Trang Tử. (Miền công cộng)
Con người trên thế gian muốn có được quyền lợi hay đạt thành tựu trong công danh sự nghiệp thì nhất định sẽ bị “khốn đốn” mà khổ não. Nhưng trong tâm mắt của một con người thế tục và một đắc Đạo, hàm nghĩa của hai từ “khốn đốn” này lại hoàn toàn không giống nhau.
Trang Tử và Huệ Tử
Khi Huệ Tử làm tể tướng cho Lương Huệ Vương ở thành Đại Lương kinh đô nước Ngụy (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam), Trang Tử muốn đến thăm Huệ Tử. Thế nhưng, có người lại âm thầm muốn phá hoại tình bạn của hai người, nên đặt điều thị phi trước mặt Huệ Tử rằng: “Trang Tử đến kinh đô nước Ngụy, trên danh nghĩa là muốn thăm ngài, nhưng thực chất là ông ta muốn đến thể hiện tài năng với Ngụy Vương, muốn thay ngài làm tể tướng nước Ngụy!”.
Huệ Tử lại tin vào những lời này, thầm nghĩ: “Trang Tử tài hoa hơn người, nếu muốn làm quan, thì thời nay có ai có thể so bì được với ông ta? Thế nhưng, Trang Tử là bạn tốt của mình, sao lại muốn thay thế vị trí của mình như vậy được?”
Trong lòng Huệ Tử chợt cảm thấy lo sợ, sau đó chuyển sang oán hận Trang Tử. Huệ Tử nghĩ rằng: “Ông bất nhân thì ta đừng trách bất nghĩa!”
Thế rồi Huệ Tử hạ lệnh cho quân lính trong thành Đại Lương truy bắt Trang Tử. Thế nhưng quân lính lục soát suốt ba ngày ba đêm, cũng không tìm thấy tung tích của Trang Tử.
Thực ra Trang Tử đã vào thành Đại Lương từ trước, nhưng bởi vì ông tài trí hơn người, những quân lính kia làm sao có thể tìm được ông? Thế nhưng đối với việc Huệ Tử dễ dàng bị người khác lừa gạt, Trang Tử cảm thấy vô cùng tức giận. Lúc này, mặc dù mong muốn vào phủ tể tướng để thăm Huệ Tử của đã không còn, nhưng nếu như không đến gặp, há chẳng phải sẽ để những kẻ tiểu nhân nói rằng Trang Tử có suy nghĩ muốn thay thế vị trí tể tướng sao.
Thế rồi, ngày hôm đó, Trang Tử đường hoàng đi vào phủ tể tướng. Lính gác vội vàng chạy vào bẩm báo, Huệ Tử miễn cưỡng ra ngoài tiếp đón, dẫn Trang Tử vào thư phòng. Trang Tử đùa cợt mà nói rằng: “Phía Nam có một loại chim gọi là uyên sồ (loại chim trong truyền thuyết, cùng loại với loan phượng), ông biết không? Nó thường bay giữa Biển Đông và Biển Bắc, trong một cuộc hành trình dài, không gặp phải cây ngô đồng nó sẽ không dừng lại, không phải trái cây tre nó sẽ không ăn, không phải là nước gợn sóng lăn tăn nó cũng sẽ không uống”.
Huệ Tử nghe xong biết rằng bản thân mình đã trách lầm Trang Tử, trên mặt đã hiện ra nét hổ thẹn. Nhưng Trang Tử cũng không quan tâm đến thể diện của Huệ Tử, ông biết rằng những người xem trọng chức vị đều có thói quen đố kị với người tài. Vì vậy ông tiếp tục dùng giọng điệu chế giễu, châm biếm nói rằng: “Một ngày nọ, một con cú bắt được một con chuột chết thối rữa, khi uyên sồ vừa vặn bay qua không trung, cú nghĩ rằng nó muốn cướp thức ăn của mình, lại phát ra một tiếng tức giận: ‘suỵt’ để xua đuổi. Giờ đây, ông cũng muốn dùng vị trí tể tướng Lương quốc đe dọa tôi sao?”.
Lúc này Huệ Tử càng thấy hổ thẹn vì bản thân tin vào lời nói của kẻ tiểu nhân, cũng trách bản thân đã lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử, vô cùng hối hận việc mình đã xem trọng danh lợi đến mức không quan tâm đến tình bạn cao quý của hai người. Thế rồi Huệ Tử nhanh chóng nhận lỗi với Trang Tử, xin ông tha thứ. Trang Tử thấy Huệ Tử đã toát cả mồ, dùng thái độ chân thành để xin lỗi nên ông cũng bỏ qua chuyện này.
Thái độ quan sát và đánh giá sự vật hiện tượng xung quanh của Trang Tử vô cùng cẩn thận và tinh tế. Đối với chế độ chính trị đương thời, đánh giá của ông cũng rất sâu sắc, thậm chí có thể nói là nghiêm khắc. Nhưng trong cuộc sống thường ngày, ông lại rất tùy ý, thường không chú ý đến việc ăn mặc và diện mạo bên ngoài của bản thân.
Trang Tử và Ngụy Vương
Có một lần, ông mặc một bộ quần áo bằng vải thô đã vá lỗ chỗ, chân mang một đôi giày rách buộc bằng dây gia đến yết kiến Ngụy Vương. Ngụy Vương nhìn thấy cách ăn mặc kỳ lạ này của Trang Tử, cho rằng ông nhất định có dụng ý gì khác nên nói rằng: “Tiên sinh, có chuyện gì mà ngài lại khốn đốn như vậy?”
Hai từ “mệt nhọc” đã được Ngụy Vương cân nhắc sử dụng bởi vì ông cũng sợ dùng từ không đúng sẽ làm mất lòng Trang Tử gây ra kết quả không tốt. Không ngờ Trang Tử cũng không nể mặt Ngụy Vương, lập tức sửa lại rằng: “Là bần cùng, không phải là khốn đốn!”.
Trong tâm ông nghĩ rằng: “Làm việc chăm chỉ mà không đạt được kết quả mới gọi là khốn đốn, mình không có truy cầu lợi dục ở thế gian, làm sao có thể gọi là khốn đốn được?”
Vì vậy, ông nói: “Kẻ đọc sách có đạo đức lý tưởng mà không được thực hành mới thực là khốn đốn. Quần áo rách, giày rách, đó gọi là bần cùng, không được gọi là khốn đốn”.
Khốn đốn là sinh không ra không gặp thời. Nếu con người có truy cầu và dục vọng, trong cuộc sống không ngừng phấn đấu, đó là điều không dễ dàng gì. Vì vậy, Trang Tử lại đàm luận với Ngụy Vương về triết lý của mình. Trang Tử nói: “Đại vương chắc chưa từng nhìn thấy vượn nhảy nhót? Chúng leo trèo nhảy nhót trên những cây lớn như trinh nam, cây tử, cây sồi và cây chương… Chúng vin cành, đùa nghịch thoải mái, ngay cả những tay thiện xạ như Phùng Mông, Hậu Nghệ cũng phải bó tay. Nhưng nếu cho chúng trong gai như chá, gai, chỉ, củ… thì chúng buộc phải cẩn thận, không dám nhảy nhót lung tung. Đấy chẳng phải là vì chúng không nhanh nhẹn, mà là khi ở vào tình thế bất lợi thì rất khó trổ tài năng”.
Trang Tử đã thức tỉnh Ngụy Vương rằng: “Thời kỳ Chiến Quốc phân tranh, hiện tại là thời kỳ của hôn quân loạn tướng, làm sao có thể không khốn đốn? Tỷ Can bị moi tim chẳng phải là một minh chứng rất rõ ràng sao?”.
Con người trên thế gian muốn có được quyền lợi hay đạt thành tựu trong công danh sự nghiệp thì nhất định sẽ bị “khốn đốn” mà khổ não. Nhưng trong tâm mắt của một con người thế tục và một đắc Đạo, hàm nghĩa của hai từ “khốn đốn” này lại hoàn toàn không giống nhau.
Epoch Times Hong Kong, chuyển tải từ Tân Sinh
Đức Nhân biên dịch
Bạn bình luận gì về tin này?
NTD Việt Nam