Tác giả: Đồng Hân
[ChanhKien.org]
Chương 1: Hậu đức tải vật
Mục 1: Sự vĩ đại của đức tính người mẹ
2. Người vợ dịu dàng: phụ, nam, phu, tử, hòa, hợp, phúc (Kỳ 3)
Người vợ tốt mang phúc đến cho chồng
Mọi người biết rằng hoàng đế khai quốc của nhà Minh là Chu Nguyên Chương, ông và hoàng hậu Mã thành thân từ thời còn nghèo khó. Nhân phẩm của hoàng hậu Mã vô cùng tốt đẹp, quá khứ khi Chu Nguyên Chương bị người ta nghi ngờ rồi bắt nhốt lại, vì để mang đồ ăn cho ông mà bà đã giấu bánh nướng ở trước ngực, cho dù thân thể bị bỏng cũng phải đưa bánh nướng vào trong ngục, tiếp đó lại ở bên ngoài hết lòng giải thích rõ ràng mọi chuyện, khiến cho Chu Nguyên Chương thoát được hiểm nguy và được thả ra, người vợ như vậy mới thực sự là tốt. Chu Nguyên Chương có tính háo sát, đương nhiên phần lớn ông giết là tham quan, có khi Chu Nguyên Chương có thể giết rất nhiều quan lại chỉ trong một lần. Có một người tên là Tống Liêm, những ai yêu thích văn học nhất định sẽ biết ông ấy, ông là một học giả nổi tiếng, là thầy dạy học của Thái tử, sau đó cháu ông có liên quan đến một vụ án mưu phản, ông cũng bị bắt lại và chờ xử tử. Hoàng hậu Mã lúc này khi ăn cơm đã không uống rượu ăn thịt, Chu Nguyên Chương nhìn thấy rất khó hiểu liền hỏi hoàng hậu vì sao không uống rượu ăn thịt, Mã hoàng hậu nói rằng bà muốn cầu phúc cho tiên sinh Tống Liêm, Chu Nguyên Chương sau khi nghe xong rất cảm động đành thả Tống Liêm ra. Mã hoàng hậu thường khuyên Chu Nguyên Chương bớt giết người, đây chính là một người vợ tốt và thiện lương; người vợ tốt khi khuyên nhủ chồng sẽ dùng cách mềm mỏng chứ không dùng phương pháp cứng rắn.
Chúng tôi hy vọng rằng tương lai mọi người sẽ là một người vợ tốt, như vậy mọi người sẽ dần dần trưởng thành, vậy làm sao để trưởng thành? Khi bạn từ một người con gái tốt cho đến một người vợ tốt, bạn đã trưởng thành chưa? Trưởng thành rồi, bạn có thể sống tự lập rồi, bất luận là đến nhà cậu hay nhà cô, họ sẽ không coi bạn là một bé gái nữa, bởi vì bạn đại diện cho gia đình của mình. Làm một người vợ đương nhiên phải nhu mì, mềm mỏng, là con gái không thể dựa vào sự “mạnh mẽ” được. Mọi người đều từng nghe câu chuyện hoàng thượng có thể nghe lọt ý kiến của người khác, gọi là can gián, cũng từng nghe về chuyện can gián Đường Thái Tông, “lấy đồng làm gương có thể chỉnh ngay ngắn áo mũ, lấy sử làm gương có thể biết hưng suy, lấy người làm gương có thể biết được mất”. Đường Thái Tông có thể lấy Ngụy Trưng làm tấm gương của mình, đây chính là chuyện can gián Đường Thái Tông – một vị hoàng đế có thể nghe lọt ý kiến của người khác.
Nhưng có lúc Ngụy Trưng ở trên triều đường nói rất thẳng thắn, không giữ chút thể diện nào cho Đường Thái Tông, có lúc làm cho hoàng đế bị bẽ mặt. Có lúc Đường Thái Tông rất tức giận, có một lần ông vô cùng tức giận, sau khi về đến hậu cung, vừa đi vừa nói: “Sớm muộn gì cũng phải giết hắn!” Hoàng hậu Trưởng Tôn nghe được liền hỏi Đường Thái Tông: “Hoàng thượng sao lại tức giận đến thế, người muốn giết ai vậy?”, “Còn không phải là Ngụy Trưng sao, hắn thường làm Trẫm bẽ mặt, sớm muộn gì Trẫm cũng phải giết hắn!” Hoàng hậu Trưởng Tôn nghe xong không nói gì liền lui xuống, sau đó thay một bộ triều phục, mũ phượng khăn quàng vai, rồi đến gặp Đường Thái Tông, sau khi gặp liền thi lễ quân thần. Đường Thái Tông nhìn thấy rất khó hiểu: “Vừa nãy không phải thế này, bây giờ sao lại nghiêm chỉnh vậy?” Hoàng hậu Trưởng Tôn nói: “Chúc mừng hoàng thượng, ngài là một minh quân! Bởi khi xưa có câu nói rằng vua có anh minh thì thần tử mới dám nói thẳng, có người dám mạo hiểm tính mạng để đưa ra ý kiến cho ngài, minh chứng rằng ngài là một bậc quân vương hiền minh!” Đường Thái Tông nghe xong liền cao hứng nói: “Đúng thế, ta là minh quân”. Sau đó vui vẻ không còn ý định giết Ngụy Trưng nữa. Điều đó nói rằng Ngụy Trưng can gián là một loại cương trực, bạn lại nhìn hoàng hậu Trưởng Tôn can gián, bà nói: “Vua có anh minh thì thần tử mới dám nói thẳng”, bà đã dùng cách này để can gián, phụ nữ dùng sự mềm mỏng, bạn xem hiệu quả có phải càng tốt hơn không?
Đương nhiên cũng không thể loại trừ cương, bởi vì ở phía trên chúng ta đã giảng đến chữ “thuận”, chính là ông lão luôn làm đúng, ở đây còn có một chữ cương, bạn thuận theo là vì anh ấy làm đúng, cho nên bạn không thể thuận theo những việc mà anh ấy làm không đúng, cho dù là chồng hay cha mẹ. Trong “Đệ tử quy” có nói: “Thân hữu quá, gián sử canh” (Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi). Anh ấy có lỗi, bạn phải khuyên anh ấy sửa lỗi, nhưng sau đó phải “di ngô sắc, nhu ngô thanh” (mặt ta vui, lời ta dịu), tương tự chúng ta là cấp dưới đối với cấp trên cũng phải “mặt ta vui, lời ta dịu”, khi anh ấy không vui thì không nên nói, “duyệt phục gián” (vui can tiếp), đợi khi anh ấy vui vẻ thì bạn hãy nói.
Người vợ tốt không phải là chịu ủy khuất để được an toàn, mọi người có biết nước Tề có một vị tể tướng tên là Yến Anh, chính là Yến Tử trong câu chuyện “Yến Tử đi sứ nước Sở”. Ông dáng người rất thấp bé, nhưng ông có thể làm tể tướng của một nước. Có một lần Yến Tử ngồi xe ra ngoài, người đánh xe của ông tỏ ra diễu võ giương oai. Bộ dạng này vừa hay bị vợ của người phu xe nhìn thấy, đợi sau khi phu xe về nhà, thì nhìn thấy người vợ đang thu dọn đồ đạc, người phu xe liền hỏi: “Bà làm gì thế?” Bà trả lời: “Tôi về nhà mẹ đẻ, không sống cùng ông nữa”, ý là muốn ly hôn. Người đánh xe vừa nghe thế liền hỏi: “Bà thế này là vì sao?” Bà vợ nói: “Ông xem ông Yến Anh nhà người ta, ông ấy làm tể tướng một nước mà ngồi trong xe ôn hòa như thế, ông chỉ là một phu xe có tài cán gì, nhìn điệu bộ ông diễu võ giương oai như vậy sẽ chuốc họa vào thân, tôi không sống với ông nữa”. Người phu xe vừa nghĩ thấy cũng đúng, nếu như gặp phải một vị quan lớn khác, đắc tội với ông ấy, ông ấy không làm gì được tể tướng nhưng có thể động đến mình, đây không phải là tự chuốc họa sao? Thế là vội vàng nói: “Bà đừng đi nữa, tôi thay đổi có được không?”
Về sau, người đánh xe không biểu hiện giống như trước nữa, đã ôn hòa trở lại. Yến Anh không hiểu vì sao người phu xe lại thay đổi như vậy? Liền hỏi chuyện gì đã xảy ra, ông liền kể vợ ông nói ông như thế như thế. Yến Anh nghe thấy người này biết sai liền sửa, là người có đức, thêm vào đó ở nhà còn có một người vợ hiền, là một nhân tài, thế là Yến Anh không để ông ta đánh xe nữa, đã tiến cử ông làm quan. Bạn nói xem người này có tốt không, bạn xem bởi vì có một người vợ tốt như vậy mà một người phu xe đã được làm quan rồi.
Tại sao? Không rõ mọi người có biết không, những tham quan kia bị bắt rồi, rất nhiều người trong số họ đều oán trách vợ mình khi ở tòa án, có những lúc vợ họ nhận quà còn nhiều hơn cả họ nữa, khiến họ rơi xuống vực thẳm, đây không phải người vợ hiền. Nếu là một người vợ hiền thì sẽ không để chồng mình nhận quà, mà an phận làm một lãnh đạo tạo phúc một phương thật tốt biết mấy. Cho nên làm vợ hay nhân viên đối với cấp trên, nên áp dụng phương pháp mềm mỏng này, không thể dùng cách cứng rắn. Hãy nói về lãnh đạo nhé, khi bạn nói bất kì chuyện gì với lãnh đạo, bạn nói lãnh đạo nên làm thế này thế kia, phải làm theo lời tôi, không nghe tôi thì sẽ như thế này này, hoặc dứt khoát nói tôi không làm nữa, cuối cùng thực sự nghỉ việc, bạn nghỉ việc rồi thì sự việc có được giải quyết không? Không giải quyết được.
“Vợ hiền đức thì chồng ít họa, con hiếu thảo thì cha yên lòng”, người vợ tốt mang phúc đến cho chồng! Chúng ta hãy nói về chữ “phúc” (福) này, bởi vì trong tất cả các chữ Hán, chúng ta dùng chữ phúc này là nhiều nhất, mọi người thích nhất chữ phúc này, vào dịp năm mới chúng ta thường dán rất nhiều chữ phúc, mọi người có biết chữ phúc này giải thích thế nào không? Trong từ điển cổ đại nói rằng “hữu tai” (佑哉), “hữu hạ trợ dã” (佑夏助也), chữ hữu (佑) ý nghĩa chính là bảo hộ, nói đứa trẻ này hạnh phúc, đói rồi lập tức có mẹ cho uống sữa, đại tiện tiểu tiện lập tức có người thay tã lót, đứa trẻ có phải có phúc không, phúc của nó chính là sự bảo hộ của cha mẹ.
Mọi người chúng ta ở đây ăn hạt dưa, ăn quýt, nhưng có thể ở đâu đó đang gặp phải các thảm họa như động đất, v.v., có thể như vậy không? Có người đến khu vực có thảm họa động đất làm tình nguyện viên, quay lại xem những bức ảnh đó, tất cả mọi người đều sống trong những túp lều, được sống trong những ngôi nhà dựng tạm coi như là cao cấp rồi. Bạn xem khi một thảm họa ập đến, nhiều người như thế bị mất nhà cửa, toàn bộ đều là lều dựng tạm, đó còn là sự trợ giúp quan tâm của mọi người, nếu không thì đến cả lều còn không có mà ở, cho nên ban nãy khi nói đến lòng biết ơn, chúng ta thực sự phải cảm ơn trời đất và tổ tiên, cảm ơn tổ tiên đã lưu lại cho chúng ta văn hóa truyền thống tốt như vậy, cảm ơn cha mẹ đã tạo ra cho chúng ta môi trường tốt như vậy, cảm ơn hiệu trưởng, lãnh đạo đã tạo ra cho chúng ta hoàn cảnh tốt như vậy, chúng ta không thể không biết đủ, đó chính là “hữu tai” (được bảo hộ, được ban phúc).
Vậy thì làm thế nào để có được sự ban phúc này, năm mới chúng ta dán nhiều chữ phúc như vậy, đều hy vọng rằng phúc đến nhiều một chút, nhưng người như thế nào có thể có được sự bảo hộ? Tôi hy vọng mọi người có thể ghi nhớ hai câu nói như sau, một là trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử có một câu nói “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân” chính là nói không có chuyện ông trời đối tốt với bạn mà không tốt với người khác, không có phân biệt họ hàng gần xa hay phú quý bần hàn, sẽ không có tốt với người Hà Nam mà không tốt với người Hà Bắc, tốt với nam mà không tốt với nữ, tốt với lãnh đạo mà không tốt với nhân viên, không có chuyện đó, đối với ai cũng đều giống nhau, nhưng Ông thường ban cho những người lương thiện. Còn có một câu nói của Chu Công: “Hoàng thiên vô thân, duy đức thị phụ”. Bạn có hiểu được ý nghĩa này không? Chỉ có người có đức hạnh, thì ông Trời mới giúp đỡ bạn, phụ là có ý giúp đỡ.
Đối với chúng ta, làm một người có đức chính là phúc khí của chúng ta, vậy thì chúng ta dạy đức và thiện cho trẻ nhỏ, tại sao ở thời cổ đại chúng ta gọi là “đồng mông dưỡng chính, đức giáo vi tiên”? Lần này chúng ta quay lại nói về phần tóm tắt giảng trong “Đệ tử quy”: “Đệ tử quy, thánh nhân huấn. Thủ hiếu đễ, thứ cẩn tín. Phiếm ái chúng, nhi thân nhân”. Mọi người nghĩ xem những thứ này có phải đều là đức không? Có như vậy đứa trẻ mới có thể hạnh phúc, cuối cùng mới là “dư lực học văn”.
Mọi người nghĩ xem, một đứa trẻ có lòng biết ơn và một đứa trẻ không có lòng biết ơn, thì ai càng có thể học được tri thức đây? Là đứa trẻ có lòng biết ơn. Bạn nghĩ xem, đứa trẻ có lòng biết ơn sẽ nghe lời mẹ, mẹ nói phải nghe lời cô giáo, khi bạn giảng bài, đứa trẻ không có lòng biết ơn sẽ nghĩ đến chuyện khác, nó muốn làm gì liền làm nấy, vậy thì giáo viên giảng những thứ tốt đến mấy thì nó cũng không học hết được. Cho nên, đứa trẻ biết ơn sẽ hiểu chuyện, sau khi biết ơn nó có thể hiểu được người khác, nó biết được giáo viên chúng ta rất không dễ dàng, tôi phải sắp xếp sách vở gọn gàng, đây chính là biết ơn, nó sẽ không vứt đồ đạc lung tung. Đợi khi buổi học kết thúc, chúng ta nhặt hết rác mang đi, dọn dẹp một chút sẽ nhẹ nhàng, bạn chính là người có đức. Tuy rằng bạn chỉ mất một chút ít thời gian, đem rác ở quanh mình nhẹ nhàng bỏ vào thùng rác, mỗi người chỉ dùng một chút thời gian, nếu như một người làm sẽ tốn rất nhiều thời gian, đây chính là đức của bạn.
Chúng tôi nguyện ý nói cho mọi người rất nhiều đạo lý làm người, còn có một câu nói “Đạo không xa người, người tự xa Đạo”. Hạnh phúc cách bạn không xa, nhưng con người thường rời xa hạnh phúc. Tại sao? Luôn muốn chiếm phần hơn. Bạn nói xem những tham quan kia trí tuệ có ngốc không? Làm gì có kẻ ngốc nào có thể làm tỉnh trưởng? Một vị cục trưởng xuất sắc, một người thị trưởng còn thực sự có bản lĩnh, người thi nghiên cứu sinh phải thông minh hơn người khác bao nhiêu, cuối cùng thì anh ta phải ngồi tù, chúng ta lại có thể ăn trái cây một cách thoải mái, bạn nói xem ai ngốc đây? Cho nên văn hóa truyền thống cho rằng địa vị phú quý đều từ đức mang lại, anh ta có thể làm quan là vì đức hạnh của anh ta lớn. Vậy nếu đức hạnh của anh ta ít thì sao? Anh ta sẽ không làm nổi chức quan to như thế, không có đức thì không có được, làm nhiều chuyện thất đức thì đức sẽ mất đi càng nhiều, chức quan này sẽ không làm nổi. Chúng tôi không chỉ cụ thể là ai, chỉ là nói đạo lý này.
ChanhKien.org