[ChanhKien.org]
2. Thời kỳ Trụ: là thời kỳ lễ nhạc trị thiên hạ, con người Tôn sùng Thiên đạo, tín Thần, thờ phụng Trời đất tổ tiên (nhà Hạ, Thương, Tây Chu)
Nói đến triều đại nhà Hạ, do không có nhiều văn vật xuất hiện, những văn tự ghi chép cũng hầu như rất ít thấy, nên con người hiện nay còn nghi ngờ tính chân thực về sự tồn tại của nhà Hạ. Mãi cho đến triều đại nhà Thương mới xuất hiện một lượng lớn những khí cụ bằng đồng thau chủ yếu dùng trong việc tế lễ và các mảnh giáp cốt xương để dùng trong bói toán, vì sao lại như vậy? Bởi vì nhà Hạ kế thừa Nghiêu, Thuấn, Vũ, họ tin vào Thần, kính ngưỡng Trời, trong tâm thực sự thành kính, ngôn hành trong cuộc sống thực hành theo giáo huấn của Thần, nên không cần mượn vật hữu hình bên ngoài để thể hiện sự tín Thần. Vì vậy ngày nay rất khó tìm được các văn vật của nhà Hạ, bởi vì họ hoàn toàn không có nhu cầu thể hiện về phương diện này, do họ là những người vừa mới qua giai đoạn Ngũ Đế chưa xa lắm nên thiên tính của họ còn được bảo lưu rất tốt.
Từ khởi nguyên hỗn mang lúc sáng thế đến thời nhà Hạ, thiên hạ tương đối bình thuận, thế gian cũng tương đối ổn định. Thần tính của con người tự nhiên hiển hiện ra như mùa xuân rực rỡ, với hoa lá xanh tươi đầy khắp trên núi sông đại địa, khắp nơi tràn đầy sự sống sinh cơ, ánh sáng mùa xuân rạng rỡ, tiếng chim hót mùi hoa thơm, người và vật gắn kết và hòa hợp với nhau, tình cảm và sự yên bình tỏa ra. Có thể nói, đó là một thời đại vinh quang của văn minh Thần tính, là thời đại toàn thịnh của văn minh Thần tính.
Khi đến thời nhà Thương đã có những sự khác biệt, họ bắt đầu chú trọng đến con người, điều này được thể hiện một cách trực tiếp qua việc thờ cúng tổ tiên. Con người ngày nay có thể cho rằng điều đó không có gì không thỏa đáng, nhưng những người tu luyện chân chính đều biết rằng đó là sự chấp trước đối với tình thân, có một cái tâm chấp trước như vậy thì khó mà có thể khởi phần “Thần” lên, mặc dù vẫn tin vào Thần sâu sắc nhưng không có triển hiện Thần tích phổ biến nữa, vì vậy, người ta cần sử dụng phương pháp bói toán cầu Thần vấn Thần, điều này chẳng phải là Thần tính của con người đang thoái hóa rồi sao? Vì họ cần sử dụng các vật bên ngoài để bù đắp sự thiếu hụt Thần tính bên trong của con người, nên dẫn đến sự xuất hiện của chữ Giáp cốt (chữ viết trên xương), đồ ngọc, đồ đồng, dụng cụ lễ cúng, nhạc cụ, tửu khí (các thứ đồ đựng rượu như bình, chén…) v.v., đến thời kỳ vua Trụ trong triều đại nhà Thương, ngay cả đến hình phạt Bào Lạc (buộc người vào cột sắt nung đỏ) cũng đã xuất hiện, điều này không phải là Đạo trị thiên hạ, mà là bạo trị thiên hạ (cai quản thiên hạ bằng bạo lực), kết quả là vua Trụ cũng đã tự thiêu và mất đi thiên hạ.
Nhà Chu là một triều đại có lễ và nhạc rất phát triển, con người đã không thể hoàn toàn tự nội tâm mà tịnh hóa và quy chính mình nữa, mà cần sử dụng phương pháp nghi lễ và âm nhạc bên ngoài để điều hòa những thiếu hụt trong nội tâm, điều này được gọi là lễ nhạc trị thiên hạ. Việc này được Khổng Tử đời sau ngợi ca là đạo trường tồn không dứt, là vì Khổng tử không hiểu biết nhiều về Đạo, Lão Tử là người mới đến thế gian để truyền Đạo khiến con người có thể tu luyện xuất thế, còn sứ mệnh của Khổng Tử là truyền dạy con người làm thế nào để trở thành một bậc chính nhân quân tử nhân nghĩa với con người. Điều này nói lên rằng thời đại của Khổng Tử sau này, con người muốn làm một người tốt thì đã không hề dễ dàng, càng khó nói đến việc tu luyện chân chính như những người thời thượng cổ. Điều này là do trong quá trình lịch sử, Thần tính của con người đã dần dần bị thoái hóa.
Vì sao nói nhà Hạ, Thương, Tây Chu là thời thịnh thế của tinh thần?
Mọi người đã biết rằng trong ba triều đại này, cuộc sống sinh hoạt từ vua quan ở trên cho đến dân chúng ở dưới đều là triển khai xoay quanh Thần và cuộc sống tinh thần, vô luận là biểu hiện tự nhiên vô vi vui ở trong Đạo của người Hạ, hay trong biểu hiện tế lễ tổ tiên, lễ nhạc trị thiên hạ của nhà Thương nhà Chu, tất cả đều không phải vì sự truy cầu hưởng thụ của cá nhân con người, mà là biểu hiện kính Trời, tín Thần, tu thân và vui với Đạo, cùng với Thiên địa và Thần linh. Vì vậy, các triều đại này tương đối hòa bình không sóng gió, ngay cả với cuộc chiến tranh ở những năm cuối (ví dụ như cuộc phạt Trụ vương) cũng là cuộc chiến tranh chính nghĩa thay Trời hành đạo, ít có chiến tranh với mục đích tranh giành lợi ích như ở đời sau. Đây là điều hiếm có trong lịch sử văn minh Trung Hoa. Chỉ với ba triều đại này đã kéo dài hơn một ngàn năm, cho thấy tính trọng yếu của tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức của con người!
Thái Cực, Chu Dịch, Ngũ Hành, Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư từ thượng cổ đã truyền thừa lại trong thời kỳ này đều là những thứ có nội dung liên quan mật thiết với tu luyện, đến cả thiên can địa chi cũng là một loại biểu đạt của con người thời đó với vận số của Thiên Đạo. Hậu nhân vì bị thất truyền, nên không liễu giải được nội hàm chân chính có liên quan đến tu luyện trong đó, nên đã lấy chúng biến thành những thứ tiểu năng tiểu thuật giản đơn như dự báo, bói toán, toán mệnh. Kỳ thực đó có thể là nội dung khoa học của Thiên thư đại Đạo chân chính của thời kỳ ấy, tại thời ấy mối quan tâm chủ yếu nhất của con người không phải là tranh giành thế gian, mà là sự hợp nhất của tâm tính với Thần và Thiên Đạo.
Thời thịnh thế tinh thần của triều Hạ không lưu lại nhiều bằng chứng vật chất của sự tín Thần, đức tin Thần của họ trực tiếp từ trong tâm, nhất ngôn nhất hành nhất tư nhất niệm trong cuộc sống thường ngày đều trực tiếp hoặc gián tiếp chứng thực sự tồn tại của Thần và tính chân thực bất hư của Thiên Đạo, loại chính tín tương thông giữa người với Thần này là nội tại, là điều hoàn toàn không cần dùng tới phương thức vật chất hữu hình bên ngoài để thể hiện, biểu đạt và ghi chép, cũng chính là dùng vật cũng hoàn toàn không có cách nào biểu đạt được, người tu luyện chân chính là không có tư tưởng của người thường vậy. Điểm này chính là chỗ mà con người sống trong những ham muốn hưởng thụ vất của chất của ngày nay khó lý giải được.
3. Thời kỳ Hoại: Bách gia tranh minh, tư tưởng của con người bắt đầu lệch khỏi Thiên đạo và Thần trên phạm vi lớn, là thời kỳ nhân văn Nho, Phật và Đạo cùng tồn tại giáo hóa con người thế gian (nhà Tây Chu, Xuân Thu, Chiến Quốc, Tần, Hán đến Đường, Tống, Nguyên)
Sự xuất hiện của học thuyết Nho và Đạo là con đường Thần vãn cứu con người khi Thần tính của người tiêu mất. Nhưng sự trượt dốc của con người cũng không vì thế mà dừng lại.
Trước hết chúng ta cần có một hiểu biết nhất định về 罒 (mục, con mắt nằm ngang), như thế sẽ có nhận thức mới về câu nói “bách gia tranh bá”. Người đời sau đã tán tụng nhiều về điều này, cho rằng đó là đại bạo phát, đại phát triển trong tư tưởng của văn minh Trung Hoa, là bước tiến bộ của văn minh. Nhưng mà nếu ly khai khỏi pháp lý của vũ trụ, thì những gì mà bách gia chư tử nói chẳng phải đều là lời nói một phía, là hiểu biết nông cạn sao? Chẳng phải đều là lý của con người sao? Lý của con người có thể khiến cho con người phản hồi trở về với Thần không? Ngoài Lão Tử thì còn có mấy người kêu gọi con người thế gian hồi quy trở về với Thần? Ngoài Khổng Tử thì còn có mấy ai kêu gọi người thế gian hồi quy về quân tử chính đạo nữa?
Chính bởi không có chính tín đối với Thần mà không đắc được sự gia trì bảo hộ và điểm hóa của Thần, nên con người mới phải tự đi tìm con đường giải thoát cho mình! Những cái gọi là lối thoát này sẽ đưa con người đến đâu? Lịch sử ắt sẽ đưa ra câu giải đáp và chứng nghiệm cuối cùng về điều này.
Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, các học thuyết của bách gia chư tử nổi nên, những kẻ sỹ miệng lưỡi và thao lược đã bôn tẩu giữa các nước, những thủ thuật gian dối lại được nói thành học thuyết rồi viết thành sách, chính diện bước lên vũ đài và truyền bá rộng rãi, hợp tung liên hoành, liệt quốc phân tranh, nhưng dù có mỹ miều đến đâu thì cũng chỉ là toan tính tranh đấu vì danh vì lợi, nó cách với Thần quá xa! Chính vì tà kiến làm loạn thế gian, cho nên đã định rằng đây là một thời đại phân liệt mà lại hỗn loạn, vì thế mới gọi là “Xuân Thu vô nghĩa chiến” (tức thời Xuân Thu không có cuộc chiến tranh chính nghĩa). Trong tà kiến như vậy mà Khổng Tử còn hy vọng con người đứng trên quan niệm nhân-nghĩa-lễ-trí-tín, có thể thấy là khó khăn tới mức nào. Còn với sách Đạo Đức Kinh 5000 chữ của Lão Tử, con người muốn tu Đạo thì lại càng khó khăn hơn nhiều.
Xuân Thu Chiến Quốc là cột mốc đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ Thần tính trong văn minh Trung Hoa và mở màn cho thời kỳ nhân tính, đánh dấu quá trình phản đảo âm dương trong chiều dài lịch sử 5000 năm, là thời kỳ từ Thần chuyển sang người. Văn minh Trung Hoa từ giai đoạn thăng hoa với Thần tính làm chủ đạo bước sang thời kỳ thịnh vượng của nhà Hạ, Thương, đến nhà Chu là bắt đầu tiến vào quá trình hủy diệt Thần tính. Nó vừa đúng vào vị trí mạt của dương, vị trí thứ 9 trong Biểu đồ bánh xe lịch sử Trung Quốc 5000 năm (trên biểu đồ là giữa thời kỳ Xuân Thu và Thời kỳ Chiến Quốc). Thời điểm này là điểm giữa (đi hết một nửa) đại chu kỳ luân hồi 5000 năm, theo sau đó thì nhân tố “tình” và nhân tố “tư” trong nhân tính cũng bắt đầu hiển lộ xuất ra trong văn hóa nhân loại, Đại Tần cũng theo cách đó mở ra nửa sau văn minh 2000 năm Trung Hoa trong chu kỳ 5000 năm ấy, con người bắt đầu vô Pháp vô Thiên, xưng vương xung bá, âm dương đảo chiều, trên thực tế là bắt đầu quá trình nghịch Thiên nhi hành mà đi xuống trong Lạc Thư.
Từ Biểu đồ bánh xe lịch sử Trung Quốc 5000 năm có thể nhìn thấy, từ thời Chiến Quốc là bắt đầu xoay chuyển hạ xuống dưới. 2500 năm trước đó là quá trình thăng lên, còn 2500 năm sau là quá trình giáng hạ, tổng cộng là 5000 năm thăng và giáng mà chúng ta vẫn nói.
Từ thời nhà Chu bắt đầu có sự phân chia giữa Đông và Tây, Đông Chu còn phân thành Xuân Thu và Chiến Quốc, tranh giành xưng bá, nhòm ngó Trung Nguyên, thiên hạ khắp nơi đầy bụi trần và khói lửa. Lại còn có Tây Hán và Đông Hán, tam quốc và lưỡng Tấn (Đông Tấn và Tây Tấn), Nam Bắc triều, Ngũ đại thập quốc, Nam Bắc Tống, tam phiên nhà Thanh, cho đến khi quân Trung Hoa Dân Quốc chặn đứng cuộc hỗn chiến. Mâu thuẫn, phân ly, loạn chiến, đấu tranh vì quyền lực, đấu tranh vì lợi ích là những hiện tượng thường thấy trong quá trình lịch sử này. Tất cả những thứ oai môn tà đạo của hậu thế thì hầu hết đều có thể tìm thấy khởi nguồn tư tưởng của nó trong thời đại Xuân Thu Chiến Quốc. Các nhân vật của phái pháp gia (là phái dựa vào pháp luật để trị dân chứ không phải dùng đức) như Hàn Phi, Thương Ưởng, Lý Tư đều bị chết thảm khốc do chính những tạo tác của mình, không biết có phải là do sự báo ứng không? Còn tư tưởng khí – vật của phái Mặc Gia cũng chẳng phải là mở đầu cho cuồng vọng “nhân định thắng Thiên” ư?
Khi tư tưởng vị kỷ chính của con người được đắc chí thỏa mãn thì chính là lúc con người đã phản bội lại Thần, là khi con người “phản Thiên Đạo mà hành”, vậy đó chính là lúc con người phạm tội đối với Thần rồi.
Làm ngược lại dự định ban đầu của Thần Sáng Thế thì sẽ không được Thần thừa nhận. Tiếp theo chính là xuất hiện thiên tượng Đại Tần thống nhất 6 nước, trên hình thức bề mặt là làm kết thúc sự phân tranh và phân tách, thống nhất về tiền tệ và tiêu chuẩn đo lường, sách đồng văn, xe đồng kích cỡ trục. Nói cách khác, từ đó thế gian con người đã có tiêu chuẩn hành vi cơ bản về nhân tính, mà 2500 năm trước là lấy Thần tính làm tiêu chuẩn để yêu cầu con người, đây là sự khác nhau căn bản nhất trong lịch sử của 2 giai đoạn 2500 năm văn minh này. Chữ Giáp Cốt Văn và chữ Đại Triện được dùng ở lục quốc (6 nước thời Chiến Quốc gồm Sở, Tề, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy) cho đến chữ Tiểu Triện do Lý Tư thời Đại Tần sáng tạo, thì hình dáng nét bút phần lớn đều là tròn trịa, hình tượng mộc mạc mà triển hiện ra, qua đó có thể nhìn thấy và cảm nhận được tâm hồn của con người từ trong đó, hầu như không thấy sự kiểu cách và giả tạo gì, khiến cho Thần tính của con người nhẹ nhàng trong sáng, ngay thẳng, cảm giác mới mẻ. Tâm hồn và vật chất là nhất thể, điều này là do Thần tính của con người thời đó hòa hợp với Thiên đạo không phân khai, từ đó đã thể hiện đặc điểm viên dung tự nhiên với Thiên Đạo. Sau thời chữ Tiểu Triện thì tự thể (hình dáng của chữ) dần biến thành vuông vức hơn.
Tư tưởng và tinh thần của con người từ trong phân loạn mà hồi quy về chính thống, nó đánh dấu bởi việc nhà Đại Hán “loại bỏ bách gia, chỉ độc tôn Nho thuật”. Trong quá trình này đã thiết lập lại quan hệ giữa người với Trời cũng chính là quan hệ giữa nhân và Thần, hoàng đế là “Thiên tử” đại diện Trời mà hành Đạo, lấy nhân nghĩa lễ trí tín để xác lập nội hàm của người quân tử nghĩa nhân, từ đó chính thức bắt đầu quá trình lịch sử của thời đại nhân văn. Tuy tầng thứ của nhân tính không thể cao bằng Thần tính, nhưng dù sao cũng kế thừa từ Thần tính, là tương thông với Thần tính, là phù hợp với yêu cầu của Thần với con người. Từ đây, con người bắt đầu thoát ly khỏi bàn tay của Thần, mà sống độc lập tự chủ tại thế gian.
Đạo đức đang trượt dốc, nhưng không vì thế mà việc tu luyện bị tiêu mất. Trung Hoa đại địa ngoài Nho và Đạo là 2 tôn giáo bản địa, còn có Phật Pháp do Thích Ca Mâu Ni từ Ấn Độ truyền đến. Sự khai truyền của Nho Thích Đạo là lý do thật sự khiến cho thời đại này có thể duy trì tiếp tục, để có cơ hội xuất hiện nhà Đại Đường thịnh thế nhân văn, tam giáo đã khiến con người bảo lưu được truyền thống kính Trời tín Thần trong tư tưởng, khiến cho phẩm chất đạo đức của con người có thể tự ước chế mà không bị đi đến băng hoại quá nhanh. Các kinh điển, thư tịch, miếu đường, Đạo quán, tháp Phật, tượng khắc trên vách núi đá, bích họa, hang đá, điển lễ Phật, đạo tràng làm Pháp sự và giảng kinh thuyết Pháp, đền thờ tổ tiên trong gia đình và bài vị thờ “Thiên-Địa-Quân-Thân-Sư” của tam giáo Nho Thích Đạo xuất hiện khắp mọi nơi của núi non, sông suối trên đại địa Trung Hoa. Tín Thần đã trở thành một ý thức và tập quán phổ biến xã hội trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người thế gian. Đây chính là quá trình từ Thần tính đến nhân tính, vật tính. Vì thế thời kỳ này chính là thời kỳ bộc phát, xuất hiện, lưu lại nhiều di vật văn hóa.
Rất nhiều cao tăng Phật và Đạo, người tu Đạo, các cư sỹ, văn nhân mặc khách đã lưu lại rất nhiều câu chuyện có liên quan đến tu luyện và các thần tích, điển cố đi thỉnh kinh đã trực tiếp phản ánh trạng thái chân thực của con người thời kỳ này đối với tín ngưỡng Thần Phật, cũng trở thành nội dung giáo hóa phổ biến mà người dân thông thường đều đã quen thuộc. Những tọa tượng hàng trăm năm, hàng nghìn năm mà nhục thân bất mục, đã trở thành những bằng chứng chân thực mà ngày nay chúng ta vẫn có thể nhìn thấy (ở núi Võ Đang và chùa Nam Hoa còn lưu tồn lại những người tu luyện mà nhục thân bất mục). Chính tiếng chuông sớm trống chiều của tam giáo đã thức tỉnh con người cần thuận theo quy luật sinh hoạt tự nhiên của Thiên Đạo, đi làm khi mặt trời mọc, nghỉ ngơi khi mặt trời lặn, nam thì cày ruộng nữ thì dệt vải, tiếng gà gáy tiếng chó sủa, làn khói bếp lúc hoàng hôn tạo nên bức tranh tràn đầy hơi thở của cuộc sống thanh khiết mộc mạc. Sự truyền thừa tinh thần của Thần tính bất diệt này, sự kiên định thủ giữ tư tưởng để làm người chính thống, sự thực hành cách làm người theo chính nhân quân tử, tư tưởng sùng Đạo thượng Phật tuân theo về Thiên địa mới là nguyên nhân căn bản làm cho văn minh Trung Hoa có thể duy trì hơn nghìn năm sau đó.
Trong thời đại này hầu như không thấy sự can thiệp quy mô lớn của quyền lực thế tục đối với văn hóa, không có xuất hiện cơ quan quản lý văn hóa quy mô lớn của nhà cầm quyền, việc giáo hóa của dân chúng về cơ bản luôn ở trạng thái tự phát trong dân gian, cho đến cuối nhà Thanh mới xuất hiện Kinh Sư Đại Học Đường (tiền thân của Đại học Bắc Kinh ngày nay). Khoa thi để tuyển quan được triều đình duy trì trong thời gian lâu nhất là bắt đầu từ nhà Đại Tùy, hình thức này tồn tại song song cùng với các hình thức tiến cử dân gian khác. Trên căn bản của văn minh truyền thống Thần tính, trong một hoàn cảnh nhân tính rộng mở, trong lịch sử các triều các đại đã xuất hiện vô số những bậc Thánh nhân và những bậc chí sĩ tài giỏi, còn xuất hiện rất nhiều sự tích, điển cố cho đến các thành ngữ và nhân vật lịch sử được người đời truyền tụng, sự kết hợp giữa Thần và người đã tạo nên một văn minh Trung Hoa muôn sắc màu, dệt nên một chương huy hoàng trong văn minh thế giới.
Văn hóa Đại Đường độc đáo mang đầy tính đại biểu, nó mang trong mình đặc điểm tinh thần của Thần tính, tâm hồn bác đại, kỳ ảo mà phong phú, khoan dung mà sâu sắc, tinh thâm mà rộng lớn, phong phú về môn loại mà đa dạng màu sắc, thành tựu văn hóa đó là điều mà người đời sau đều không thể vượt qua. Người hậu thế chỉ là ở trong cái khai sáng hồng đại đó mà sáng tạo những cái nhỏ, bỏ công phu cắt lá tỉa cành mà thôi.
(Còn tiếp)
Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/2021/05/27/dongfangmima-1.pdf
Ngày đăng: 11-12-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org