Tác giả: Đạo Sinh
[ChanhKien.org]
Trong bài này, chúng ta sẽ ngược dòng lần theo nguyên lý của “Dịch”, triển khai “Tượng” đằng sau chữ Hán và lý giải nội hàm của chữ Hán. Chữ Hán là những thiên cơ được Thần truyền cấp cho con người, những Tượng đằng sau chúng thông với Thần, mang năng lượng mạnh mẽ. Chỉ là theo việc con người ngày càng sa đọa, thì trí tuệ ngày càng nhỏ bé, dần dần sẽ đọc không hiểu được, khiến năng lượng chữ Hán bị che giấu và bị phong kín lưu tồn trong lịch sử.
Cùng với sự sa đọa và sự suy giảm trí tuệ của con người, sự tượng hình trong chữ Hán ngày càng nhỏ hơn, cuối cùng gán cho mỗi chữ một định nghĩa, đem ý nghĩa của nó cố định lại.
Trong cuốn “Trung Dung” nói: Mọi người hàng ngày đều phải ăn cơm uống nước, nhưng rất ít người thực sự nếm được mùi vị của nó. [1]
Trong bài này, tác giả sẽ đứng tại tầng thứ của bản thân mà giải thích một số chữ, và giải đáp nội hàm của chúng. Bởi vì chữ Hán câu thông với các vị Thần, thông qua sự đối ứng giữa Tượng và tầng cao của vũ trụ, nên nội hàm của chữ Hán to lớn vô tận, ai có trí huệ lớn bao nhiêu thì có thể dùng Tượng lớn bấy nhiêu, khiến cho nội hàm bao la bấy nhiêu. Cách giải thích của cá nhân tôi ở đây không thể thể hiện được nội hàm cuối cùng của chữ viết, chỉ là để gợi mở mà thôi. Cũng giống như Chu Dịch Bát Quái, Tượng của mỗi một quẻ đều vô cùng to lớn, thể ngộ của mỗi người có thể khác nhau, nhưng đó không phải là nội hàm cuối cùng, mà chỉ là giọt nước trong đại dương mà thôi.
Bởi vì chữ viết đã trải qua một số lần thay đổi lớn trong quá trình phát triển lịch sử của nó, cho nên hiện nay khi giải thích chữ viết chúng ta thường xem xét chữ giáp cốt của nó để giải thích. Chữ giáp cốt là chữ viết vào thời nhà Thương, mặc dù chữ giáp cốt là loại chữ xuất hiện về sau, cách thời điểm Thương Hiệt tạo ra chữ viết hơn một nghìn năm, nhưng đó là phiên bản chữ viết cổ xưa nhất của chữ Trung Quốc còn được lưu lại đến ngày nay. Chuyển đổi tất cả các chữ hiện đại thành chữ giáp cốt để giải thích thì sẽ có năng lượng lớn nhất và sẽ gần với Tượng nguyên thủy của chữ viết nhất.
“自” (Tự):
Chữ giáp cốt là , là hình ảnh cái mũi của con người nên nghĩa gốc của chữ 自 là cái mũi.
Tượng của chữ: thông thường khi con người chỉ vào mình, họ đều dùng tay chỉ vào cái mũi của mình, nó là trung tâm của toàn bộ khuôn mặt. Vì vậy, “自” (tự) có nghĩa là bản thân, ngoài ra còn bao hàm các nghĩa: tự mình, khởi nguồn, do, bởi, từ, tại, ở, bản thân, ban đầu, … đây đều là những Tượng của chữ “自” (tự).
Giải nghĩa: Đạo gia chia bộ não thành chín khu, mỗi khu gọi là một cung, tổng cộng có chín cung, mỗi một cung đều có một vị Thần cai quản. Khu vực nằm ở trung tâm nhất được gọi là Nê hoàn cung, tức là vị trí của thể tùng quả. Người ta tin rằng Nê hoàn cung là trung tâm của chín cung, cai quản chín cung và là trung tâm điều khiển toàn bộ cơ thể con người. Mà Nê hoàn cung là nơi cư trú của nguyên thần (linh hồn) của con người, nguyên thần của con người trú tại đây để chi phối thể xác.
Nếu bạn chỉ tay vào vị trí sơn căn của mình, tức là vị trí chân mũi, thì khu vực được chỉ tới chính là vừa khớp với Nê hoàn cung trong đại não, tức là nơi chứa linh hồn. Nói cách khác khi bạn chỉ tay vào mũi của mình, thì cũng trùng hợp với việc bạn đang chỉ vào linh hồn của mình, đó chính là con người thật của bạn. Vì vậy khi bạn chỉ tay vào mũi của người khác, điều đó dễ làm người khác tức giận kích động nhất, bất kính đối với người khác nhất, bởi vì đó là nơi bản tôn (linh hồn) của con người, nơi tự ngã chân chính ở đó.
Giới tu luyện tin rằng nguyên thần con người đều đến từ không gian cao tầng, từ thế giới mỹ hảo và thuần tịnh của Thần mà lưu lạc đến nhân gian, sau đó bị trói buộc bởi xác thịt con người, bị vây hãm trong thời không của con người, bị ô nhiễm bởi thất tình lục dục, các loại khái niệm trần tục và chấp trước của thế gian, đánh mất tự ngã, từ đó quên mất mình là ai, quên mất mình từ đâu đến.
Vì vậy, “自” (tự) có nội hàm tầng thâm sâu hơn, tức là chỉ cái tự kỷ tiên thiên thuần chân và ngây thơ này, là chỉ cái tự ngã tiên thiên không bị ô nhiễm bởi thất tình lục dục của thế gian, các loại quan niệm thế tục và các loại chấp trước vào tư tâm, đây chính là nguồn gốc chân chính của tự kỷ.
Cái tự kỷ mà con người chúng ta hiện nay nói đến thực ra không phải là cái tự kỷ chân chính, mà là bao gồm tất cả những quan niệm, dục vọng và tâm chấp trước được hình thành hậu thiên v.v., cho nên cái tự kỷ này không còn thuần tịnh nữa mà đã thêm vào rất nhiều thứ được hình thành hậu thiên, là cái tự ngã đã mắc lầm lỗi, chứ không phải cái tự ngã tiên thiên tự nhiên. Chỉ có thông qua tu hành, phản bổn quy chân, vứt bỏ tất cả dục vọng và chấp trước hình thành hậu thiên, trở về với bản tính tiên thiên thuần chân nguyên thủy nhất, thuần chân vô tà như thuở ban đầu của sinh mệnh, đây mới tính là tự kỷ chân chính, vì vậy nội hàm cao tầng của chữ “tự” này có thể gọi là “Chân Nhân” theo cách nói của Đạo gia.
“慧” (Huệ):
①彗 (Tuệ): Chữ Triện là =(phong: tươi tốt, cỏ tươi tốt) +(Phong: tươi tốt, cỏ tươi tốt) + (văn: cái tay, cầm, nắm), nguyên nghĩa của “tuệ” là: cái chổi dùng một loại cỏ khô vốn có cành lá tươi tốt bó lại mà thành. Vì lẽ đó mà Sao chổi được gọi là “tuệ tinh”. ② 心 (Tâm): Chữ Triện là (tim). ③Xà (蛇): chữ Triện là “” (con rắn), cũng tượng trưng cho lòng tham và dục vọng. Từ ②③ có thể thấy “tâm” và “xà” rất giống nhau, phía trên của chữ “tâm” có một cái lỗ, gọi là “khiếu”, lỗ này chính là “tâm khiếu”. Nếu lạc mất đi tâm khiếu, như bị dục vọng ngăn chặn tâm khiếu thì sẽ trở thành xà “蛇: con rắn” (dục vọng, tham lam). 慧 (Huệ) : Chữ Triện là
Giải nghĩa: Chổi dùng để quét dọn đồ bẩn, quét dọn vệ sinh sạch sẽ. Cây chổi ở trên tim có ý nghĩa là làm sạch tâm linh, quét sạch những dục vọng, chấp trước, tư tâm tà niệm trong lòng v.v., để giữ cho tâm linh được thuần chân, kiền tịnh.
Cổ nhân nói: “Tĩnh năng sinh huệ” (Tĩnh có thể sinh huệ), tĩnh có nghĩa là trong lòng không có bất kỳ tạp niệm và dục vọng nào, tâm tĩnh như nước, không tranh giành với thế gian. Làm thế nào mới có thể đạt được tâm tĩnh như nước không có bất kỳ tạp niệm nào? Trước hết phải được thanh lý sạch sẽ toàn bộ tư tâm, dục vọng hình thành hậu thiên mới có thể đạt được tĩnh. Khi đạt được những mục tiêu này thì sẽ nâng cao cảnh giới của sinh mệnh, sẽ sinh ra đại trí huệ, tức là đã “khai huệ”, “khai ngộ”.
Và quá trình loại bỏ mọi tư tâm và dục vọng trong lòng này chính là quá trình phản bổn quy chân của sinh mệnh, và đó cũng chính là quá trình tu luyện. Một khi đạt được mục đích “khai huệ”, người ta sẽ trở về với bản tính thuần chân tiên thiên nhất của sinh mệnh, trở về với “tự nhiên” và “chân ngã”. Dùng thuật ngữ Đạo gia mà nói thì có nghĩa là trở thành “Chân Nhân”, dùng thuật ngữ Phật gia mà nói thì có nghĩa là đã trở thành “Phật” (Phật có nghĩa là Giác Giả, là người đã giác ngộ).
Đối với con người mà nói thì “Chân Nhân” và “Giác Giả” là những người thần thông quảng đại, có năng lực vô biên, họ biết quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi sinh mệnh nơi thế gian, trí tuệ của họ là vô biên, không có gì có thể giấu được họ, họ biết mọi thứ, hiểu mọi thứ, nhìn thấu tất cả mọi thứ, mắt Thần như điện. Bởi vậy Tượng của chữ “huệ” còn bao hàm: Tâm như tấm gương sáng, có thể biết rõ thật giả, hiểu biết và nhìn thấu mọi sự việc ở thế gian, không bị mê hoặc bởi ngoại hình của sự vật và nhìn thấu suốt được căn bản của sự vật v.v.
“思” (Tư):
篆文 =“ ”(囟:开顶、天窗)+“ ”(心)。
Chữ Triện là (tư) = (囟 Tín: cái thóp trên đỉnh đầu, cửa sổ trên mái nhà) + (tâm, tim).
Giải thích: Khi đứa trẻ mới sinh ra, trên thóp ở đỉnh đầu có hai xương sọ chưa phát triển liền nhau, ở trước và sau huyệt Bách Hội có hai cái hốc, chỉ được che phủ bởi một lớp da đầu, hai nơi này gọi là “thóp trước” và “thóp sau”. “Thóp” được người xưa nói tới là ám chỉ “thóp trước”, hay còn gọi là “thiên song” (cửa sổ).
Người xưa tin rằng “thóp” là cửa sổ của nguyên thần, là đường thông đạo mà linh hồn ra vào cơ thể và rời khỏi cơ thể, người ta thường tin rằng nguyên thần sẽ từ nơi này mà thoát ra khi rời khỏi cơ thể.
Ngoài ra trong giới tu luyện còn có một trạng thái gọi là “khai đỉnh”, khi tu luyện đạt tới một tầng thứ nhất định sẽ xuất hiện trạng thái này. Khai đỉnh là mở đỉnh đầu ở một thời không khác (không phải là nhục thể ở thời không bề mặt của con người, mà Trung Y nhìn nhận đó là cơ chế của cơ thể con người ở thời không khác), để bộ não và nguyên thần có thể trực tiếp kết nối và câu thông với vũ trụ, đồng thời tiếp nhận tín tức từ tầng cao của vũ trụ mà khai trí khai huệ.
Hình tượng của 囟 “thóp” tương tự như cái “ăng-ten” để nguyên thần của con người tiếp nhận tín tức từ vũ trụ, bao hàm ý nghĩa của “khai đỉnh”, đả khai đỉnh đầu cho phép tư tưởng trực tiếp câu thông với vũ trụ và tiếp nhận tín tức đến từ các tầng trên của vũ trụ, cũng là cửa sổ để nguyên thần ra vào nhục thể.
Phía trên của chữ 思 (tư) là chữ 囟 (tín: thóp), phía dưới là chữ 心 (tâm), hàm ý: “tâm” tương thông với vũ trụ, tiếp nhận trí huệ đến từ các tầng cao của vũ trụ. Nó cũng chỉ rõ rằng trí huệ của con người đến từ vũ trụ chứ không phải từ nội tâm của chính mình mà “suy nghĩ” xuất lai.
Chú thích:
[1] Nguyên văn trong “Trung Dung”: Tử viết, nhân mạc bất ẩm thực dã, tiên năng tri vị dã.
ChanhKien.org