Trang web Hearthackersclub đã đăng một bài báo của chuyên gia về mối quan hệ Amy Chen. Cô ấy nói rằng chủng tộc của một người không đóng vai trò quyết định việc hẹn hò với ai vì tất cả chúng ta đều là một phần của nhân loại, nhưng những khác biệt văn hóa nhất định có thể đóng một vai trò trong việc hình thành nên một con người: tâm lý, giá trị, nhận thức và hành vi. Vì vậy, để xua tan một số quan niệm sai lầm và định kiến, cô đã liệt kê 10 điều khiến việc hẹn hò với một người đàn ông châu Á khác với việc hẹn hò với một người đàn ông phương Tây.
Ấn tượng 1: Đàn ông châu Á tranh giành hóa đơn
Đúng vậy. Khi hóa đơn bữa tối được đưa lên bàn, đàn ông châu Á sẽ lao vào để lấy hóa đơn trước khi bạn kịp lấy ví. “Tốc độ ánh sáng” này là một kỹ năng của đàn ông châu Á.
Đàn ông phương Tây thoải mái hơn nhiều và vui vẻ tiếp tục nói chuyện với người hẹn hò trong khi hóa đơn được đặt lên bàn; một số thậm chí còn sẵn sàng trả tiền cho nhau để thể hiện rõ hơn sự ủng hộ của họ đối với bình đẳng giới.
Ấn tượng 2: Đàn ông châu không uống được rượu mạnh
Đúng vậy. Đây là một vấn đề về enzyme. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng “mặt đỏ châu Á” khi uống rượu là do ở người châu Á thiếu hụt acetaldehyde dehydrogenase, loại enzyme này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa rượu. Người da trắng và da đen hiếm khi đỏ mặt sau khi uống rượu.
Nhưng dù bạn có loại enzyme này hay không, đừng nghĩ rằng điều này sẽ ngăn cản một người đàn ông châu Á uống rượu cùng bạn.
Ấn tượng 3: Đàn ông châu Á sống cùng bố mẹ
Tùy thuộc vào tình hình của mỗi gia đình. Vâng, ít nhất là cho đến khi họ kết hôn, nhiều người châu Á (cả nam và nữ) lớn lên trong nền giáo dục truyền thống chọn sống cùng với cha mẹ cho đến khi kết hôn. Văn hóa châu Á đề cao đạo đức gia đình nên việc ở cùng với cha mẹ dưới một mái nhà là điều bình thường.
Ngoài ra, việc sống chung với bạn đời trước khi kết hôn thường bị coi thường, đó là một trong những lý do khiến nhiều người châu Á đợi đến sau khi kết hôn mới chuyển ra ngoài sống.
Ấn tượng 4: Đàn ông châu Á lịch sự hơn
sai. Văn hóa truyền thống của người châu Á rất chú trọng đến việc chăm sóc những người xung quanh. Ví dụ, thật thô lỗ khi tự phục vụ bữa ăn của mình tại bàn và sau đó bắt đầu ăn ngay lập tức mà không để ý đến người xung quanh.
Trong khi đàn ông châu Á có thể có cách cư xử lịch thiệp trên bàn ăn, thì những hành vi “quý ông” khác, chẳng hạn như mở cửa xe cho phụ nữ và giúp phụ nữ mặc áo khoác, lại không phải là phép xã giao mà cha mẹ châu Á thường dạy cho con trai.
Ấn tượng 5: Đàn ông châu Á không nam tính
sai. Thật không may, dù chúng ta có nhận ra hay không thì tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi truyền thông. Hầu hết những miêu tả về đàn ông châu Á trên các phương tiện truyền thông đại chúng đều khác với đàn ông da trắng trong phim ảnh và chương trình truyền hình, bạn rất ít nhìn thấy đàn ông châu Á là những ngôi sao đẹp trai và nam tính.
Định kiến cho rằng đàn ông châu Á không nam tính phần lớn là do cách họ được miêu tả trên các phương tiện truyền thông, điều này không nhất thiết phản ánh thực tế.
Ấn tượng 6: Đàn ông châu Á không giỏi thể hiện cảm xúc
Tùy thuộc vào tình huống mà biểu hiện. Trong nền văn hóa châu Á, đàn ông không được khích lệ thể hiện cảm xúc và khóc được coi là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bởi quan niệm này đã ăn sâu vào tâm trí trẻ em từ khi còn nhỏ nên có thể khiến một số đàn ông châu Á tiếp tục kìm nén cảm xúc khi lớn lên. Thật hiếm khi nghe các người đàn ông nói “Bố yêu con” với con cái họ.
Một phương tiện truyền thông Trung Quốc đã phỏng vấn một số đàn ông trong nước và hỏi họ liệu họ đã bao giờ nói “Con yêu bố/mẹ” với bố mẹ mình chưa. Nhiều người được phỏng vấn chưa bao giờ nói ba từ này, và một người đàn ông 56 tuổi nói: “Tôi cảm thấy xấu hổ khi nói ra điều đó”.
Tất nhiên, ngay cả khi bạn lớn lên trong một môi trường không được khuyến khích, mọi người vẫn có thể học cách thể hiện cảm xúc của mình, bất chấp khó khăn. Vì vậy, nó thực sự phụ thuộc vào từng cá nhân.
Ấn tượng 7: Đàn ông châu Á không lãng mạn
Sai. Tất nhiên, đàn ông châu Á sẽ nghĩ rằng quán trà sữa là nơi hoàn hảo cho buổi hẹn hò đầu tiên. Không có gì sai với điều đó! Nếu bạn nhìn thấy một chàng trai châu Á cầm túi mua sắm hoặc cầm túi của bạn gái, điều đó không có nghĩa là anh ấy “sành điệu”, mà anh ấy chỉ đang giúp đỡ phụ nữ mà thôi.
Nghe có vẻ sáo rỗng và hoàn toàn thiếu nam tính, nhưng trong nền văn hóa châu Á, đàn ông ngay từ nhỏ đã được dạy phải làm cho phụ nữ cảm thấy thoải mái và đảm bảo rằng họ được chăm sóc và yêu thương. Đây là ý tưởng lãng mạn của họ. Bạn đã say mê đàn ông Châu Á chưa?
Ấn tượng 8: Đàn ông châu Á tìm kiếm sự chấp thuận của cha mẹ
Đúng vậy. Đàn ông châu Á cân nhắc lời khuyên của cha mẹ khi nói đến dự tính hôn nhân. Thông thường đàn ông da trắng theo đuổi mong muốn của mình một cách độc lập mà không cần sự chấp thuận của bất kỳ ai.
Khi một cô gái kết hôn với một người đàn ông châu Á, cô ấy không chỉ làm vừa lòng riêng với người đàn ông mà còn làm vừa lòng với cả gia đình anh ấy.
Ấn tượng 9: Đàn ông châu Á không bao giờ chủ động
Sai. Mặc dù đàn ông châu Á có thể mất một thời gian để thú nhận tình yêu của mình, đó chỉ là vì họ thích dành thời gian và họ muốn chắc chắn rằng cô ấy là người duy nhất. Đàn ông châu Á được cha mẹ truyền thống dạy rằng để gặp được người phù hợp, bạn phải là người thành đạt và phải hẹn hò trước sau đó mới kết hôn.
Người da trắng được dạy rằng họ chỉ có thể chọn được bông hoa ưng ý nhất trong số hàng ngàn bông hoa.
Bạn có thấy sự khác biệt không?
Ấn tượng 10: Đàn ông châu Á không thích thể hiện tình cảm nơi công cộng
Đúng vậy. Cha mẹ châu Á truyền thống thể hiện tình yêu thương thông qua sự hào phóng, hỗ trợ tài chính. Ôm và hôn? Điều đó không quan trọng lắm.
Trong một nền văn hóa mà “thể diện” và ngoại hình là hết sức quan trọng, người châu Á rất chú trọng đến sự tế nhị và điềm tĩnh. Họ có thể hôn trộm một hoặc hai nụ hôn khi không có ai để ý, nhưng ở nơi công cộng thì không! Như vậy, thật dễ dàng để cho rằng đàn ông châu Á dè dặt hơn khi thể hiện cảm xúc của mình đặc biệt là ở những nơi công cộng.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: epochtimes
Xem thêm
Vạn Điều Hay