Khoa học chỉ ra 2 môn thể thao giúp kéo dài tuổi thọ nhất. Ảnh tổng hợp.
Nhiều người vẫn thường tìm hiểu các môn vận động để tăng cường sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra bơi lội và khí công là 2 môn thể thao giúp kéo dài tuổi thọ nhất.
Có rất nhiều các môn tập thể dục vận động phù hợp cho mọi người, không yêu cầu bất kỳ thiết bị hoặc đào tạo đặc biệt nào. Đa số mọi người có thể ra ngoài chạy và đi bộ. Thế nhưng, theo nghiên cứu, đây không phải là bộ môn giúp kéo dài tuổi thọ nhất, mà là bơi lội và khí công.
Bơi lội
Theo Tri thức trẻ, một nghiên cứu của ĐH Nam Carolina (Mỹ) với hơn 40.000 nam giới từ 20 – 90 tuổi trong vòng 32 năm đã chỉ ra những người thường xuyên bơi lội có nguy cơ tử vong thấp hơn 50% so với những người đi bộ hoặc chạy bộ.
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư khoa học thể dục Steven Blair đã rất ngạc nhiên trước kết quả này khi thống kê cho thấy bơi lội có hiệu quả hơn chạy bộ. Ông nhận định bơi lội tạo ra vận động với cường độ cao nhưng không làm căng khớp dưới như chạy và đi bộ. Những người bơi lội thường xuyên cũng có nhịp tim hô hấp tốt hơn so với những người đi bộ và ít vận động.
Bơi lội là phương thức tập luyện lành mạnh nhằm cải thiện thể lực và sức khỏe tim mạch, hô hấp cho người bình thường và cả các bệnh nhân đang mắc bệnh mãn tính.
Trong một nghiên cứu thu thập thu thập của 80.000 người công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Anh, các nhà nghiên cứu châu Âu và Úc đã phát hiện những người thường xuyên bơi lội có nguy cơ tử vong thấp hơn 28%, nguy cơ đột quỵ thấp hơn 41% so với những người không tập thể dục.
Lợi ích khác của bơi lội
Tiến sĩ I-Min Lee, giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard (Mỹ) gọi bơi lội là “bài tập luyện hoàn hảo, tốt cho những người bị viêm khớp và giúp giảm cân”. Cũng có nghiên cứu cho thấy bơi lội cũng có thể cải thiện trạng thái tinh thần, giúp tâm trạng tốt hơn.
Bơi lội là một bài tập toàn thân, có thể tác động đến cánh tay, vai, chân, lưng cũng như toàn bộ cơ thể. Theo Trường Y Harvard , trong một giờ, một người nặng 70kg có thể đốt cháy khoảng 432 calo khi bơi, cao hơn so với khoảng 266 calo khi đi bộ với tốc độ vừa phải.
Cải thiện giấc ngủ cũng là lợi ích nổi bật của bộ môn này khi thiết lập lại đồng hồ bên trong cơ thể và khôi phục nhịp sinh hoạt tự nhiên. Ngoài ra, bơi lội còn được chứng minh tốt cho xương khớp khi cải thiện mật độ xương, giúp những người mắc bệnh cơ xương khớp cải thiện chức năng thể chất và tăng cường sức mạnh của não bộ.
Brian J. Krabak, giáo sư lâm sàng về phục hồi chức năng, chỉnh hình và y học thể thao tại Trường Y thuộc Đại học Washington (Mỹ), cho biết: “Bơi lội giúp tim khỏe hơn và phổi sử dụng oxy hiệu quả hơn”. Một số nghiên cứu cho thấy bơi lội có liên quan đến việc cải thiện tình trạng tăng huyết áp , huyết áp và các dấu hiệu khác của sức khỏe tim mạch.
Khí công có thể cải thiện sức khỏe như thế nào?
Theo một bài viết của bác sĩ Dũng Vũ đăng trên trang Sức khoẻ và Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế Việt Nam), hệ thống kinh lạc của cơ thể giống như mạng lưới giao thông trong thành phố. Nếu vận hành nhịp nhàng thông suốt thì mọi hoạt động của thành phố sẽ diễn ra tốt đẹp. Nếu ứ tắc tại đâu đó thì sẽ có rối loạn ở các bộ phận có liên quan.
Luyện tập khí công giúp đánh thông hệ thống kinh lạc; đồng thời thanh lọc, đẩy các chất độc ra ngoài cơ thể; khôi phục trạng thái hoạt động bình thường. Khi đó, các bệnh tật sẽ biến mất.
Luyện khí công có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ; giảm áp lực; an tĩnh nội tâm; giúp thân thể thăng bằng; từ đó có thể đạt đến trạng thái “thân thể nhẹ nhàng; bệnh tật tiêu tán”.
Cũng theo bác sĩ Dũng Vũ, luyện khí công giúp kéo dài tuổi thọ; khai mở tiềm năng; đặc biệt là tĩnh khí công giúp giảm tiêu hao năng lượng và gia tăng năng lượng tích trữ nên có lợi cho việc hồi phục thể lực của người bệnh.
Thiền định có thể sản sinh trường năng lượng lớn
Trong những năm 1990, nhà thần kinh học người Mỹ Richard Davidson dẫn đầu nhóm các nhà nghiên cứu của trường ĐH Wisconsin (Mỹ) tới Tây Tạng và thực hiện hàng loạt các cuộc thử nghiệm đối với các thầy tu tại đây. Những thầy tu này đã dành cả đời để thiền định.
Các nhà nghiên cứu đã gắn 256 cảm biến lên não của thầy tu Matthieu Ricard trong khi ông ngồi thiền. Từ kết quả đo được, các nhà nghiên cứu nhận thấy não bộ của ông phát ra mức sóng Gamma cao chưa từng thấy trong ngành khoa học Thần kinh mà họ từng biết.
Sóng Gamma được biết đến là một trong những sóng điện não có tần suất cao nhất và quan trọng nhất. Đây là loại sóng có liên quan tới sự tập trung, tỉnh táo và trí nhớ.
Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành quét cộng hưởng từ (MRI) não bộ của thầy tu Matthieu Ricard. Kết quả cho thấy não bộ của ông có những cảm xúc tích cực cực kỳ cao và những cảm xúc tiêu cực không đáng kể. Các máy nội soi não bộ ghi nhận việc thiền định đã làm thay đổi chất xám của não; củng cố các khu vực tập trung trí óc; nuôi dưỡng lòng thiện lương, vị tha; đồng thời làm trầm tĩnh những vùng có liên hệ với sự tức giận hay sợ hãi.
Năm 2005, các nhà khoa học từ Đại học Baylor (Hoa Kỳ) đã đăng một bài báo trên một tạp chí uy tín về lĩnh vực y học thay thế. Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm đối với những tế bào bạch cầu của một nhóm người tập luyện Pháp Luân Công.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận: so với những người bình thường khoẻ mạnh, khả năng thực bào và chức năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu trung tính ở những người tập Pháp Luân Công được tăng cường rõ rệt. Các gene điều tiết liên quan đến khả năng kháng virus cũng được tăng lên đáng kể. Chúng có khả năng mạnh mẽ hơn trong việc chống lại các virus và vi khuẩn ngoại lại.
Tập Pháp Luân Công giúp tăng cường trường năng lượng của hệ thống sinh học
Từ ngày 11 đến ngày 14/8/2007, Hội nghị thường niên lần thứ 65 của Hiệp hội các Nhà tâm lý học Quốc tế được tổ chức tại San Diego (Nam California, Hoa Kỳ). Tại hội nghị này, các nhà khoa học đến từ Hoa Kỳ đã trình bày báo cáo khoa học của mình với tiêu đề: “Nghiên cứu Khoa học về Sinh lý học tế bào, Tâm lý học và Y học Năng lượng đối với Tác dụng Sức khoẻ thể chất và tinh thần của Pháp Luân Đại Pháp”.
Công nghệ chụp ảnh năng lượng sinh học cho thấy rằng, các vòng tròn được đánh số 1; 2; 3; 4 và 5 là hình ảnh trường năng lượng sinh học của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út của bàn tay trái người tập Pháp Luân Công trước khi tập (ở trên); và sau khi tập (ở dưới). Hình ảnh chụp trường năng lượng sinh học của năm ngón tay bàn tay phải cũng cho kết quả tương tự.
Theo kết quả thí nghiệm được trình bày, sau khi một người tập Pháp Luân Công thiền định trong một giờ, năng lượng sinh học giữa các ngón tay của người đó được tăng cường đáng kể; sự tuần hoàn năng lượng của khí huyết được cải thiện.
Do mười ngón tay thông với kinh lạc và huyệt đạo của toàn thân nên thí nghiệm này cho thấy luyện Pháp Luân Công có tác dụng tuyệt vời trong việc đả thông kinh mạch toàn thân; khôi phục và tăng cường nguyên khí của cơ thể.
Bệnh nào thuốc nấy, mỗi bệnh một đơn thuốc là nguyên tắc không cần nghĩ bàn khi sử dụng trị liệu bằng y học, dù là Tây y hay Đông y. Trong khi đó mỗi môn khí công chỉ có một bộ động tác, đôi khi rất đơn giản, nhưng người tập lại có thể khỏi được nhiều loại bệnh khác nhau.
(Tổng hợp)
NTD Việt Nam