Khi tuổi đã cao, chúng ta thường uống nhiều thực phẩm chức năng, ăn nhiều đồ đắt tiền để bồi bổ cơ thể, hy vọng sống lâu trăm tuổi. Nhưng chúng ta không biết rằng cách dưỡng sinh tốt nhất chính là “thái độ sống tốt”.
Một số nhà khoa học đã dành ba năm để theo dõi gần 700 người trăm tuổi. Người ta thấy rằng họ không dễ mắc bệnh, và bí quyết để họ có được sức khỏe và tuổi thọ là: có một thái độ tốt.
Tôi tin tưởng sâu sắc vào điều này, La Thiên Ích, một y học thời nhà Nguyên, cũng đã nói: Nếu tâm loạn thì các loại bệnh tật sẽ phát sinh, và nếu tâm tĩnh lặng thì các loại bệnh tật sẽ biến mất.
Khi tâm trí rối loạn và ham muốn bắt đầu nổi lên thì rất dễ bị bệnh. Nhưng nếu bạn có được sự bình an nội tâm và tinh thần hài hòa, bạn sẽ miễn nhiễm với mọi bệnh tật. Vì vậy, cách tốt nhất để duy trì sức khỏe tốt chính là nội tâm từ bi.
Tâm từ bi khiến con người trở nên khoan dung
Một người từ bi luôn xem xét vấn đề từ góc độ của đối phương và bào chữa cho nhau.
Không dễ để đi đến cực đoan nếu bạn bị người khác xúc phạm. Họ là những người bao dung và thấu hiểu, thường có tâm trạng bình yên. Cát Hồng, là y học gia nổi tiếng thời Tấn: Nếu luôn giữ cho mình là người bao dung, điềm đạm thì thân thể sẽ an tĩnh, do đó tai họa sẽ không tới.
Người có tâm hồn thanh thản thì ít gặp vấn đề về thể chất hơn vì cảm xúc ổn định nên khí huyết sẽ không bị ứ đọng.
Họ mở rộng trái tim, tha thứ cho người khác, buông bỏ sự tức giận, lo lắng và sợ hãi, năng lượng và máu của họ thường không bị cản trở.
Tâm từ bi khiến người ta biết ơn
Cha mẹ nuôi dạy chúng ta không phải là điều chúng ta nên coi là điều hiển nhiên. Tất nhiên không phải tất cả mọi thứ trong thiên nhiên đều có sẵn để chúng ta sử dụng. Chúng ta là một phần của thiên nhiên và tận hưởng những món quà của thiên nhiên.
Thế giới không phải là chuyển động xoay quanh chúng ta. Chỉ khi hiểu được điều này, chúng ta mới có trái tim khiêm tốn và biết ơn những món quà do người khác trao tặng.
Người không biết ơn, luôn tự cho mình là trung tâm trong trời đất, không hiểu được sự khiêm tốn. Họ luôn kiêu ngạo, đòi hỏi và tham lam.
“Hoàng Đế Nội Kinh” có nói: “Người nào sống cả đời, sống trăm năm mới chết” là “đức hạnh trọn vẹn, không gặp nguy hiểm”. Người hay đòi hỏi, sống bạc bẽo thì mất đức, sớm muộn gì cũng phải gánh chịu tai họa.
Tâm từ bi khiến con người trở nên lương thiện
Tôn Tư Mạc, một danh y nổi tiếng thời nhà Đường, đã nói trong “Thiên Kim Yếu Phương”: “Trăm điều đức hạnh đều chu toàn, dẫu không dùng thuốc bổ, cũng có thể trường thọ. Đức hạnh không đủ, dẫu uống canh ngọc tiên đan, chưa hẳn đã có thể trường sinh.”
Giữ vững sự thiện lương, bách bệnh đều không xâm nhập, đây mới là đại đạo của dưỡng sinh.
Sau khi Lý Gia Thành nghỉ hưu, ông đã đến thăm nhiều tổ chức từ thiện khác nhau để đem lại sự ấm áp và hạnh phúc cho mọi người.
Nhiều khi ông làm việc đến tận sáng sớm, thậm chí ông còn bận rộn hơn cả trước khi nghỉ hưu. Gia đình ông không muốn ông vất vả như vậy và hy vọng ông sẽ chăm sóc, giữ gìn thân thể của mình thật tốt, nhưng tinh thần của ông ngày càng tốt hơn.
Ông nói: Làm một con người thì sự vui vẻ của nội tâm là điều quan trọng nhất đối với con người, của cải vật chất chỉ là một khía cạnh, nội tâm càng vui vẻ thì hạnh phúc càng nhiều.
Người xưa thường nói: “Giận hại gan, vui hại tim, sầu hại phổi, nghĩ hại lá lách, sợ hại thận”.
Y học hiện đại cũng tin rằng trạng thái tinh thần vui vẻ có thể cải thiện đáng kể khả năng miễn dịch của con người, tăng cường khả năng kháng bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Có một trái tim nhân hậu có thể mang lại hạnh phúc, tuổi thọ và sức khỏe.
Cách dưỡng sinh tốt nhất không phải cố chăm dưỡng cơ thể mà là dưỡng tâm vui vẻ, nuôi dưỡng một trái tim từ bi.
Người luôn giữ tâm từ bi luôn đối xử tốt với mọi người, khoan dung nhân nghĩa, không làm tổn thương người cũng không làm tổn thương vật, vì vậy mà tâm lý không lo lắng hay sợ hãi nên có thể sống lâu.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: secretchina (Gia Huệ)
Xem thêm
Vạn Điều Hay