Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Kỳ Nhân Sào Cốc là đồng hương nghĩa hiệp nhất của anh em Tô Đông Pha

Kỳ Nhân Sào Cốc là đồng hương nghĩa hiệp nhất của anh em Tô Đông Pha

khaimokhaimo02/06/202410
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Nội dung
  1. Người có thể phó thác lúc nguy nan
  2. Tô Thức bị giáng xuống Hoàng Châu, Sào Cốc tình ấm áp, hóa giải tai họa dịch bệnh
  3. Vượt biển thăm Tô Thức, không may chết giữa đường
  4. Sào Cốc My Sơn vẫn tại thế
Click Đọc
 
 

Năm xưa, Tô Triệt cảm kích Sào Cốc đã viết “Sào Cốc truyện”, nói rằng ông ấy đã chết ở Lĩnh Nam. Đến nay, người ta vẫn rất khó tìm ra nguyên nhân cái chết của Sào Cốc. Điều duy nhất có thể chứng minh là, trong lịch sử thực sự có vị kỳ nhân chân tình như thế này. (Tranh Huệ Mỹ – Epoch Times)

Người ta thường nói “hoạn nạn thấy chân tình”, nhưng mọi người thường thích thêu gấm trên hoa, còn người thực sự trong băng tuyết tặng củi thì có mấy người. Hai anh em Tô Đông Pha triều Bắc Tống may mắn có người đồng hương nghĩa hiệp như thế này. Hai anh em họ Tô gặp trắc trở ở quan trường, người này không quản vạn dặm xa, đến thăm và trợ giúp.

Văn hào Tô Đông Pha (tức Tô Thức) thời Bắc Tống, và người em trai Tô Triệt, cùng đỗ tiến sĩ năm Gia Hựu thứ 2 (năm 1057), đã trở thành giai thoại, nhưng trên quan trường, hai anh em họ Tô lại gặp nhiều trắc trở, bị giáng chức mấy lần.

Vào những năm Thiệu Thánh (1094-1098) đời Tống Triết Tông, hai anh em nhà họ Tô lần lượt bị giáng chức. Năm Thiệu Thánh thứ 1, Tô Thức 57 tuổi bị giáng chức xuống Huệ Châu. Ba năm sau, ông lại bị chuyển từ Huệ Châu đến Xương Hóa, sau đó không lâu lại bị giáng xuống Đam Châu, Hải Nam. Năm 55 tuổi, Tô Triệt lại bị giáng xuống Quân Châu, sau đó 3 năm lại chuyển đến Lôi Châu. Sau đó lại cách 1 năm (năm 1098), ông lại bị chuyển đến Tuần Châu.

Những ngày đó, anh em Tô Đông Pha gặp trắc trở trên quan trường, các quan lại sĩ đại phu đều tránh mặt họ, thân bằng cố hữu có mối quan hệ qua lại xưa cũng bị cắt đứt mối liên hệ. Những điều này khiến hai anh em Tô Đông Pha bất giác cảm thấy nóng lạnh tình thế gian.

Đến tháng Giêng, mùa xuân năm Nguyên Phù thứ 2 (năm 1099) đời Tống Triết Tông, một ngày nọ, Tô Triệt bất ngờ nhận được một phong thư: “Tôi không quản vạn dặm xa đi bộ đến gặp ngài, bản thân cũng không dám nghĩ sẽ bảo toàn được tính mệnh. Hiện nay tôi đã đến Mai Châu. Không quá 10 ngày, nhất định sẽ gặp ngài. Như thế, tôi dẫu chết cũng không hối tiếc”.

“Đây chính là thư của ông Sào Cốc, đồng hương ở My Sơn, Tứ Xuyên” – Tô Triệt đọc xong thư thì vui mừng khôn xiết.

Mười ngày sau, đồng hương đến, Tô Triệt vừa xúc động lại vừa cảm kích. Ông tán thán: “Sào huynh là người đương đại, nhưng huynh có phẩm đức cao thượng của cổ nhân”.

Hai người xúc động bắt tay nhau, ôm nhau khóc.

undefined
Tô Triệt. (Miền công cộng)

Người có thể phó thác lúc nguy nan

Sào Cốc (1027 – 1099) nhiều hơn Tô Triệt 13 tuổi, nhiều hơn Tô Đông Pha 11 tuổi. Tô Triệt và anh trai Tô Đông Pha từ nhỏ đã quen biết Sào Cốc. Khi còn trẻ, Sào Cốc đến Khai Phong phủ ở Kinh Thành để tham gia thi tiến sĩ, nhưng khi ông trông thấy những những người đi thi khoa võ, liền nảy sinh ý nghĩ muốn học võ. Từ đó ông bỏ văn chuyển sang học võ, bắt đầu luyện tập cung tên, cưỡi ngựa bắn cung. Thế nhưng khi ông học võ nghệ thành tài rồi thì lại không thi đỗ tiến sĩ.

Sau này ông rời nhà đến vùng Tần Phượng, Kinh Nguyên, kết giao với ‘Hi Hà danh tướng’ Hàn Tồn Bảo, 2 người kết bái huynh đệ. Nhưng Hàn Tồn Bảo phụng mệnh triều đình đi xuất binh thảo phạt vua Hung Nô Khất Đệ, do chiến bại nên bị chịu tội.

Hàn Tồn Bảo biết tội chết khó thoát, nên trước khi thụ hình ông đã nói với Sào Cốc rằng: “Tôi là một kẻ vũ phu ở Kinh Nguyên, chết cũng không có gì đáng tiếc, chỉ là lo lắng vợ con phải chịu đói chịu rét”.

Nói rồi, ông đem một cái túi có mất trăm lạng bạc ra giao cho Sào Cốc và nói: “Ngoài huynh ra, không có ai có thể giúp tôi đem số bạc này về cho vợ con tôi được”.

Trước khi chết, Hàn Tồn Bảo đã gửi gắm phó thác cuối cùng của mình cho Sào Cốc.

Sào Cốc nhận bạc, lập tức cam kết nhất định sẽ hoàn thành di mệnh. Thế là Sào Cốc mai danh ẩn tính, đem số bạc đó giấu trong người, trèo đèo lội suối, trao bạc đến tận tay vợ Hàn Tồn Bảo.

Khi đó không ai biết sự việc này, Sào Cốc chính là người nghĩa hiệp như thế. Tô Triệt miêu tả Sào Cốc “là người có thể phó thác việc nguy cấp”.

Tô Thức bị giáng xuống Hoàng Châu, Sào Cốc tình ấm áp, hóa giải tai họa dịch bệnh

Anh em Tô Thức, Tô Triệt làm quan trong triều, Sào Cốc chưa từng xuất hiện, nhưng khi hai anh em họ Tô gặp trắc trở quan trường, trong những lúc gian nan thì Sào Cốc chưa bao giờ vắng mặt. Trước đó 20 năm, tức năm Nguyên Phong thứ 2 (năm 1079), Tô Thức bị giáng chức xuống Hoàng Châu do vụ án Ô Đài Thi, Sào Cốc liền đến thăm. Tình nghĩa giúp người trong lúc hoạn nạn khiến Tô Thức cảm kích trong lòng.

Hơn nữa, cũng nhờ Sào Cốc mà khi đó Tô Thức đã hóa giải được tai họa dịch bệnh ở Hoàng Châu. Câu chuyện như sau:

Sào Cốc văn võ song toàn, đồng thời còn là một bậc kỳ nhân, có một phương thuốc chuyên chữa các bệnh truyền nhiễm như thương hàn là “Thánh tản tử”, nhưng Sào Cốc rất quý trọng phương thuốc này, không truyền ra ngoài, thậm chí con ruột ông cũng không truyền.

Sau này Hoàng Châu xảy ra dịch bệnh, Tô Thức thỉnh cầu, Sào Cốc đã cho Tô Thức phương thuốc. Tô Thức dùng phương thuốc này đã cứu được vô số người dân Hoàng Châu. Trước khi cho Tô Thức phương thuốc bí truyền, Sào Cốc còn kéo Tô Thức đến bên sông, yêu cầu ông thề không được truyền ra ngoài.

Sau này, vì để càng nhiều người dân được lợi ích, Tô Thức đã không quản hủy lời thề, chuyển phương thuốc bí truyền này cho danh y Bàng An. Sau này, trong trước tác “Thương hàn tổng bệnh luận”, Bàng An đã kèm theo phương thuốc này. Thực ra Tô Thức cũng mong muốn “khiến cho danh tiếng của Sào quân cùng phương thuốc bí truyền này bất hủ”, hy vọng danh tiếng của Sào Cốc mãi mãi lưu truyền cùng phương thuốc.

Sau này Tô Thức đến Hàng Châu nhậm chức Thái Thú, bệnh dịch bùng phát, ông cũng dùng phương thuốc “Thánh tản tử”, đã cứu chữa cho bách tính địa phương. Tô Thức nói khi đó “Người dùng thuốc này, toàn bộ đều sống, số lượng nhiều vô kể”. Tô Thức vô cùng cảm kích đối với vị đại huynh đồng hương này.

Tô Thức. (Miền công cộng)

Vượt biển thăm Tô Thức, không may chết giữa đường

Sào Cốc đi thăm anh em nhà họ Tô, trước khi xuất phát ông đã công khai tuyên bố, muốn đi bộ thăm Tô Triệt và Tô Thức. Những người nghe được đều chê cười ông ngu si ngông cuồng, bởi vì khi đó Sào Cốc đã 73 tuổi rồi, đã già cả rồi, hơn nữa lại gầy yếu nhiều bệnh tật.

Sào Cốc đến nhà Tô Triệt, hai người ngày ngày đều có những chuyện nói không hết, họ cứ như thế bên nhau hơn 1 tháng. Một ngày, Sào Cốc nói với Tô Triệt rằng, ông chuẩn bị lên đường đi Hải Nam thăm Tô Thức.

Tô Triệt nghe vậy vội vàng khuyên Sào Cốc: “Hảo ý của huynh, đệ sẽ chuyển đến anh trai, nhưng từ đây đến Đam Châu (Hải Nam) xa mấy ngàn dặm, còn phải vượt biển, đây phải phải là điều mà người có tuổi như huynh có thể gánh chịu”.

Nhưng Sào Cốc trong tâm đã quyết rồi, ông kiên định nói: “Tôi tự thấy sẽ không chết sớm như vậy, ngài đừng ngăn cản tôi”.

Thấy không thể giữ Sào Cốc được, Tô Triệt bèn giúp Sào Cốc một ít tiền lộ phí, và lưu luyến tiễn ông lên đường.

Sào Cốc đi thuyền đến Tân Hội, không ngờ một chút tiền lộ phí ít ỏi duy nhất đó lại bị mất trộm. Sau này kẻ trộm bị bắt ở Tân Châu, Sào Cốc theo đến Tân Châu, nhưng không lâu sau thì chết ở đó.

Tô Triệt và Tô Thức nhận được tin Sào Cốc đã qua đời, thì khóc không thành tiếng.

Sào Cốc My Sơn vẫn tại thế

Tuy nhiên “Di kiên chí” lại có ghi chép khác về Sào Cốc: “39 năm sau, năm Thiệu Hưng thứ 8 thời Nam Tống (năm 1138), Sào Cốc vẫn sống ở nhân thế, như thế xem ra Sào Cốc cũng đã hơn trăm tuổi rồi”.

Thì ra Hồng Mại, tác giả của “Di kiên chí” có người cậu là Thẩm Thể Nhân, là bạn thân của Sào Cốc. Khi đó Sào Cốc sống ở huyện Vô Tích, Thẩm Thể Nhân cư trú ở thôn Cao, 2 nơi này cách nhau chừng 10 dặm. Thẩm Thể Nhân miêu tả vị Sào Cốc My Sơn này có diện mạo trông rất già, nhưng trên mặt lại không có nếp nhăn, hơn nữa mắt sáng như có thần, thích ăn thịt uống rượu, tửu lượng hơn người bình thường. Ông tự nói rằng, thuở trẻ từng có mối quan hệ qua lại với hai anh em Tô Đông Pha.

Mỗi lần Sào Cốc đến thăm Thẩm Thể Nhân, Thẩm Thể Nhân đều giữ ông ấy ở lại mấy ngày.

Sào Cốc nói với Thẩm Thể Nhân rằng, hồi Sào Cốc 30 tuổi, ông đã gặp một dị nhân, người đó nói rằng ông chỉ sống được 55 tuổi thôi. Sau đó dị nhân truyền thụ phương pháp bí truyền kéo dài tuổi thọ, và bảo ông ghi nhớ kỹ rằng đến tuổi nào gặp đại nạn gì, cùng thời gian và ngày tháng năm, bảo ông đến khi đó phải tránh trong phòng tĩnh, sau đó chiểu theo phương pháp bí truyền này, bước theo bắc đẩu, nằm ở sao khôi, thì sẽ tránh được kiếp nạn. Hơn nữa, cứ 15 năm thì sẽ có 1 lần đại kiếp nạn, sau khi trải qua 5 lần, nếu có thể sống đến 120 tuổi thì sẽ trường sinh bất tử.

Kiếp nạn lần đầu tiên, ngày đó Sào Cốc đang ở Đạo quán Thiên Khánh ở Túc Châu, ông mượn Đạo sĩ một căn phòng trống, sau đó làm theo lời dị nhân dạy, tuyệt thực 1 ngày, sau đó nói với mọi người rằng, ông muốn bế quan, không được quấy rầy.

Trời còn chưa tối, Sào Cốc đã nhìn thấy trong phòng xuất hiện quỷ, dường như đang truy bắt gì đó. Đến nửa đêm, quỷ đến ngày càng nhiều hơn, họ đến căn phòng, đi lại vòng quanh, thậm chí còn đi sát qua thân Sào Cốc, nhưng không thể nào phát hiện ra ông. Sào Cốc gặp quỷ, cũng không có cảm giác va phải chạm phải.

Những con quỷ này tức giận thét lên: “Người này nhất định ở trong phòng này, tại sao không thấy hắn đâu? Qua ngày hôm nay mà không bắt được hắn, thì chúng ta sẽ phải chịu tội, làm thế nào bây giờ?”

Cứ như thế ầm ĩ một đêm, đến hôm sau khi trời sáng mới yên tĩnh lại, Sào Cốc mới dám bước ra khỏi phòng. Sau lần đó, Sào Cốc đã trải qua 4 lần kiếp nạn, mỗi lần tình hình đại thể là giống như thế.

Đến ngày 21 tháng 11 năm đó, Sào Cốc lại đến ngày gặp kiếp nạn. Đầu tiên, ông cáo biệt những người thân quen, sau đó ông trở về nơi ông trú ngụ và đóng cửa lại. Nếu Sào Cốc vượt qua được lần này, thì chình là kiếp nạn lần thứ 5, thì sẽ không còn nguy hiểm tính mạng nữa.

Ba ngày sau, mọi người thấy Sào Cốc cứ đóng cửa không ra ngoài, bèn phá cửa vào, lúc này mới thấy Sào Cốc đã chết, trên mũi ông có một dấu ấn màu trắng.

Năm đó Tô Triệt viết “Sào Cốc Truyện” để cảm tạ và tưởng nhớ Sào Cốc, ông viết rằng, Sào Cốc chết ở Lĩnh Nam. Sự việc đó đến nay, mọi người rất khó tìm được nguyên nhân cái chết của Sào Cốc, nhưng điều duy nhất có thể chứng minh được là, trong lịch sử thực sự có vị kỳ nhân chân tình như thế này.

Thường Sơn Tử – Epoch Times
Trung Hòa biên dịch

Tài liệu tham khảo:

  1. Sào Cốc Truyện của Tô Triệt
  2. Thánh Tản Tử Tự của Tô Thức

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Viêm đa xoang mủ mãn tính – điều gì đã khiến tôi hồi sinh?

10/02/2023

Các Giáo sư, Tiến sỹ, nhà khoa học nói gì về Pháp Luân Công?

30/05/2018
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?