Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Kỳ ngộ gặp Ngu Cơ biết được chi tiết chuyện Bá Vương Biệt Cơ

Kỳ ngộ gặp Ngu Cơ biết được chi tiết chuyện Bá Vương Biệt Cơ

khaimokhaimo01/12/202320
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Ngu Cơ múa hát từ biệt. (Tranh minh họa: Bộ bộ sinh liên – nguồn zhengjian)

Bá Vương Biệt Cơ! Ngu Cơ “Hy sinh lẫm liệt, ý chí siêu thường, hoàn thành đại lễ trong đời, lưu thanh danh sau khi chết!” Tình tiết “Bá Vương Biệt Cơ” năm đó và sử truyện có gì khác biệt không? Tiền kiếp của Ngu Cơ là ai? Sau này khi Ngu Cơ và Hạng Vũ có gặp lại không, tình huống đó như thế nào? 

Hứa Phụng Ân, một học giả thời nhà Thanh, từng viết bia ký cho việc trùng tu lăng mộ Ngu Cơ, nhờ “nhân duyên văn chương” mà ông được gặp Ngu Cơ ở một thời không của không gian khác, đã giải khai mọi bí ẩn cho chúng ta.

Vào năm Ất Tỵ Đạo Quang, tôi (Hứa Phụng Ân) đã gặp Tri châu Cam Lâm ở Hoàn thành (An Huy), ông ấy vui mừng bắt tay tôi và nói: “Không lâu nữa, tôi sẽ đến huyện Linh Bích (còn được gọi là thành Bá Vương, Thạch Đô, đây là chiến trường Cai Hạ cổ xưa nơi Hán-Sở giao tranh), tôi đã kiểm tra ghi chép địa phương, phát hiện nơi đó thực chất là khu vực Cai Hạ cổ xưa, còn có mộ của Ngu Cơ, nhưng đã lâu không tu sửa, hoang vu tàn tạ lắm rồi. Tôi dự định khôi phục, cần khắc lại bia mộ mới, nhưng cần phải có người giỏi khắc bia mộ mới có thể làm tốt việc này, vì vậy tôi muốn giao phó nhiệm vụ này cho ngài hoàn thành.”

Tôi khiêm tốn đáp lại ông ấy và đồng ý việc này.

Vì vậy tôi đã viết một văn bia bằng văn xuôi, sau đó gửi cho Thứ sử, để khắc lên bia mộ. Mặc dù bài viết này được khen ngợi suốt một thời gian, nhưng không lâu sau tôi cũng đã quên chuyện này.

Một năm sau, vào tháng 8 mùa thu, khi tôi đang trên thuyền từ Kim Lăng về nhà, thuyền gặp phải gió và sóng trên sông Ô Giang, nên tạm dừng và không thể tiến về phía trước. Lúc đó là cuối tháng 8, tôi đang ngồi một mình trên chiếc thuyền nhỏ, nhìn phong cảnh ngoài cửa sổ rồi dần dần chìm vào giấc ngủ.

Bỗng nhiên, tôi nhìn thấy một người phụ nữ trong trang phục cổ xưa lộng lẫy đang lên thuyền, nàng có diện mạo rạng rỡ xinh đẹp, hai hầu nữ phía sau cũng xinh đẹp. Tôi ngạc nhiên đứng dậy, giữa lúc không biết phải làm gì thì nghe người phụ nữ xinh đẹp ấy nói với tôi rằng: “Tôi và tiên sinh có duyên phận về văn chương, nên đến thỉnh giáo, xin đừng hoảng sợ.”

Tôi hỏi: “Tôi chỉ là một người bình thường, không biết là cơ duyên gì gặp gỡ Thiên nhân? Điều được gọi là duyên phận văn chương đó, tôi thực sự không hiểu lắm.”

Mỹ nhân mỉm cười nói ra thân phận của mình: “Tôi là Tây Sở Ngu Cơ, văn bia mà ngài viết cho Ngu Cơ khiến nỗi thống khổ nghìn năm của tôi cuối cùng cũng được tiêu tan. Hôm qua tôi và Thích muội đến Đông Hải chúc thọ Thượng Nguyên phu nhân, khi trở lại Dao Trì, đi ngang qua đây và được biết chiếc thuyền nhỏ của ngài đang dừng ở đây, nên hữu ý đến cảm tạ ngài.”

Tôi nói: “Tiên Cơ trung trinh tiết liệt, những gì tại hạ mô tả rất ít ỏi, không đáng nhắc đến”.

Ngu Cơ nói: “Tiên sinh, xin đừng khiêm tốn quá. Văn chương của ngài chắc chắn sẽ lưu truyền về sau, chỉ là nhận lời khen ngợi của ngài khiến tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ. Nhận định tự thuật của ngài hầu hết phù hợp với tình huống năm đó. Bây giờ có cơ duyên gặp mặt, để tôi nói cho ngài thêm một chút về tình huống năm đó.”

Tôi trải rộng chỗ và mời Ngu Cơ ngồi xuống.

Tôi hỏi Ngu Cơ về chi tiết năm đó, nàng trả lời: “Văn chương của ngài rất sâu sắc khi đề cập đến nhân, nghĩa, mạnh, yếu giữa Sở và Hán ‘Sở cường Hán nhược’, điểm này không sai chút nào. Tiếc là Vương của tôi (Hạng Vũ) đã do dự năm đó, nếu khi đó ngài nghe theo kiến nghị của tôi, có lẽ tình huống đã khác rồi”.

Tôi hỏi: “Cụ thể là tình huống gì?”

Ngu Cơ nói: “Trong văn bia ngài viết ‘kế Hồng Môn không thành, họa Ô Giang phục sẵn’, chính xác là điểm mấu chốt lúc đó, bây giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy tiếc nuối. Trong kế Hồng Môn Yến đó, tôi cũng tham dự, nhưng tiếc là màn múa kiếm của Hạng Trang vô dụng. Để Lưu Bang đi, khiến Á phụ (Hạng Vũ gọi Phạm Tăng là Á phụ) rất tức giận, sau đó tìm tôi để khuyên Hạng Vương, đồng thời cũng lấy bài học lịch sử về Ngô Vương Phù Sai đã thả Việt Vương Câu Tiễn để cảnh báo. Kết quả là Hạng Vương nói rằng nữ nhi sao có thể hiểu được đại sự! Khiến đến nay tôi vẫn mãi hối tiếc.”

Bá Vương Biệt Cơ

Tôi hỏi: “Vì sao trận Cai Hạ thất bại hoàn toàn? Lúc đó sao Tiên Cơ có thể chịu đựng được?”

Ngu Cơ thở dài nói: “Hôm đó, quân Hán bao vây, đêm tối trời mưa nhẹ, mây đen dày đặc, tôi ở trong lều của Vương, đang lên kế hoạch mài vũ khí và cho ngựa ăn, chuẩn bị quân đội, dự định một trận quyết chiến. Nhưng đến khuya, đột nhiên nghe tiếng kẻ thù bốn phía, Vương thở dài rơi lệ, quay lại nói với tôi: ‘Đại thế đã mất! Ái Cơ dự định thế nào? Ta hối hận đã không nghe ý kiến của nàng, mới đến nông nỗi hôm nay’.”

Ngu Cơ nói tiếp: “Tôi an ủi Vương: ‘Ngài chỉ cần tự bảo trọng, mau nghĩ biện pháp, cảm tạ ngài đã sủng ái thiếp, thiếp sẽ báo đáp, xin đừng bận tâm đến thiếp’.”

“Hạng Vũ nghe xong càng thêm thương tâm, không cầm đặng lòng nên đã sáng tác ra bài hát ‘Cai Hạ ca’ đưa cho Ngu Cơ trong nước mắt. Trong tâm tôi minh bạch ý tứ của Vương, nên đã miễn cưỡng hát hòa theo, sau đó rút thanh kiếm ở thắt lưng ra và tự sát trước mặt Vương để thể hiện quyết tâm kiên định của mình”.

Tranh minh họa “Ngu Cơ múa kiếm” trong tác phẩm Trúc Trang Vãn Tiếu Đường, năm 1921. (Ảnh: wikipedia)

Ngu Cơ nói đến đây thì nước mắt lấp lánh trong khóe mắt, khiến tôi cũng cảm thấy bi thương.

Tôi cố gắng an ủi nàng: “Tiên Cơ đã về Tiên giới, nhớ lại chuyện cũ, chỉ nên coi đó là thành bại của người thường, để người đời phán xét, xin đừng quá đa cảm, sẽ tổn hại ngọc thể. Lại nói, so với Tức Quy thì tiết tháo của Tiên Cơ càng cao thượng hơn.”

Tôi lại hỏi: “Tiên Cơ kiên quyết tử biệt ngày hôm đó, về sau xảy ra chuyện gì liệu có biết không?”

Ngu Cơ nói: “Thân xác tôi tuy đã chết nhưng linh hồn tôi vẫn ở bên Vương. Khi Vương thấy tôi đã chết, ngài thương tiếc khóc không thành tiếng. Ngài ra lệnh cho quân lính bọc xác tôi trong tấm nỉ và tạm thời chôn dưới lớp đất nông để tránh bị giẫm đạp. Sau đó, ngài một mình cưỡi ngựa vượt vòng vây.”

Tôi hỏi: “Con ngựa mà Hạng Vương cưỡi là loại ngựa gì?”

Ngu Cơ nói: “Ngựa truy là thần mã, một ngày đi nghìn dặm. Nhưng 3 ngày trước, móng trước đột nhiên bị trật và không thể chạy, Vương buồn bã cho đó là điềm chẳng lành. Sau đó con ngựa mà ngài cưỡi trông giống ngựa truy nhưng không phải. Đây cũng là Thiên ý, nếu móng của ngựa truy không bị trật, nó có thể lội nước như đi trên đất bằng, thì cớ gì Vương lại gặp nạn trên sông Ô Giang? Đây là lý do vì sao bài hát của Vương có câu ‘Thời bất lợi hề, truy bất thệ’ (tạm dịch: Thời không may, ngựa truy chùn bước)”.

Tôi nói: “‘Cai Hạ ca’ của Hạng Vương sục sôi chí khí, và những vần thơ do Tiên Cơ hòa theo chắc chắn cũng sánh ngang tầm. Nhưng thế gian chỉ lưu truyền khúc hát năm chữ, tôi sợ là giả:

‘Hán binh dĩ lược địa
Tứ phương Sở ca thanh
Đại Vương ý khí tận
Tiện thiếp hà liêu sinh’

Tạm dịch:

‘Quân Hán đã cướp đất
Khúc Sở vang bốn bề
Đại vương chí lớn cạn
Tiện thiếp sống làm chi’

Ngu Cơ nói: “Bài ca trong vội vã ấy đã thất truyền, nhưng cũng vui vì mượn lời này cũng che giấu được sự vụng về. Thầy đồ Nho làng không biết thơ của tôi sáng tác trong vội vàng, và cũng không phải là ngũ ngôn”

Tôi thỉnh nàng chỉ giáo, Ngu Cơ lấy cớ rằng gọi là thanh nhã thì chưa đủ. Vì tôi khẩn cầu nên nàng đã đọc lời bài hát:

Sầu vân đảm mặc hề phong thanh bi
Sở ca tứ hợp hề trung tâm thê
Nại tê Vương y hề tiền trí từ
Đại sự dĩ hĩ hề thiếp tương an quy?
Thiếp an quy hề sự dĩ hĩ
Nguyện Vương bảo trọng hề thiếp vị Vương tử

Tạm dịch:

Mây sầu như mực gió sầu bi
Tứ diện Sở ca lòng lâm ly
Nắm lấy áo Vương nói vài lời
Đại sự hỏng rồi thiếp sẽ về đâu?
Thiếp về đâu đại sự hỏng rồi
Mong Vương bảo trọng thiếp chết vì Vương

Lúc này, người hầu bên cạnh nói với Ngu Cơ rằng thời gian đã muộn rồi, e rằng Thích muội chờ đợi lâu. Ngu Cơ nói ngồi thêm một chút cũng không sao.

Tiền kiếp của Ngu Cơ

Tôi tiếp tục hỏi “Thích muội” là ai? Ngu Cơ nói: “Tiền thân của tôi là con gái thứ 9 của Vương Mẫu, Thích muội là người hầu của Vương Mẫu. Cả hai lần lượt hạ phàm, Thích muội là Thích phu nhân của Lưu Bang, tôi và nàng ấy đều trải qua những đau khổ, sau lại về Thiên giới, và trở thành tỉ muội với nhau.”

Tôi lại hỏi: “Năm đó, không biết Tiên Cơ có gặp Lữ Hậu không?”

Tiên Cơ mỉm cười nói: “Không chỉ gặp nhau, bà ấy từng ở hậu cung của Bá Vương, vui vẻ không nghĩ gì đến nhà Hán. Tôi coi thường nhân cách bà ấy, khuyên Vương để bà ấy đi”.

Tôi mỉm cười hỏi: “Phải chăng có điều gì khó bao dung?”

Tiên Cơ nói: “Không. Tôi có thể bao dung bà ấy, nhưng bà ấy không thể bao dung tôi”

Tôi lại hỏi: “Hạng Vương là người như thế nào?”

Ngu Cơ nói: “Bình thường thì ung dung khoan thai và khiêm nhường như một văn sỹ; một khi khoác lên mình bộ giáp, thì hùng dũng oai vệ, phong thái hiên ngang khiến người ta phải khiếp sợ.”

Hạng Vũ và Ngu Cơ gặp lại nhau

Tôi lại hỏi: “Sau này, Hạng Vương và Tiên Cơ đều trở về Tiên giới, khi tình cờ gặp nhau, liệu có còn nhớ lại tình cảm nam nữ năm xưa không?”

Ngu Cơ đỏ mặt nói: “Sau khi rũ bỏ thân người và rời khỏi thế gian, mọi nghiệt duyên đều cắt đứt, khi tình cờ gặp nhau, tôi và ngài coi nhau như những vị khách quý. Nếu có chút xíu hoang tưởng nào, một khi Thượng Đế biết được, không biết lại phải rớt xuống bao nhiêu kiếp hồng trần nữa.”

Tôi rất hối hận vì sự lỡ lời của mình. Vì vậy tôi lại hỏi: “Tiên Cơ Giai Thành, có thực sự là nơi chôn cất đầu của Tiên Cơ không?”

Ngu Cơ nói: “Không phải. Anh trai Điền An của tôi biết nơi Vương chôn tôi. Sau khi quân Hán rút đi, anh ấy đã chuyển tôi đến chôn cất ở nghĩa trang huyện Linh Bích. Khi đó có một người hầu cũng tử nạn ở trận Cai Hạ, diện mạo của cô ấy có chút giống tôi, nên có người lầm tưởng đó là tôi, và đem thi thể đó dâng lên Lưu Bang. Đầu của cô ấy được chôn trong mộ phần ở Định Nguyên, Hào Châu.”

Đúng lúc này, chợt nghe xa xa có tiếng gà làng gáy. Trước khi rời đi, Ngu Cơ tháo miếng ngọc bội và nói: “Đây là miếng ngọc bội mà tôi yêu thích, may mắn được chôn cùng tôi mà không thất lạc. Nay tặng cho tiên sinh như một chút phí nhuận bút. Mong tiên sinh hãy trân trọng.”

Nói xong, Ngu Cơ dẫn người hầu San San bay lên không trung.

Lúc này, tôi nghe thấy tiếng người chèo thuyền gọi nhau nhổ neo khiến tôi tỉnh giấc. Tuy nhiên, hương thơm của Tiên Cơ vẫn thoảng trong không khí, bất ngờ còn có miếng ngọc bội bên chiếc gối trên giường, là của Ngu Cơ đã tặng cho tôi trong giấc mộng. Ngọc bội dài hai thốn (khoảng 5cm), rộng một thốn rưỡi, dày khoảng 2 hạt gạo, màu ngọc rắn chắc và trắng tinh khiết, trên đó có khắc hình tảo, lửa, gạo, v.v., tinh xảo tuyệt đẹp, thực sự là một đồ vật thời nhà Hán. Tôi vội vàng ghi chép lại ‘duyên phận văn chương’ trong giấc mộng này.

Nguồn tài liệu: “Lý Thừa – Ký mộng” “Ký mộng – Phụ lục: Trùng tu bia mộ Ngu Cơ”.

Theo Lý Mai – The Epoch Times

Cao Nguyên biên dịch

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Phim thuyết minh: Thời khắc nguy nan (In time of crisis – 危難時刻)_(Viruscorona – Virus Trung Cộng)_Giúp thoát khỏi virus corona

29/03/2020

TỔNG HỢP CÁC ĐIỂM LUYỆN PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP (PHÁP LUÂN CÔNG) MIỄN PHÍ TẠI VIỆT NAM

28/02/2016
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?