Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Khi bác sĩ giỏi tìm thầy thuốc Đông y chữa bệnh

Khi bác sĩ giỏi tìm thầy thuốc Đông y chữa bệnh

khaimokhaimo05/06/202440
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Khi bác sĩ giỏi tìm thầy thuốc Đông y chữa bệnh. (Pexels)

Một vị bác sĩ giám đốc một phòng khám Tây y rất có năng lực, các bác sĩ và nhân viên y tế của ông có quy trình làm việc tiêu chuẩn nghiêm ngặt, và chất lượng y tế rất hoàn hảo. Một ngày nọ, vị giám đốc 58 tuổi sau khi xem xong một hồ sơ bệnh án, liền tới miền Nam (phòng khám Đông y) để khám bệnh.

Nếu cột nghề nghiệp trong hồ sơ bệnh án không có chữ “bác sĩ”, thì sẽ khó nhìn ra ông là bác sĩ. Bởi vì sắc mặt ông u ám, vàng như sáp, như thể bị bệnh gan nặng, đôi mắt to trũng sâu, mắt và hàng lông mày rậm trông u tối, giọng nói nhỏ nhẹ, ôn hoà, bước đi loạng choạng, gầy gò khô khan. Giám đốc cho biết tình trạng của ông ấy: Triệu chứng lớn nhất là mệt mỏi, dù có ngủ bao lâu thì vẫn mệt mỏi, không có sức lực, ăn không ngon, ngủ không yên. Tất cả những mục có thể kiểm tra đều đã được kiểm tra, không chỉ một lần, kết quả đều giống nhau, mọi thứ đều bình thường.

Ông mắc bệnh gì vậy?

Sau khi xem xét tình trạng, tôi nói: “Tâm khí bị phân tán, và kinh gan cạn kiệt. Căn nguyên là do tính cách của anh, ép thân thể quá mức, anh là người cầu toàn, không chịu chấp nhận bất kỳ sai sót nào.”

Giám đốc cảm thấy rất ngạc nhiên với chẩn đoán của tôi, và hỏi tôi: “Làm sao thầy biết được điều đó? Chúng ta chưa từng gặp nhau trước đây.”

Tuy nét mặt khó coi nhưng thực tế, ông ấy trông rất hiền lành khiêm tốn, nói năng điềm đạm không nhanh không chậm, vùng lông mày chứa đầy khí chất của một chí sĩ có lòng nhân ái. Ông chưa bao giờ khám Đông y hay châm cứu, nhưng sẵn sàng thử, dù sao thì cũng đã uống quá nhiều thuốc Tây rồi, cũng không hiệu quả bao nhiêu.

Tôi nói với giám đốc rằng, toa thuốc đặc hiệu cho ông có chín chữ: “Cử trọng nhược khinh, tứ lạng bạt thiên cân” (nâng vật nặng coi như vật nhẹ, dùng bốn lạng đánh bạt ngàn cân – ý tứ là đối với các sự vật cần có tâm thái coi nhẹ, có cái nhìn thoáng đãng). Cao thủ xuất chiêu, đánh tới là dừng.

Châm cứu có thể mang lại cảm giác nhẹ nhõm tức thì. Trước tiên, giúp thư giãn và tăng cường khí cho tim, châm các huyệt Bách Hội, Hợp Cốc, Gian Sử, Dương Lăng Tuyền, Tam Âm Giao, Thần Môn.

Thầy thuốc Đông y Ôn Tần Dung và cuốn sách Minh Huệ Y Đạo của bà. (Tổng hợp)

Lần châm cứu đầu tiên được thực hiện với số ít huyệt và kích thích nhẹ, tập trung vào việc điều hòa khí, để ông làm quen với châm cứu. Sau khi lấy kim ra, tôi thấy ông đến quầy trong trạng thái sảng khoái, hẹn buổi khám tiếp theo. Sau vài lần thăm khám và điều hòa toàn thân, triệu chứng của bác sĩ giám đốc đã cải thiện rất nhiều và ông cũng nói chuyện nhiều hơn.

Một ngày nọ, ông đến trước bàn đăng ký, mặt tái nhợt, đầu váng quay cuồng, cô nhân viên lập tức cho ông đến khám trước. Thấy tình trạng này, tôi nhanh chóng châm cứu huyệt Bách Hội, châm kích thích huyệt Khúc Trì và huyệt Lao Cung. Sắc mặt hơi chuyển biến, tôi dùng mướp khía (Thiên la thủy) phun vào các huyệt Ấn Đường, Lao Cung, Đại Truy và mặt trong của cổ tay, đồng thời dùng bàn cạo cạo từ huyệt Nội Quan đến huyệt Khúc Trạch, đến khi da xuất hiện các đốm đỏ thì dừng lại.

Giám đốc cho biết cơn tức ngực đã thuyên giảm nhiều, không còn chóng mặt và không còn cảm giác buồn nôn nữa. Ông cho biết, ông thường suy nghĩ kỹ về các phương pháp chữa bệnh cho bệnh nhân, nhiều khi quên ăn quên ngủ để nghiên cứu, cũng thường tự nguyện chữa trị cho bệnh nhân và làm việc quá sức.

Thật cảm động khi nghe điều này. Ông thực là một bác sĩ giàu lòng nhân ái hiếm có.

Tuy nhiên, tôi nói một cách chân thành: “Giám đốc à, làm bác sĩ đã lâu, anh có nhận thấy rằng một số bệnh của bệnh nhân dù được điều trị bằng cách nào cũng không thể chữa khỏi? Phương pháp chẩn đoán và điều trị đều đúng, cùng thuốc tốt cũng không thể chữa khỏi được?”

Suy nghĩ hồi lâu, ông gật đầu đồng ý, nói rằng trước đây ông chưa từng nghĩ đến vấn đề này, nhưng tại sao lại thế nhỉ?

Tôi đáp: “Mọi bệnh tật đều do tâm mà ra, mọi việc đều có quan hệ nhân duyên. Nếu phương pháp chữa trị phù hợp với thuốc và bệnh thì cứ kiên trì theo nguyên tắc. Dù tác dụng hiện tại chưa rõ rệt, nhưng một thời gian sau bệnh sẽ đỡ. Lý do là để khỏi bệnh thì người bệnh phải trả giá, phải chịu đựng một mức độ đau khổ nhất định, cảnh tuỳ tâm chuyển, cần thay đổi suy nghĩ thì nghiệp bệnh mới tiêu tan. Có thể nói, then chốt của sự hồi phục nằm ở mệnh Trời và chính bệnh nhân. Dù tay nghề y tế của bác sĩ có xuất sắc đến đâu, cũng vĩnh viễn không thể vượt qua được ý Trời”.

Vị giám đốc nghe nói xong, trong mắt sáng lên.

Khi một bác sĩ nói chuyện với bác sĩ, tôi chia sẻ với tinh thần cởi mở: “Bệnh tật là một phước lành Trời ban. Đó là cơ hội lớn cho bệnh nhân để suy ngẫm phản tỉnh tự thân, thay đổi cá tính, thay đổi các quan điểm về cuộc sống. Hãy để bệnh nhân tự suy nghĩ và học cách quản lý cảm xúc và sức khỏe của mình. Trên thực tế, bản thân bệnh nhân là bác sĩ giỏi nhất của chính mình.

Như anh đã chữa bệnh cho nhiều người, nhưng lại không nhân đó mà cho họ cơ hội điều chỉnh thân tâm, anh đã lấy đi cơ hội trưởng thành của bệnh nhân. Quan trọng là sức khoẻ của anh cũng vì thế mà tổn hao, có khác gì tượng Bồ Tát bằng bùn mà gặp nước, tự mình còn khó bảo toàn huống chi muốn độ nhân Thực ra loại từ bi đó chính là một loại tàn nhẫn đối với mình, với gia đình, và với rất nhiều bệnh nhân”.

Tôi chân thành nói tiếp: “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói rằng, vào thời mạt Pháp, tất cả ma quỷ sẽ xuất hiện. Ma quỷ không chỉ phá hoại Phật Pháp mà còn làm bại hoại lòng người. Cứu người cần cứu nhân tâm! Ngoài vai trò trụ cột trong xã hội, các bác sĩ cũng phải học theo khóa học bắt buộc của các Thần y cổ đại – thiền định luyện công, chỉ bằng cách tăng cường năng lượng thuần chính của tế bào của chính mình, người ta mới có thể chữa khỏi các bệnh độc, tránh bị nhiễm các yếu tố gây bệnh, ngăn chặn các yếu tố gây bệnh xâm nhập hoặc đi xuyên qua cơ thể. Hãy giữ vững núi xanh, dòng nước nhỏ chảy dài mãi, để cứu được nhiều người hơn!”

Nói xong, hai người im lặng hồi lâu, chỉ có thể nghe thấy tiếng ồn ào của bệnh nhân đang đợi bên ngoài. Sau khi châm cứu, vị bác sĩ giám đốc ấy đến gặp tôi và nói: “Tôi rất thích đến phòng khám. Thân thể và tâm hồn tôi cảm thấy thoải mái! Cảm ơn thầy thuốc Ôn!”

Tuyển tự “Minh Huệ y đạo-Tình lý pháp thiên”- Nhà xuất bản Bác Đại, Đài Loan.

Ôn Tần Dung – Epoch Times
Thái Bình biên dịch

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Khổ tận cam lai, người phụ nữ bất hạnh tìm lại được hạnh phúc

21/12/2022

Bệnh Tim : Hành trình chữa khỏi diệu kỳ

21/12/2022
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?