Thương Thang 3 lần nhường ngôi vị, khiến 3000 chư hầu kính phục. Chân dung Thương Thang – Tranh thời Càn Long . miền công cộng.
3000 năm trước, một vị quân vương có lòng nhân từ “lưới mở 3 mặt”. Vị quân vương có đạo đức cao thượng như vậy là ai?
Câu thành ngữ “Võng khai nhất diện” (Lưới mở 1 mặt) dùng để ví 1 người khoan dung đại lượng nhân hậu, đối xử khoan dung đối với người phạm lỗi. Thế thì câu “Võng khai tam diện” (Lưới mở 3 mặt) thì ở cảnh giới như thế nào?
Câu chuyện “Lưới mở 3 mặt”
Sử Ký – Ân Bản Kỷ có ghi chép rằng, Thương Thang khi còn chưa làm quân vương, một lần ông ra cánh đồng, thấy có người chăng lưới 4 phía để bắt chim thú. Ông nghe thấy người đó lẩm nhẩm niệm lời cầu nguyện rằng: “Cầu cho chim thú từ bốn phương tám hướng đều vào lưới của tôi”.
Thương Thang nghe thấy thế thì trong lòng thương xót, lập tức nói: “Ái chà, thế này là muốn bắt hết giết sạch rồi”.
Thế là ông bảo người đó “Lưới mở 3 mặt”, chỉ để lại một phía chăng lưới. Sau đó Thương Thang cầu nguyện rằng: “Chim thú muốn đi bên trái thì hãy đi bên trái, muốn đi bên phải thì hãy đi bên phải, không muốn sống nữa thì hãy chui vào lưới”.
Sau này, các chư hầu nghe được câu chuyện này, đều bày tỏ: “Cảnh giới đạo đức của ông Thang thực sự là đã cao đến cực điểm rồi, nhân đức của ông trải rộng đến cả loài chim thú”.
Thương Thang dạy người ta khi đi săn bắt thì “Lưới mở 3 mặt”, chỉ kiếm thức ăn đủ để duy trì sinh mệnh. Việc này đã thể hiện rõ tấm lòng của ông coi người dân như ruột thịt, con động vật như đồng loại. Tuy nhiên, đạo đức, tình cảm cao quý của ông, không chỉ biểu hiện ở trường hợp “Lưới mở 3 mặt” này, mà còn thể hiện rõ ở rất nhiều phương diện khác, khiến 3000 chư hầu đều kính phục.
Những năm cuối triều Hạ, Hạ Kiệt thường ví mình với mặt trời. Trong dân gian có lưu truyền câu nói rằng “Khi nào ngươi chết, ta sẽ chết cùng ngươi”.
Thông Giám Ngoại Kỷ của Lưu Thứ triều Bắc Tông có ghi chép rằng, Hạ Kiệt xa hoa ham muốn cùng cực, vắt kiệt tài sản của người dân: “Kiệt xây dựng Dao Đài, vắt kiệt sức lực người dân, vắt kiệt tài sản của dân. Xây dựng hồ rượu, thỏa sức phóng túng hành lạc, một hồi trống 3000 người vục đầu xuống hồ uống rượu như trâu uống nước”.
Hạ Kiệt thực hiện chính sách thất đước, người dân khắp nơi phẫn nộ, lòng người sinh biến. Cuối cùng, Hạ Kiệt bị Thành Thanh đánh bại ở Minh Điều. Khi đó, Thành Thang lại không giết chết Hạ Kiệt. Thành Thang nói với Hạ Kiệt rằng: “Thần sẽ giúp quân vương khôi phục đạo đức, phục hồi nhân tâm trong sáng”.
Hạ Kiệt nói với Thành Thang rằng: “Quốc gia sở dĩ trở thành quốc gia, là vì có gia đình. Gia đình sở dĩ trở thành gia đình, là vì trong nhà có người. Hiện nay, quốc gia đã không có gia đình rồi, đã không có người dân rồi, mà ông đã có người dân, thì đó là quốc gia của ông”.
Thương Thang trả lời: “Không phải vậy. Đế vương cổ đại coi trọng đạo đức, khai sáng cho người dân. Ngày nay quân chủ đã phá hoại đạo đức, làm bại hoại chính trị, quần thần và bách tính cảm thấy mê hoặc. Thần sẽ vì quân vương khôi phục đạo đức, phục hồi nhân tâm trong sáng”.
Có người tìm đến Hạ Kiệt, nói với ông ta rằng: “Quân chủ, Thương Thang nhường đất Hào, cứu tế đạo đức suy tàn bại hoại của người dân, việc gì phải thay đổi quân chủ?”
Thế là Hạ Kiệt và 500 người ủng hộ ông ta di chuyển 1000 dặm về phía Nam, đến đất Bất Tề định cư. Kết quả, người dân Bất Tề tới tấp chạy đến Trung Dã, nơi Thành Thang cư trú.
Hạ Kiệt lại lần nữa nói với Thành Thang rằng: “Quốc gia này là của ông rồi”.
Thành Thang trả lời rằng: “Không phải vậy. Thần sẽ vì quân chủ phục hưng đạo đức, khôi phục nhân tâm trong sáng”.
Thế là Hạ Kiệt và 500 người ủng hộ ông ta lại di chuyển đến nước Lỗ. Khi đó, người dân nước Lỗ cũng tới tấp chuyển đến nơi ở của Thành Thang.
Hạ Kiệt lại lần nữa nói với Thành Thang rằng: “Quốc gia là thuộc sở hữu của ông rồi, tôi không còn ở trong đó nữa. Nếu mọi người có nhìn nhận, có ngôn luận, cho rằng cách làm của tôi là đúng, thì lúc đó tôi sẽ trở lại”.
Thương Thang trả lời rằng: “Đây là nhân tài của quân chủ, là bách tính của quân chủ. Ngài ủy thác họ cho ai?”
Nhưng Thành Thang không thể nào ngăn cản được, Hạ Kiệt đã ra đi. Cuối cùng, Thành Thang nói: “Vậy thì những ai nguyện đi theo ngài, thì hãy đi theo ngài đi”.
Hạ Kiệt và 500 người ủng hộ ông ta di chuyển đến Nam Sào (thành phố Sào Hồ, tỉnh An Huy ngày nay) để định cư. Không lâu sau, Hạ Kiệt bị bệnh và chết ở nơi đó.
3 lần nhường ngôi vị Thiên tử cho 3000 chư hầu
Sau này, 3000 chư hầu hội tụ ở đất Hào (thuộc địa phận Lạc Dương ngày nay), suy tôn Thương Thang lên ngôi. Thương Thang cầm ấn ngọc tỷ của Thiên tử, đặt phía bên trái trên bàn của Thiên tử, sau đó lại lần nữa khom người, lui về vị trí của chư hầu.
Thương Thang nói với 3000 chư hầu rằng: “Đây là vị trí của Thiên tử, người có đạo đức thì có thể ngồi ở đây. Thiên hạ không thuộc về một gia tộc, thiên hạ là thuộc về người có Đạo. Chỉ người có đạo đức thì mới có thể trị sửa, mới có thể ngồi ở vị trí này lâu dài được”.
Các chư hầu suy tôn Thành Thang lên ngôi. Thành Thang 3 lần từ chối, nhường ngôi vị. Tuy nhiên, các chư hầu có mặt ở đó, không ai dám ngôi lên vị trị của Thiên tử. Cuối cùng, Thương Thang mới đồng ý lên ngôi Thiên tử.
Thương Thang – Thiên tử khai quốc triều Thương, tôn sùng đạo đức, lưới mở 3 mặt, coi người dân như ruột thịt, coi động vật như đồng loại. Đức hạnh cực cao của ông đã lưu lại một mẫu mực rất lâu dài cho các thế hệ sau về việc làm chính trị.
Nguồn tư liệu: “Sử Ký – Ân bản kỷ”; “Dật Chu thư – Ân chúc giải”
Duẫn Gia Huy – Epoch Times
Trung Hòa biên dịch
NTD Việt Nam