Thư ký Báo chí Lầu Năm Góc Chuẩn tướng Pat Ryder phát biểu trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc ở Arlington, tiểu bang Virginia, hôm 3/2/2023. (Ảnh: Alex Wong/Getty Images)
Thông báo về “khí cầu giám sát” thứ hai được đưa ra đã khiến nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ phải hoãn chuyến đi tới Bắc Kinh. Trung Quốc tuyên bố những khinh khí cầu được sử dụng cho mục đích khoa học.
Lầu Năm Góc cho biết vào cuối ngày thứ Sáu (ngày 3/2), một khinh khí cầu tầm cao thứ hai của Trung Quốc đã được phát hiện gần Mỹ Latinh.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Pat Ryder cho biết: “Chúng tôi đang xem các báo cáo về một khinh khí cầu đi qua Mỹ Latinh. Bây giờ chúng tôi đánh giá đó là một khinh khí cầu giám sát khác của Trung Quốc”.
Ryder không nói chính xác nơi phát hiện ra khinh khí cầu thứ hai này. Tuy nhiên, các báo cáo địa phương đã trích dẫn việc nhìn thấy một khinh khí cầu màu trắng có nguồn gốc bí ẩn ở Costa Rica, nơi mà các nhà chức trách hàng không dân dụng của nước này cho biết không có giấy phép bay.
Việc này diễn ra một ngày sau khi các quan chức Mỹ thông báo về sự hiện diện của một “khinh khí cầu do thám” bị nghi là của Trung Quốc bay qua các địa điểm nhạy cảm ở Montana.
Vụ việc này đã khiến Ngoại trưởng Antony Blinken phải hoãn chuyến đi đầy rủi ro tới Bắc Kinh.
Trung Quốc nói gì về sự cố khinh khí cầu?
Trung Quốc đã bác bỏ các báo cáo về khinh khí cầu, nói rằng nó được sử dụng cho các mục đích khí tượng “dân sự”, và đã đi chệch hướng “do ảnh hưởng của gió tây và khả năng kiểm soát hạn chế của nó”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu: “Trung Quốc lấy làm tiếc vì khinh khí cầu đã nhầm lẫn đi lạc vào Hoa Kỳ vì lý do bất khả kháng”.
Hôm thứ Bảy, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra tuyên bố thứ hai đề cập đến phản ứng của Hoa Kỳ.
Bộ này cho biết: “Trung Quốc… chưa bao giờ vi phạm lãnh thổ và không phận của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào”.
“Một số chính trị gia và phương tiện truyền thông ở Hoa Kỳ đã sử dụng sự cố [khinh khí cầu] như một cái cớ để tấn công và bôi nhọ Trung Quốc”.
Tại Mỹ, một số nhà lập pháp kêu gọi lực lượng vũ trang bắn hạ khinh khí cầu bằng máy bay chiến đấu F-22. Quân đội đã quyết định chống lại quá trình hành động này do rủi ro do các mảnh vỡ rơi xuống gây ra. Nhưng vào hôm 4/2, Không quân Mỹ đã bắn hạ chiếc khinh khí cầu do thám của Trung Quốc trên Đại Tây Dương lúc 14h40 (theo giờ địa phương).
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết, Tổng thống Biden hôm 1/2 đã ra lệnh “bắn hạ khinh khí cầu do thám” nhưng “không được gây rủi ro quá mức đối với tính mạng của người Mỹ dưới đường đi của khí cầu”.
The United States shot down a suspected Chinese spy balloon as it floated off the South Carolina coast https://t.co/Ys5vDuJbQy pic.twitter.com/IuNeazI6hH
— Reuters (@Reuters) February 4, 2023
Kêu gọi giao tiếp
Bất chấp chuyến đi bị hủy bỏ, Blinken cho biết ông vẫn cam kết duy trì quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và sẽ chuẩn bị thăm “sớm nhất khi điều kiện cho phép”.
Quan chức Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng cho biết vào cuối ngày thứ Sáu rằng, “đối mặt với những tình huống bất ngờ, cả hai bên cần giữ bình tĩnh, liên lạc kịp thời, tránh đánh giá sai và xử lý sự khác biệt”.
Văn Thiện
Bạn bình luận gì về tin này?
NTD Việt Nam