Nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới đã nói lên sự quan ngại của họ về thuyết tiến hóa Darwin. Họ cũng cho rằng khoa học hiện nay chưa đủ phát triển để giải thích về sự sống và nguồn gốc của con người.
Thế nhưng tại sao học thuyết này lại được lan truyền mạnh đến vậy? Đây phải chăng là một ví dụ điển hình cho những phát biểu vô căn cứ trong khoa học? Thậm chí một số nền giáo dục đã giảng dạy thuyết này như một chân lý.
Thật ngạc nhiên khi thuyết tiến hóa được lan truyền trên khắp thế giới như một chân lý và thành tựu của khoa học hiện đại. Tuy nhiên Giáo sư Colin Reeves, thuộc Khoa Toán học của Đại học Coventry cho rằng:
“Học thuyết Darwin chỉ là một ý tưởng thú vị trong thế kỷ 19, khi giải thích có vẻ khá đúng cho một số hiện tượng. Nếu không thể [giải thích] thật chính xác, thì người ta sẽ làm sao cho nó phù hợp với các sự kiện sinh học. Tuy nhiên, đối với hiện tượng chọn lọc tự nhiên để tạo ra các hệ thống sinh học phức tạp của học thuyết Darwin thì vẫn còn rất nhiều sơ hở – và chúng ta vẫn có rất ít bằng chứng thuyết phục cho những lập luận này”.
Tiến sĩ Chris Williams thuộc trường Đại học bang Ohio là một trong hơn 500 nhà khoa học đến từ nhiều lĩnh vực đã hợp tác với nhau để lập ra trang web “A Scientific Dissent from Darwinism” (Sự Bất đồng Quan điểm của Khoa học đối với Học thuyết Darwin: dissentfromdarwin.org). Dưới đây là một số trích dẫn thú vị từ các tuyên bố của ông:
“Là một nhà hóa sinh học và phát triển phần mềm làm việc trong lĩnh vực sàng lọc di truyền và trao đổi chất, tôi liên tục ngạc nhiên trước sự phức tạp đáng kinh ngạc của sự sống. Ví dụ, trong mỗi người chúng ta đều có một “chương trình máy tính” khổng lồ gồm sáu tỷ base DNA, [chúng có mặt] trong từng tế bào, định hướng sự phát triển của chúng ta từ lúc thụ tinh, xác định cách tạo ra hơn 200 loại mô và kết nối tất cả các hệ thống cơ quan chức năng trong cơ thể.
Có rất ít người ngoài ngành Di truyền học và Hóa sinh biết được rằng các chuyên gia về thuyết tiến hóa cho đến nay vẫn không thể cung cấp bằng chứng cụ thể cho nguồn gốc của sự sống, và đặc biệt là khả năng tự sao chép của cơ thể.
Quy trình này cần những gen gì hay thậm chí nó có cần gen hay không? Cần bao nhiêu DNA và RNA – hoặc thậm chí có axit nucleic không? Các phân tử giàu thông tin đã được sinh ra như thế nào trước khi được chọn lọc tự nhiên? Sự liên kết của các mã di truyền với các axit nucleic và chuỗi axit amin được hình thành như thế nào? Rõ ràng nguồn gốc của sự sống từ thuyết tiến hóa vẫn chỉ là một sự suy đoán và hầu như không hề có cơ sở thực tế”.
Chủ đề này vẫn luôn là một chủ đề gây tranh cãi, một số khoa học gia sẽ cực kỳ phản đối nếu bạn chống lại thuyết tiến hóa. Học thuyết này thực sự đã được đẩy mạnh trong cộng đồng khoa học. Nó vẫn đang được giảng dạy, thậm chí ở một số nơi, trường học còn coi đây là sự thật hiển nhiên.
Francis Crick, người đồng phát hiện cấu trúc xoắn kép của chuỗi DNA và đồng đạt giải Nobel tin rằng cấu tạo của sự sống phải là điều gì đó rộng lớn hơn so với khái niệm “đột biến ngẫu nhiên”…
Tiến sĩ Crick đã khẳng định rằng: “Một người trung thực, được trang bị đầy đủ các kiến thức của thời đại chúng ta, cũng chỉ có thể nói rằng nguồn gốc của sự sống gần như là điều kỳ diệu”. Trong giới khoa học, những tuyên bố như của TS. Crick sẽ bị coi là rất kỳ dị, vì nhiều người khác cho rằng sự tồn tại của con người chính là kết quả của quá trình tiến hóa đầy may rủi.
Khám phá của tác giả Gregg Braden lại đưa ra một quan điểm tuyệt vời khác.
Cuốn sách cổ của người Maya – Popol Vuh đã nhiều lần nhắc đến nguồn gốc của sự sống. Người cổ đại thường nhận thức rõ ràng sự kết nối của con người với môi trường xung quanh. Cuốn sách cho rằng con người chúng ta có nguồn gốc từ các thế giới khác, một số thế giới mà thậm chí chúng ta cũng không thể nhìn thấy.
Ngoài ra còn có rất nhiều ý kiến khác xoay quanh nguồn gốc của sự sống, khiến nó vẫn luôn là một chủ đề hấp dẫn. Từ khía cạnh hóa học mà xét, các chất hóa học là căn bản của mọi phản ứng sinh học, chúng vẫn luôn tồn tại trong quá khứ cho đến ngày nay. Nhưng vì sao quá trình tiến hóa lại không diễn ra hôm nay mà chỉ có trong quá khứ?
Trên thực tế, con người ngày nay đều gần như đã nhận thức được điều này. Trong một cuộc thăm dò của Gallup năm 2014, chỉ riêng ở Hoa Kỳ đã có một nửa dân số (khoảng 150 triệu người) cho rằng nguồn gốc của con người là cái gì đó cao siêu hơn hẳn thuyết tiến hóa của Darwin.
Bảo Long – Hoàng An, theo collective-evolution.com / tinhhoa.net