Logo Tiếng nói Hy vọng. (Được cung cấp bởi “Tiếng nói Hy vọng”)
Nếu bạn ở Trung Quốc ngày nay, nếu bạn có đài thu thanh sóng ngắn, bạn dò tìm qua tất cả các tần số, bạn có thể tìm thấy một hoặc thậm chí nhiều Tiếng nói Hy vọng. Đây là mạng lưới đài phát sóng Hải âu xé nát bức màn sắt, phá vỡ sự phong tỏa, và từ trên không tiếp cận xuống mặt đất.
Trần Quang Thành, một luật sư nhân quyền nổi tiếng đã trốn khỏi Trung Quốc vào năm 2012, hiện sống ở Washington, thủ đô của Hoa Kỳ. Về mạng lưới phát thanh sóng ngắn khắp Trung Quốc do Tiếng nói Hy vọng (Sound of Hope – SOH) tạo ra, ông nhớ lại rằng: “Hồi đó, tôi bị Đảng Cộng sản Trung Quốc giam trong nhà tù ở Sơn Đông. Mỗi tối khi đi ngủ, tôi lấy chiếc đài sóng ngắn giấu trong hộp sữa đậu nành ra, và nghe những thông tin chân thực của thế giới bên ngoài”.
Sau khi ra tù, ông vẫn bị quản thúc tại gia, ĐCSTQ cắt đứt mọi liên lạc của ông với thế giới bên ngoài, đài sóng ngắn vẫn là nguồn thông tin duy nhất mà ông có thể tiếp cận. Ông nói rằng Tiếng nói Hy vọng (Sound of Hope – SOH) là đài phát thanh sóng ngắn mà ông nghe thường xuyên nhất, và có tín hiệu rõ ràng nhất.
Cao Trí Thịnh, một luật sư nhân quyền nổi tiếng khác của Trung Quốc, đã phát động “Chiến dịch Ruy băng vàng nhân quyền Olympic” năm 2007, nhắm vào Thế vận hội Bắc Kinh năm. Khi đó, ông đã lái xe 1.100 km từ Bắc Kinh về quê hương Thiểm Tây, dọc đường ông được biết nhiều người đang nghe chương trình phát sóng sóng ngắn “Tiếng nói Hy vọng”. Khi một phóng viên hỏi ông ước tính có bao nhiêu người đang lắng nghe ở Trung Quốc. Ông nói: “Ít nhất là 20 triệu”.
Khi Trình Tường, cựu tổng biên tập tờ Văn Hối Báo của Hồng Kông, đến Đại Liên, ông rất ngạc nhiên khi thấy tín hiệu của Đài Tiếng nói Hy vọng có thể được nghe rõ ràng trong cộng đồng Đại Liên nơi ông cư trú.
Trên thực tế, kiểu phủ sóng này chính là sức mạnh của mạng lưới đài phát sóng Hải âu do Tiếng nói Hy vọng kiến lập. Đài phát sóng Hải âu dùng nhỏ chống lớn, dùng nhẹ chống nặng, và dùng chi phí cực thấp để hoàn thành hơn 100 đài phát thanh hướng vào Trung Quốc, một việc cần hàng tỷ đô la Mỹ mới có thể hoàn thành được, đã bao phủ 60% diện tích và 80% dân số của Trung Quốc.
Nếu bạn ở Trung Quốc ngày nay, nếu bạn có đài thu thanh sóng ngắn, bạn dò tìm qua tất cả các tần số, bạn có thể tìm thấy một hoặc thậm chí nhiều Tiếng nói Hy vọng. Đây là mạng lưới đài phát sóng Hải âu xé nát bức màn sắt, phá vỡ sự phong tỏa, và từ trên không tiếp cận xuống mặt đất.
Đúng là bây giờ mọi người đã quen với việc sử dụng điện thoại di động, máy tính và Internet, nhưng trong những thời kỳ đặc biệt, ĐCSTQ có thể tắt Internet, đàn áp bắt bớ giết người trên diện rộng, sau đó rửa sạch vết máu và mở lại Internet. Năm 2009, sau sự cố “ngày 5 tháng 7” ở Tân Cương, để duy trì sự ổn định, ĐCSTQ đã thực hiện ngắt kết nối mạng quy mô lớn ở Tân Cương trong 312 ngày mà không báo trước. Lúc này, tín hiệu của các đài phát sóng Hải âu từ bốn phương ‘bay’ đến, chính là tiếng nói mà mọi người cần nhất.
“Trên thực tế, trước chế độ độc tài lớn nhất thế giới hiện nay, chúng tôi duy trì một mạng lưới phát thanh sóng ngắn xung quanh Trung Quốc, để liên lạc với người dân Trung Quốc bất cứ lúc nào. Đặc biệt, nó đóng một vai trò không thể thay thế khi ĐCSTQ tắt Internet. Đây thực sự là một nhu cầu chiến lược. Nhu cầu này thực ra đáng lẽ phải được đáp ứng bởi các chính phủ hùng mạnh của phương Tây, nhưng giờ đây nó đã được đáp ứng bởi một đài phát thanh tư nhân như chúng tôi”.
Ông Tăng Dũng, Tổng Giám đốc của Tiếng nói Hy vọng (Sound of Hope), cho biết: “Sở dĩ chúng tôi làm được những việc này, là vì chúng tôi quan tâm đến Trung Quốc, và chúng tôi cũng đã tìm được nhiều đồng đạo quan tâm đến Trung Quốc. Mọi người đều sẵn sàng kiên trì vì một lý tưởng ‘mang lại Hy vọng cho người dân Trung Quốc’, nguyện ý bền lòng làm đến cùng, và cuối cùng, từ chỗ không có đường đi, đã bước đi thành con đường riêng của mình”.
Ông Tăng Dũng cũng cho biết: “Trên thực tế, sóng ngắn và phần mềm vượt tường lửa có tính bổ sung cao cho nhau. Khi vượt tường lửa bị chặn, đài sóng ngắn có thể cung cấp thông tin về cách tải xuống phần mềm vượt tường lửa mới, và nếu phần mềm vượt tường lửa hoạt động, thì sẽ tiếp tục nhắc nhở mọi gia đình Trung Quốc: Cần chuẩn bị sẵn một đài thu thanh sóng ngắn. Điều này tạo thành một vòng tuần hoàn củng cố lẫn nhau, và cung cấp cho Trung Quốc một kênh thông tin tự do ngày càng mở rộng. Bằng cách này, trong những trường hợp đặc biệt như đàn áp, dịch bệnh và phong tỏa, người dân có các kênh gần như không thể ngăn cản, để có được thông tin chân thực. Mạng lưới đài phát sóng Hải âu là một phần rất quan trọng trong kế hoạch này”.
“Năm nay đánh dấu kỷ niệm 20 năm ra mắt chương trình phát thanh sóng ngắn Tiếng nói Hy vọng. Đó là khoảng thời gian rất khó khăn, nhưng Tiếng nói Hy vọng đã vượt qua, và thành lập mạng lưới phát thanh sóng ngắn lớn nhất thế giới, thực hiện được vượt qua can nhiễu, điều mà cả thời kỳ Chiến tranh Lạnh trước đây không thể làm được. Quyết tâm hiện tại của chúng tôi là, để Tiếng nói Hy vọng được phát sóng tới Trung Quốc tiếp tục cho đến ngày ĐCSTQ sụp đổ, Trung Quốc nghênh đón tự do. Tuy nhiên, mạng phát thanh sóng ngắn mạnh mẽ này, vượt qua tất cả các đài phát thanh các quốc gia hiện tại, cần kinh phí để duy trì”.
Ông Tăng Dũng, Tổng Giám đốc của Tiếng nói Hy vọng, cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi kể công khai cho mọi người nghe câu chuyện của đài phát sóng Hải âu, bởi vì ngày nay, khi ĐCSTQ đang suy tàn, người dân đang phải đối mặt với sự phong tỏa thông tin chưa từng có. ĐCSTQ không chỉ là chế độ độc tài lớn nhất thế giới, bắt hơn một tỷ người Trung Quốc làm nô lệ, mà còn là thủ phạm chính đã mang đến sự tàn phá cho Hồng Kông, Đài Loan và toàn thế giới. Sứ mệnh chung của chúng ta là chấm dứt ĐCSTQ, giúp Trung Quốc giành lại tự do. Trong thời khắc lịch sử đặc biệt này, chúng tôi mời tất cả những nhân sĩ trong và ngoài nước gia nhập chúng tôi, tài trợ cho hoạt động và sự phát triển của mạng lưới đài phát sóng Hải âu”.
Ông Tăng Dũng cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh bất kỳ khoản quyên góp nhỏ nào, và chúng tôi cũng hoan nghênh các doanh nhân ủng hộ, quyên góp tiền cho mạng lưới đài phát sóng Hải âu, vì đây là việc đòi hỏi sự nỗ lực chung của mọi người thì mới có thể làm được tốt”.
Đài phát thanh Tiếng nói Hy vọng tuyên bố rằng, tên của tất cả những người hoặc công ty quyên góp hơn 10.000 đô la Mỹ sẽ được ghi vào “Sổ công lao mạng lưới đài phát sóng Hải âu”, sau khi ĐCSTQ sụp đổ, cổ công lao này sẽ được công bố ra thế giới.
Ông Tăng Dũng nói: “Chúng tôi mời các bạn đi với Tiếng nói Hy vọng, đi hết tận cùng của đêm đen, chứng kiến sự sụp đổ của ‘Bức tường Berlin Trung Quốc’. Chúng tôi mong rằng, sau khi ĐCSTQ tan rã, tất cả chúng ta đều có thể giống như Tổng thống Ba Lan Lech Walesa khi phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ, tự hào tuyên bố với thế giới: Mạng lưới đài phát sóng Hải âu đối với Trung Quốc, giống như mặt trời chiếu sáng trái đất, và hồi đó, chúng tôi là thành viên của nhóm đã xây dựng và hỗ trợ mạng lưới đài phát sóng Hải âu!”
(Còn tiếp)
Sử Thành – Epoch Times
Trung Hòa biên dịch
NTD Việt Nam