Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Lãng mạn mỹ lệ, thề chẳng đổi thay

Lãng mạn mỹ lệ, thề chẳng đổi thay

khaimokhaimo30/01/202370
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Nội dung
  1. Dùng vật gì để khắc cốt ghi tâm? Đôi vòng cổ tay
  2. Dùng vật gì kết ân tình? Dây đai ngọc bội
  3. Dùng vật gì an ủi khi biệt ly? Chiếc thoa đồi mồi
Click Đọc
 
 

Vòng ngọc thời Tống, cất giữ tại Bảo tàng Cố cung Quốc lập Đài Bắc. (Ảnh do Bảo tàng cung cấp)

Thời cổ đại, cả nam và nữ sử dụng khá nhiều loại trang sức, tuy nhiên chỉ một số vật được dùng làm tín vật “nguyện nước thề non”, giữ mãi bên mình suốt đời “nghìn năm giao kết đôi, non non nước nước không nguôi lời thề”.

Xem lại phần 1

Thời kỳ Tào Ngụy, quan Bí thư Phồn Khâm của Tào Tháo có viết một bài thơ thể loại nhạc phủ là “Định tình thi”. Nhờ phong cách độc đáo của mình mà nó được truyền tụng mãi đến tận ngày nay.

Bài thơ này có điểm đặc sắc, đó là trong thơ miêu tả lại các loại các dạng tín vật đính ước đời Hán. Chủng loại của chúng rất phong phú, khiến người ta bị hấp dẫn. Thông qua miêu tả trong thơ, người của ngàn năm sau có thể hiểu sơ lược về tín vật đính ước của phụ nữ thời Hán. Chúng ta hãy cùng điểm qua.

Dùng vật gì để khắc cốt ghi tâm? Đôi vòng cổ tay

“Hà dĩ trí khiết khoát; Nhiễu oản song khiêu thoát”

Dùng vật gì thể hiện thề nguyền sống chết? Chính là dùng đôi vòng đeo nơi cổ tay.

“Khiết khoát”, ý nghĩa bao hàm nỗi nhớ khi ly biệt, ước định sinh tử v.v…. “Khiêu thoát”, là một cách gọi khác của vòng đeo cổ tay.

Thời cổ, một phụ nữ tháo vòng đeo tay ra đưa cho ai thì chính là thể hiện có tình có nghĩa với người đó. Khi dùng làm tín vật đính ước, vòng cổ tay mang hàm ý gửi gắm: đời này đi theo người, không rời không bỏ.

Một phần bức tranh “Trâm hoa sĩ nữ đồ”, phụ nữ đeo nhiều vòng trang sức trên cổ tay. (Phạm vi công cộng)

Vòng ngọc thời Tống, cất giữ tại Bảo tàng Cố cung Quốc lập Đài Bắc. (Ảnh do Bảo tàng cung cấp)

Vòng cổ tay là trang sức quan trọng của phụ nữ. Đeo vòng cổ tay bằng vàng ngọc, ban đầu là đi vào làm mát tâm tỳ, sau đó dần dần lan tỏa ấm áp, từ từ dung hợp xong, vòng cổ tay chính như bản thân mình, trở thành một bộ phận của tâm linh. Quá trình quen biết giữa cô gái và người yêu, với việc đeo vòng cổ tay là cho cảm thụ rất giống nhau, cuối cùng trở thành ký ức đẹp nhất của cả đời mình.

Nói lên “khiêu thoát” còn có một giai thoại thú vị. Theo “Đường thi kỷ sự” ghi chép, có một ngày khi thiết triều, Đường Văn Tông Lý Ngang hỏi quần thần: “Trong thơ cổ có một câu là ‘Khinh sam sấn khiêu thoát’, các khanh biết ‘khiêu thoát’ là gì không?”

Quần thần nhìn nhau, nhất thời không trả lời được. Đường Văn Tông cười nói: “Khiêu thoát, chính là oản xuyến ngày nay đó”. Oản xuyến, là cách gọi vòng cổ tay của người thời Đường.

Tranh lụa “Vi kỳ cung nữ đồ”, được khai quật năm 1972 tại lăng mộ số 187 – nơi hợp táng của vợ chồng họ Trương – ở Turpan Astana. Trong tranh, trên tay phải người phụ nữ có mang một chiếc vòng cổ tay. (Phạm vi công cộng)

Dùng vật gì kết ân tình? Dây đai ngọc bội

“Hà dĩ kết ân tình; Mỹ ngọc chuế la anh”

Dùng vật gì để kết nối mối tình ân nghĩa của chúng ta? Chính là dùng dây đai ngọc bội.

Thời cổ, phụ nữ trước khi xuất giá, có một nghi thức, là người mẹ sẽ cho con gái may bội cân (khăn đính trang sức, ngọc bội), và kết la anh. La anh, là dây đai màu sắc rực rỡ mà cô dâu đeo bên hông khi xuất giá, lấy đó thể hiện người đã có nơi có chốn. May bội cân, kết la anh thể hiện cô gái sau khi gả về nhà chồng, cần chăm chỉ lo liệu việc nhà, phụng dưỡng cha mẹ chồng.

Ngọc có vị trí quan trọng tại Trung Quốc cổ đại. Thời cổ thường đem ngọc và quân tử sánh với nhau. Đá ngọc chịu mài giũa, rất nhuận, rất giống khí chất người xưa, cho nên từ trước đến nay quân tử vẫn coi ngọc là quý. Quân tử đeo ngọc, để nhắc nhở chính mình, lời nói hành vi phải tiết chế có chừng mực.

Phụ nữ si tình, để trói chặt người mình ái mộ, sẽ để anh ta đeo la anh, đeo ngọc. Tâm tình đan kết, tơ vương dệt nên lưới tình giữ lấy người yêu.

Dùng vật gì an ủi khi biệt ly? Chiếc thoa đồi mồi

“Hà dĩ úy li biệt; Nhĩ hậu đại mạo thoa”

Dùng vật gì an ủi khi ly biệt? Chính là dùng chiếc thoa đồi mồi cài sau đầu.

Con đồi mồi là một loại rùa biển, mai nó có màu sắc hoa văn sặc sỡ, có thể coi như một loại ngọc quý, cũng gọi là “hải kim”, là vật liệu chế tác trang sức, châu báu. Chiếc thoa đồi mồi nói đến trong bài thơ, là dùng phần rìa mép mai rùa biển mà chế thành, cho nên cũng gọi là “linh thoa”.

Thoa, là trang sức của phụ nữ, dùng để cài cố định tóc. Cho nên nếu như phụ nữ đem thoa cài đầu của mình đưa cho người đàn ông, là thể hiện nguyện ý cùng anh ta trở thành vợ chồng kết tóc xe tơ, đây chính là tín vật tình cảm thường gặp thời cổ.

Thời cổ, người yêu hoặc chồng phải đi xa, phụ nữ sẽ đem thoa trên đầu bẻ làm hai, một nửa đưa cho đối phương, một nửa giữ lại cho mình. Đợi đến ngày trùng phùng, lấy đó làm vật chứng.

Vòng cổ tay, ngọc bội, thoa đồi mồi… là những tín vật ước định đến từ “Định tình thi”, không chỉ đẹp đẽ lãng mạn, mà còn mang tình ý chân thành nồng thắm. Bất kể là tín vật nào, bất kể vật liệu gì, đều bày tỏ tình nghĩa chân thành tha thiết, tượng trưng vĩnh kết đồng tâm, hàm ý bách niên hảo hợp.

(Hết)

Tác giả: Đỗ Nhược – Epochtimes

Hữu Đức biên dịch

Bạn bình luận gì về tin này?


NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Mẹ tôi đã thoát khỏi máy chạy Thận nhờ tu luyện Đại Pháp

05/05/2016

Pháp Luân Công đã cứu một người từng là kẻ bất lương

19/12/2019
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?