Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Hán Vũ Đế có được “phản hồn hương” | Văn hóa Thần truyền

Hán Vũ Đế có được “phản hồn hương” | Văn hóa Thần truyền

khaimokhaimo22/03/202370
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Tác giả: Vu Hải Tâm

[ChanhKien.org]

Năm Diên Hòa thứ ba thời Hán Vũ Đế, khi Vũ Đế đến huyện Kính Xuyên thị trấn Bình Lương tỉnh Cam Túc thì được quốc vương nước Nguyệt Chi ở Tây Vực phái sứ giả tiến cống bốn lạng hương to như trứng chim, màu sắc đậm như quả dâu tằm. Hán Vũ Đế cảm thấy Trung Nguyên không thiếu hương liệu, bèn lệnh cho người cất vào kho bên ngoài cung (chứ không cất giữ vào kho bên trong cung).

Đến năm Thuỷ Nguyên thứ nhất, kinh thành Trường An bị dịch bệnh hoành hành, số người chết quá nửa. Hán Vũ Đế lệnh cho người lấy thần hương mà nước Nguyệt Chi tiến cống đem vào thành đốt lên, những người chết chưa quá ba ngày đều sống lại, mùi thơm của hương liệu qua ba tháng vẫn chưa tan hết, Hán Vũ Đế bắt đầu tin đây chính là thần hương, bèn cho người cẩn thận gom góp số hương liệu thừa còn lại cất giữ. Một buổi sáng nọ, dấu niêm phong của chiếc hộp đựng hương liệu vẫn còn nhưng thần hương đã không thấy đâu nữa. Năm sau, Hán Vũ Đế băng hà, khi này đã không còn phản hồn hương.

Loại hương liệu này có nguồn gốc từ núi Nhân Điểu Sơn ở vùng Tụ Quật Châu [1], trên núi có rất nhiều cây, trông rất giống cây phong, hương thơm của lá cây có thể ngửi được từ xa hàng dặm. Loài cây này được mệnh danh là cây phản hồn, tự nó còn có thể phát ra âm thanh như đàn trâu rống khiến người ta giật mình khiếp sợ. Gỗ cây sau khi đốn xuống thì được đun trong nồi bằng ngọc để lấy nhựa rồi dùng lửa nhỏ để sắc, [sao cho nhựa cây] thành chất lỏng màu đen thì có thể nặn thành viên thuốc. Phản hồn hương còn có một số tên gọi khác như kinh tinh hương, chấn linh hoàn, phản sinh hương, chấn đàn hương, khước tử hương (xem thêm Tiền Thục – Tiên truyện thập di của Đỗ Quang Đình thời Đường).

Sách Thần tiên truyện còn ghi chép về một người tên là Phượng Cương sống vào triều Tống, là người có thể luyện ra được thuốc cải tử hoàn sinh. Phượng Cương là người huyện Mật Vân, tức Bắc Kinh ngày nay. Ông thường hái rất nhiều hoa rồi dùng nước và bùn ủ kín, thời gian ủ từ tháng giêng đến hết tháng chín theo hoàng lịch, rồi đem hoa đã ủ chôn xuống đất 100 ngày, sau đó sao đặc rồi nặn thành viên. Dùng thuốc này mà cho vào miệng người bị chết đột ngột thì có thể sống lại ngay. Bản thân Phượng Cương cũng thường dùng loại dược hoàn này, ông sống đến mấy trăm năm mà trông không hề già đi, sau này ông đến Địa Phế sơn thăng thành tiên [bay] đi. Có lẽ Phượng Cương đã tu thành địa tiên.

Hán Vũ Đế có được phản hồn hương, còn hai lần được gặp Tây Vương Mẫu, quả là người có phúc phận sâu dày. Tần Thuỷ Hoàng đi tìm cỏ bất tử, có người nói đó là việc làm ngu muội, nếu những ghi chép lịch sử này là có thật, thì rốt cuộc ai mới là ngu muội?

[1] một địa danh trong truyền thuyết Trung Quốc

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/148850

Ngày đăng: 12-02-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

ChanhKien.org

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Bệnh gout – Tôi đã thoát khỏi như thế nào ?

27/11/2022

Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng

24/06/2017
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?