Kiến lửa tạo thành một chiếc bè nổi để cứu cả đàn kiến khỏi chết bởi lũ cuốn. (Nguồn hình ảnh: National Geographic/Disney+/A Real Bug’s Life qua Live Science)
Làm thế nào mà các đàn kiến lửa có thể sống sót qua các trận lũ là một bí ẩn thách thức đối với các nhà sinh học trong nhiều thập kỷ. Bây giờ khoa học đã giải thích được sự việc này.
Có một số đoạn video đã ghi lại được cảnh hàng ngàn con kiến lửa đang tự dùng thân thể của mình để kết lại thành một chiếc bè nổi để cứu đàn và kiến chúa khỏi chết đuối trong các trận lũ lụt.
Một số video về những chiếc bè ‘kiến’
Đoạn clip đăng trên trang Live Science, trích dẫn từ loạt phim mới “A Real Bug’s Life” của National Geographic, công chiếu trên Disney + cho thấy một đàn kiến lửa sống trong khu vườn ở sân sau của một ngôi nhà ở Texas. Khi mực nước bắt đầu dâng cao, một đoàn làm phim đã tình cờ quay được cảnh đàn kiến đang dùng thân thể của chúng để kết lại với nhau thành một chiếc bè nổi trôi qua thác nước và vào bể bơi và đã cứu sống kiến chúa và cả đàn kiến chúa khỏi bị nước cuốn trôi.
Xem video tại đây.
Trong một video dưới đây trên trang Nat Geo Wild về thế giới hoang dã đã ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời khi hàng nghìn con kiến lửa (Solenopsis invicta) tạo ra một chiếc bè cứu sinh bằng cách lồng các chi và hàm dưới của chúng vào nhau.
Một số cách giải thích
Qua một nghiên cứu kết hợp thực nghiệm và số học, các nhà khoa học đã quay phim quá trình hình thành các đàn kiến lửa để xác định cách chúng gắn kết với nhau. Họ phát hiện rằng những con kiến khua chân và bật chân ra khỏi con kiến bên cạnh khi va chạm. Nếu chiếc bè có ít hơn 10 con kiến thì sẽ bị vỡ trong vài phút.
Nhưng khi đàn kiến với hàng ngàn con; thì bất chấp lực đẩy này, đàn kiến lửa vẫn kết dính với nhau nhờ hiệu ứng Cheerios, một lực mao dẫn thu hút các vật thể nổi nhỏ nổi như những hạt ngũ cốc của bữa sáng.
Trong video cho thấy: Ấu trùng, nhộng và kiến thợ được tập hợp lại với nhau, sau đó lồng chân và hàm của chúng vào nhau để tạo thành một chiếc bè lớn hơi lõm vào ở giữa. Sau đó, kiến chúa sẽ ngồi an toàn ở chỗ lõm giữa chiếc bè khổng lồ này.
Theo một nghiên cứu năm 2011 đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Hoạt động của Học viện Khoa học Quốc gia), lũ kiến bám vào nhau bởi hàm dưới, vuốt và những tấm dính đầu chân ở một lực mạnh gấp 400 lần trọng lực của chúng.
Điều đặc biệt ở chỗ những chiếc bè nổi đó có thể được lắp ráp trong vòng chưa đầy 100 giây. Bên cạnh đó, chúng liên kết với nhau theo đúng cách mà một tấm vải không thấm nước được dệt. Lớp giáp ngoài của một con kiến, bình thường, đã không thấm nhiều nước. Do vậy, liên kết các cơ thể với nhau sẽ càng tăng khả năng chống dính ướt.
NTD Việt Nam