nhân lấy lịch sử như tấm gương, cảnh giác với hoàn cảnh hiện thực.
Hai mươi sáu, bảy vị tướng sĩ nhục thân thành thánh
Trong quá trình diệt Thương hưng Chu, có bảy vị tướng sĩ huyền môn lập công cao nhất, đều là đệ tử đời thứ ba của Xiển giáo Nguyên Thủy Thiên Tôn, gồm có Lý Tịnh, Kim Tra, Mộc Tra, Na Tra, Dương Tiễn, Vi Hộ, Lôi Chấn Tử, họ ra sa trường giết giặc, công trạng to lớn, lựa chọn cuối cùng của họ đều là quy ẩn.
Bảy vị này đều có kinh nghiệm phi phàm, tài năng phi phàm, cảnh giới phi phàm, phú quý, công danh, bổng lộc đều không phải là những thứ mà người tu hành truy cầu, đã quen với việc không màng danh lợi, nhận thiên mệnh mà đến thế gian, hoàn thành nguyện ước quay về sơn lâm, nhục thân thành thánh.
Câu chuyện về Na Tra đại náo Đông Hải, thân là liên hoa, ba đầu sáu tay, Dương Tiễn bát cửu huyền công, bảy mươi hai phép, Lý Tịnh là Thác Tháp Thiên Vương ở thiên giới, Kim Tra, Mộc Tra, Lôi Chấn Tử được muôn đời sau truyền tụng, lưu lại truyền kỳ kinh điển về thiên giới, nhân gian.
Người tu hành đến nhân gian, có sứ mệnh trời ban, có Thần Phật an bài, vạn khổ ở nhân gian, không làm ô nhục sứ mệnh, bảy vị tướng sĩ nhục thân thành Thần đã trở thành tấm gương cho người đời sau.
Hai mươi bảy, Bá Di, Thúc Tề chết đói ở núi Thú Dương
Thương Trụ diệt, khí số tận, Chu Võ Vương quay trở về Tây Kỳ trên đường gặp hai vị đạo sĩ (Bá Di, Thúc Tề), nghe nói Thương Triều đã mất, phẩy tay áo bỏ đi, không ăn thức ăn của nhà Chu, chết đói ở núi Thú Dương.
Hai vị đạo sĩ Bá Di, Thúc Tề, tưởng nhớ đạo đức Thành Thang, không thể trợ Trụ vi ngược, chỉ là những người thảo dân lại có thể nhớ tưởng tinh thần vương đạo, lấy thân mình tuẫn theo triều đại cũ. Họ không giống với những người như Vi Tử, Cơ Tử, Tỳ Can, Thương Dung, cũng không giống với những cựu thần bỏ đi xa theo Cơ Tử, cũng không giống với những võ tướng chết ở sa trường, họ chỉ là dùng thân phận người dân của triều Thương mà lựa chọn cái chết, nối gót một vương triều và tinh thần đã qua đi. Trung với cái cũ mới có thể lập ra cái mới, ở thời đại biến đổi to lớn, họ có lý do để tồn tại.
Một triều tận số, một triều mới lại đến, thần tử, quân, dân, mỗi người đều có duyên, sinh sinh tử tử mỗi người đều có mệnh, không phải điều mà con người có thể biết tường tận, thiên lý có an bài khác.
Hai mươi tám, khí tượng vương giả của Đại Chu
Triều Chu thịnh thế 800 năm, là một vương triều thực sự huy hoàng đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, tiếp nối thời thượng cổ và sau này, có ảnh hưởng sâu rộng, là một thời đại trọng yếu nhất đặt định ra văn hóa Trung Hoa, triển hiện ra khí tượng vương giả huy hoàng của văn hóa Trung Hoa, trở thành hình mẫu để các vương triều đời sau tham chiếu và học tập.
Thành tựu sự nghiệp đế vương, tất phải thừa hưởng cơ nghiệp của người đi trước, kính Trời, kính Thần, thuận thiên, yêu thương người, giữ lễ tiết, tích lũy đạo đức, Văn Vương có đức lớn, làm cảm động phượng hoàng ở Kỳ Sơn, nếm trải cay đắng để giữ vững thân phận người làm thần tử, bị giam ở Dũ Lý vẫn có thể nhẫn được tâm tính, cầu hiền tài ở sông Vị Thủy, Bá Ấp Khảo biết phải chết mà vẫn cứu cha, Văn Vương có ba phần thiên hạ mà vẫn không phạt Trụ. Cho đến khi Võ Vương đợi đến thời vận tội ác chồng chất, triệu chư hầu hướng về, hiền nhân tới, binh mã đầy đủ, hào kiệt quy tụ, Thần Tiên trợ giúp, thiên hạ một lòng hướng về, thiên địa nhân sáu điều hợp lại, mới có thể hoàn thành đại nghiệp thảo phạt Thương Trụ, thuận ứng thiên số.
Võ Vương phạt Trụ, kế thừa đạo đức của cha và anh, huynh đệ cùng ra trận, không sợ sinh tử, quân thần một lòng, vận mệnh khác với anh em họ Ân, vì giải cứu muôn dân Tây Kỳ khỏi tai nạn binh đao mà chịu khổ, Thương Trụ vô đạo, vì nhân dân mà thảo tội, dám dấn thân mình vào trận Hồng Sa nguy hiểm, không phải một vị vua có đại đức thì không thể làm được như vậy.
Vũ Vương phạt Trụ, xóa bỏ bào lạc, sái bồn, không giết con của Thương Trụ, san phẳng lộc đài, lấy kho lúa ở Cự Kiều phát chẩn, tha tù Cơ Tử, phong mộ cho Tỳ Can, thăm viếng Thương Dung, thả cung nga về xứ, lập đàn cúng thiên địa, sửa võ tu văn, trả ngựa ở hướng nam của núi Hoa Sơn và thả trâu ở đồng của rừng Đào Lâm (Quy mã ư Hoa Sơn chi dương, phóng ngưu ư Đào Lâm chi dã – Trích Kinh Thi, Vũ Thành, ý nghĩa là chiến tranh kết thúc, không cần dùng đến trâu, ngựa nữa), thiên hạ đều thuần phục, vạn dân đều vui vẻ, cỏ thụy sinh, phụng hoàng hiện, suối lễ chảy, cam lộ giáng, vạn vật hài hòa, thực là khí tướng thái bình, Khương Tử Nha phụng thiên mệnh phong Thần, thất tướng sĩ nhục thân thành thánh, Vũ Vương tấn phong các nước chư hầu, khai sáng kỷ nguyên mới cho Hoa Hạ.
Khí tượng vương giả Đại Chu vạn cổ hiếm có, ứng với đạo tam tài thiên địa nhân, đã khai sáng một thời kỳ vương đạo huy hoàng cho hậu thế.
Hai mươi chín, tâm người thường của Tỳ Can khi bị moi tim
Đát Kỷ hãm hại Tỳ Can, một vị thần tử nhân nghĩa nhà Ân Thương, Tỳ Can nghe theo Khương Tử Nha, đốt lá bùa và uống, tự moi tim mà không chảy máu, xuống đài, cưỡi ngựa phi nước đại, gặp một người phụ nữ già, đang bán cải vô tâm, Tỳ Can hỏi bà lão: “Người nếu như không có tim sẽ thế nào?” Bà lão trả lời: “Người nếu như không tim tất sẽ chết”. Tỳ Can hô lên một tiếng lớn, ngã ngựa, một khoang máu nóng chảy trên cát.
Câu chuyện nhỏ này trong “Phong thần diễn nghĩa”, đã nói cho người ta một đạo lý, những năng lực phi thường, sự việc phi thường, pháp thuật phi thường, tất phải có cái tâm phi thường, Tỳ Can bởi vì uống bùa của Đạo gia mà không chết, nhưng vào thời khắc quan trọng khi hễ tâm người thường động, công hiệu của lá bùa lập tức mất đi tác dụng.
Tôn Hành Giả trong “Tây Du Ký”, trên đường gặp những kẻ mạnh, kẻ mạnh nâng gậy nên, Tôn Hành Giả nhắm mắt làm ngơ, dùng tay chỉ một cái, miệng niệm “định”, kẻ mạnh liền lập tức định lại. Một đạo thuật bình thường như vậy, cũng cần người sử dụng phải tâm vô tạp niệm, không có bất kỳ tâm người thường nào.
Cái chết của Tỳ Can và đạo thuật của Tôn Hành Giả, đã nói nên rằng tâm tính và năng lực của người tu hành là có quan hệ, những việc phi thường tất phải có lý phi thường.
(Còn tiếp)
ChanhKien.org